Tính hai mặt của tồn cầu hố trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) toàn cầu hoá và tác động của nó đối với các giá trị đạo đức truyền thống việt nam hiện nay (Trang 40 - 45)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Tính hai mặt của tồn cầu hố trong giai đoạn hiện nay

Phép biện chứng duy vật khẳng định, mọi sự vật và hiện tượng đều là một thể thống nhất của hai mặt đối lập. Hai mặt này luơn nương tựa và đấu tranh với nhau trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của chính sự vật và hiện tượng đĩ. Tồn cầu hố cũng khơng phải là một hiện tượng ngoại lệ. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tồn cầu hố càng thể hiện như là một hiện tượng cĩ tính hai mặt rõ rệt: vừa tích cực vừa tiêu cực, vừa là những thời cơ lớn đồng thời cũng chứa đựng khơng ít thách thức với các quốc gia dân tộc trên tồn thế giới. Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu rằng, những hạn chế và tích cực đĩ hồn tồn khơng tồn tại một cách biệt lập, đơn lẻ mà luơn cĩ sự đan xen lẫn nhau. Trong thời cơ luơn tiềm ẩn những thách thức và trong thách thức cũng chứa đựng cả thời cơ. Thời cơ nếu khơng được nắm bắt và vận dụng tốt thì cĩ thể sẽ lại trở thành thách thức cịn những thách thức nếu được nhìn nhận và giải quyết tích cực lại cĩ thể trở thành những cơ hội tốt. Hơn nữa, một biểu hiện hay một tác động của tồn cầu hố cĩ thể gây nên khĩ khăn thách thức ở lĩnh vực hoặc khía cạnh này nhưng đồng thời lại là cơ hội ở lĩnh vực hoặc khía cạnh khác và ngược lại. Những hiện tượng, những tác động của tồn cầu hố đối với một đất nước, một dân tộc, trong thời điểm này là thời cơ nhưng đối với đất nước, dân tộc khác hoặc trong thời điểm khác lại là thách thức khơng nhỏ. Cho nên, việc nhìn nhận một tác động của tồn cầu hố là tích cực hay tiêu cực đơi khi cũng cĩ tính tương đối. Từ đĩ, một hệ quả tất yếu là việc phân tích những tác động tiêu cực của tồn cầu hố trong giai đoạn hiện nay cũng cần phải được hiểu và nhìn nhận trên phương diện tổng thể. Đồng thời, cũng cần vận dụng một cách linh hoạt quan điểm tồn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm khách quan…trong quá trình đánh giá.

Về mặt tích cực, tồn cầu hố đem đến cho các nước nhiều cơ hội cĩ thể tận dụng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nĩi riêng cũng như phát triển văn hố – xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tăng cường sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế, thể hiện ở các mặt sau:

Một là, tồn cầu hố gĩp phần thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất cũng như của khoa học và cơng nghệ. Đây là một quá trình tương tác hai chiều. Ở chiều thứ nhất, lực lượng sản xuất và khoa học cơng nghệ phát triển là một trong những yếu tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển của tồn cầu hố. Ở chiều ngược lại, sau khi hình thành, chính tồn cầu hố lại thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất và khoa học cơng nghệ ngày càng tốt hơn. Lịch sử thế giới, nhất là lịch sử thế kỷ XX đã là một minh chứng quan trọng khẳng định mối quan hệ hai chiều này.

Hai là, tồn cầu hố thúc đẩy một cách tích cực phân cơng lao động trên phạm

vi tồn thế giới. Nhờ đĩ mà các nước cĩ thể vận dụng tối đa lợi thế của mình đồng thời cĩ thể tranh thủ được tối đa những nguồn lực từ bên ngồi như nguồn vốn, khoa học kỹ thuật, nguồn tài nguyên và lao động giá rẻ, kinh nghiệm tổ chức và quản lý…để cĩ thể thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, đem lại lợi ích cho tất cả các nước. Tuy nhiên, cơ hội và mức độ thụ hưởng những cái lợi từ điều này đối với các nước và các nhĩm nước là khơng giống nhau. Và ở đây, cơ hội cũng đi kèm thách thức. Thơng thường, các nước phát triển là những người được hưởng lợi nhiều nhất vì sự phát triển về khoa học và cơng nghệ của họ thường đi trước cộng với tiềm lực về tài chính dồi dào và nhu cầu giải quyết về hàng hố cũng như các cơng nghệ đã lạc hậu với họ sẽ khiến các nước đang và chậm phát triển cĩ thể bị áp đặt về luật chơi cũng như chịu thiệt khi nhập khẩu những cơng nghệ “rác” từ các nước phát triển. Đây rõ ràng là một cơ hội lớn nhưng đồng thời cũng là một cái bẫy khá nguy hiểm đối với các nước đang và chậm phát triển.

Sự ảnh hưởng và tác động lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các quốc gia trong quá trình tồn cầu hố như một sự mở đường cho những ảnh hưởng và tác động trên tất cả các lĩnh vực khác.

Tồn cầu hố đã gắn kết lợi ích của tất cả các nước lại với nhau, mà trước hết là lợi ích kinh tế. Và để đảm bảo lợi ích đĩ, trong quan hệ đối ngoại giữa các dân tộc trong giai đoạn hiện nay đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Chính điều này đã

tạo cho thế giới một bầu khơng khí hồ bình, hữu nghị, hợp tác cùng cĩ lợi và cùng phát triển. Và đương nhiên, điều này đem lại lợi ích cho tất cả các quốc gia.

Nhờ được tạo nhiều điều kiện để đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế, hầu hết các nước đã cĩ sự khởi sắc trong đời sống vật chất, ngân sách của các chính phủ ngày càng được mở rộng tạo điều kiện cho việc phát triển các dịch vụ cơng cộng như y tế, giáo dục… nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Ngồi ra, tồn cầu hố cũng tạo nên các mối liên kết giữa các quốc gia, chính

phủ, các tổ chức quốc tế, các lực lượng hoạt động xã hội nhằm chung tay giải quyết ngày càng tốt hơn các vấn đề lớn của tồn cầu như vấn đề mơi trường, vấn đề dân số, vấn đề lương thực, vấn đề nước sạch, vấn đề tội phạm xuyên quốc gia…

Về mặt tiêu cực, cịn đặt tất cả các nước trước những thách thức to lớn và đơi khi là khơng cĩ tiền lệ trên tất cả các lĩnh vực.

Trên lĩnh vực kinh tế, hiện nay do sự thống trị của chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất mà hiện nay một phần lớn tư liệu sản xuất của thế giới đang nằm trong tay một số ít các nhà tư bản. Điều đĩ đã làm cho tính chất cũng như mục đích của nền kinh tế trên phạm vi quốc gia, khu vực cũng như tồn thế giới khơng sao nằm ngồi lợi nhuận và lợi nhuận tối đa cũng như khơng sao tránh khỏi tình trạng phân chia lợi ích bất bình đẳng thậm chí là sự áp đặt luật chơi từ các nước lớn. Tồn cầu hố hiện nay cĩ sự tham gia của hầu hết các nước và các nền kinh tế, nhưng rõ ràng cơ hội và thách thức khơng chia đều cho các nước tham gia. Nĩi cách khác, tồn cầu hố đã và đang diễn ra khi sự bất bình đẳng và bất cơng vốn đã tồn tại ngay tại vạch xuất phát, khi sân chơi khơng cùng mặt bằng, khi luật chơi do kẻ mạnh định trước, khi đấu thủ khơng cân tài cân sức do lịch sử để lại…cho nên trong cuộc chơi đĩ cái lợi thu được cũng như vận hội và thử thách là khơng giống nhau với tất cả các nước. Các nước phát triển đứng đầu là Mỹ là lực lượng chủ đạo, là động lực thúc đẩy và là người hưởng lợi chủ yếu. Các nước đang phát triển lại đứng trước những sự lựa chọn đầy khĩ khăn, cĩ cả những thách thức lẫn thời cơ, nhưng nhìn chung thách thức là rất lớn.

Thứ nhất, tồn cầu hố lơi cuốn tất cả các nước vào vịng xốy của nĩ cho dù các nước đã cĩ sự chuẩn bị và đã sẵn sàng cho một sự thay đổi lớn hay chưa. Chính vì vậy, khi gia nhập vào sân chơi tồn cầu này các nước đang phát triển dễ lâm vào tình huống nền kinh tế chịu sự tác động mạnh mẽ bởi các quy luật kinh tế của các nước phát triển dẫn đến tình trạng mất cân đối trong nền kinh tế thậm chí gây ra những xáo trộn nguy hiểm hay rối loạn. Chẳng hạn như sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế, sự tác động ngồi mong muốn của các cuộc suy thối kinh tế chu kỳ của chủ nghĩa tư bản, sự xuất khẩu quá mức tài nguyên thiên nhiên và sản phẩm thơ cũng như lực lượng lao động cĩ trình độ…làm cho nền kinh tế rơi vào trạng thái phát triển khơng bền vững, chứa đựng nhiều nguy cơ sụp đổ.

Thứ hai, tồn cầu hố hiện nay bị một số nước tư bản phát triển chi phối và áp

đặt luật chơi nên sự bất bình đẳng trong cạnh tranh là một trong những trở lực lớn đối với các nước đang phát triển. Do cĩ ưu thế đặc biệt về vốn, về kinh nghiệm tổ chức và quản lý…nên các nước phát triển đã tạo ra và chi phối các định chế quốc tế như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hàng thế giới (WB) nhằm đem lại lợi thế cho mình, áp đặt một luật chơi bất bình đẳng lên các nước đang phát triển, tạo một sự bất bình đẳng trong cạnh tranh. Chẳng hạn, thay vì xố bỏ các hàng rào thuế quan đối với hàng hố của tất cả các nước là thành viên của WTO như đã cam kết và thậm chí lớn tiếng buộc các nước khác phải thực hiện thì các nước phát triển lại dựng lên những hàng rào thuế quan và nhiều đạo luật dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu hàng hố giá rẻ từ các nước đang phát triển với mục đích bảo vệ nền sản xuất trong nước.

Thứ ba, tồn cầu hố một mặt đã thực hiện việc liên kết nền kinh tế cũng như

lợi ích của tất cả các nước lại với nhau, mặt khác, nĩ đã tất yếu tạo ra nguy cơ tạo nên những cuộc suy thối và khủng hoảng kinh tế dây chuyền và lan rộng trên phạm vi tồn cầu. Tồn cầu hố hiện nay mang nặng dấu ấn và bị chi phối mạnh mẽ bởi chủ nghĩa tư bản, cho nên, những cuộc khủng hoảng theo chu kỳ là khơng thể tránh khỏi. Khi tồn cầu hố tạo ra một sợi dây liên kết nền kinh tế của các quốc gia lại

sự ràng buộc qua lại giữa các nền kinh tế lại là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng hay sụp đổ một cách dây chuyền khi một mắt xích nào đĩ bị phá vỡ. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong nhưng năm 1929-1933, cuộc khủng hoảng tài chính những năm 1997-2000 ở khu vực châu Á và mới đây nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 2009 cùng với cuộc khủng hoảng nợ cơng của các nước phương Tây trong năm 2011 là những minh chứng rõ ràng nhất.

Thứ tư, tồn cầu hố hiện nay đang bị một số nước phát triển chi phối. Từ chi

phối về kinh tế đã tất yếu dẫn đến chi phối trên lĩnh vực chính trị, xã hội…theo hướng cĩ lợi cho họ. Bằng việc lợi dụng sức mạnh và tiềm lực về kinh tế các nước phát triển đã liên tục gây sức ép buộc các nước đang phát triển phải cĩ những thay đổi về luật pháp, về đường lối, chính sách…làm mất đi tính độc lập, tự chủ thậm chí rối loạn về chính trị. Những bất ổn tại Ixraen, Palestin, Nam Tư, Irắc…trong thời gian qua đã nĩi rõ điều này.

Tồn cầu hố chứa đựng nguy cơ bùng nổ các vấn đề về dân tộc và tơn giáo trên phạm vi tồn cầu. Vấn đề dân tộc và tơn giáo đã tồn tại từ rất lâu, tuy nhiên do tồn cầu hố mở rộng các mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hố, mở rộng khả năng tiếp cận thơng tin và sự tác động của quốc gia này lên quốc gia khác nên trong thời gian gần đây, vấn đề này đã ngày càng trở nên nĩng bỏng. Tồn cầu hố một mặt giúp các dân tộc xích lại gần nhau hơn, quan hệ chặt chẽ hơn nhưng mặt khác cũng làm tăng nguy cơ gây bất ổn định về an ninh chính trị xuất phát từ mâu thuẫn mang màu sắc dân tộc, tơn giáo mà cụ thể là từ sự khác biệt về điều kiện kinh tế - xã hội, văn hố, phong tục, tập quán của mỗi dân tộc khi cĩ sự gặp gỡ và giao lưu với nhau trong thế giới tồn cầu hố.

Do cĩ sự bất bình đẳng trong sở hữu và cạnh tranh như đã được phân tích ở trên nên tất yếu, tồn cầu hố cũng dẫn đến bất bình đẳng trong thu nhập giữa các nhĩm nước và thậm chí giữa các nhĩm xã hội trong một quốc gia ngày càng tăng lên rõ rệt. Chính điều này đã làm cho khoảng cách về thu nhập, sự phân hố giàu nghèo trong xã hội và trên tồn thế giới ngày một tăng. Ngay ở Mỹ, hệ số Gini đã

tăng từ 0,365 năm 1979 lên 0,425 năm 1996. Trong khoảng thời gian từ 1988 đến 1998, thu nhập của 20% dân số thuộc nhĩm nghèo nhất chỉ tăng khoảng 1%. Ngược lại, thu nhập của 20% dân số thuộc nhĩm giàu nhất đã tăng 15% trong khoảng thời gian đĩ. Sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo này bản thân nĩ cũng dẫn đến nhiều hệ luỵ khác.

Ngồi ra, tồn cầu hố cịn chứa đựng nguy cơ gia tăng các tệ nạn xã hội, bệnh

tật hiểm nghèo, tội phạm quốc tế, ơ nhiễm mơi trường, sự du nhập những lối sống, quan niệm ngoại lai...gây nguy cơ tha hố các giá trị văn hố truyền thống của dân tộc, làm lu mờ bản sắc của mỗi dân tộc, trong đĩ cĩ sự biến đổi và tha hố của các giá trị đạo đức truyền thống. Việt Nam cũng khơng phải là một ngoại lệ.

Tĩm lại, cùng với sự giao lưu khu vực và quốc tế, hiện nay trên thế giới đang diễn ra xu hướng tồn cầu hố hết sức mạnh mẽ. Từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, của các mối quan hệ tài chính, thương mại, với những tổ chức mang tính tồn cầu như tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngân hàng thế giới (WB), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF )..., tồn cầu hố khơng chỉ phát huy ảnh hưởng trong lĩnh vực kinh tế mà cịn tác động mạnh mẽ tới các mặt chính trị, văn hố, xã hội, đặt các dân tộc, các quốc gia những những cơ hội và thách thức lớn.

Tồn cầu hố một mặt tạo cho các quốc gia học tập lẫn nhau, vận dụng các tiến bộ của khoa học, cơng nghệ để thúc đẩy kinh tế, mặt khác, quá trình tồn cầu hố cĩ thể làm triệt tiêu sự khác biệt về văn hố các dân tộc, đồng nhất các giá trị truyền thống của mỗi quốc gia, làm xĩi mịn ý thức dân tộc, dẫn đến nguy cơ đồng hố. Trong đĩ, sự suy giảm và xĩi mịn các giá trị đạo đức truyền thống là một trong những nguy cơ lớn, tác động mạnh mẽ đến truyền thống văn hố của dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) toàn cầu hoá và tác động của nó đối với các giá trị đạo đức truyền thống việt nam hiện nay (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)