Quan niệm về đạo đức và đạo đức truyền thống Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) toàn cầu hoá và tác động của nó đối với các giá trị đạo đức truyền thống việt nam hiện nay (Trang 53 - 55)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Quan niệm về đạo đức và đạo đức truyền thống Việt Nam

- Về khái niệm đạo đức

Từ khi xuất hiện con người đã biết sống tập hợp với nhau trong những cộng đồng. Trong các cộng đồng đĩ, con người cĩ những mối quan hệ với nhau về nhiều mặt. Để đảm bảo sự ổn định cũng như phát triển của mỗi cá nhân và cả cộng đồng người ta đã khơng ngừng đưa ra những phương thức khác nhau để làm nguyên tắc đánh giá và điều chỉnh hành vi ứng xử của mỗi cá nhân. Đạo đức là một trong những phương thức hiệu quả và xuất hiện sớm nhất.

Từ trước đến nay đã cĩ nhiều quan niệm khác nhau về đạo đức. Nhà triết học cổ đại Socrat cho rằng đạo đức là cái thiện phổ biến; Arixtot coi đạo đức là thĩi quen tránh xa các hình thức ứng xử thái quá; Kant quan niệm đạo đức là suy nghĩ và hành động vì bổn phận; Phơbách xem đạo đức là những quan hệ, những đức tính trừu tượng, bất biến, mang tính nhân bản thuần tuý… Đạo đức học mác-lênin cho rằng: “đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh giá và cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội”. [46, tr. 7]

Như vậy, đạo đức là một hiện tượng xã hội thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần. Nĩ hình thành, tồn tại và biến đổi cùng với quá trình hình thành và phát triển của xã hội lồi người. Giá trị đạo đức là những chuẩn mực được cộng đồng thừa nhận và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một trong những cơng cụ gĩp phần điều chỉnh hành vi của con người trong mối quan hệ với người khác và với xã hội nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội.

- Về khái niệm truyền thống

Giáo sư Vũ Khiêu trong cơng trình Bàn về văn hố Việt Nam cĩ nhận định: “truyền thống là những thĩi quen lâu đời đã được hình thành trong nếp sống, nếp suy nghĩ và hành động của một dân tộc, một gia đình, một dịng họ, một làng xã,

thống là một hệ thống các tính cách, các thế ứng xử của một cộng đồng được hình thành trong lịch sử, trong một mơi trường tự nhiên và nhân văn nhất định. [112, tr. 28] Bách khoa tồn thư Việt Nam định nghĩa truyền thống là “những yếu tố xã hội và văn hố, những tư tưởng, chuẩn mực xã hội, phong tục, tập quán, lễ nghi… và được duy trì trong các tầng lớp xã hội và giai cấp trong một thời gian dài. Truyền thống là cốt lõi, là bộ phận bền vững nhất của văn hố tộc người…là bộ phận ổn định nhất của văn hố làm cho văn hố cĩ tính kế thừa”. [48, tr. 630] Giáo sư Nguyễn Trọng Chuẩn quan niệm, truyền thống – theo nghĩa tổng quát nhất, “là những yếu tố của di tồn văn hố, xã hội thể hiện trong chuẩn mực hành vi, tư tưởng, phong tục, tập quán, thĩi quen, lối sống và cách ứng xử của một cộng đồng người được hình thành trong lịch sử và đã trở thành ổn định, được truyền từ đời này sang đời khác và được lưu giữ lâu dài”. [8, tr. 774]

Như vậy, truyền thống là tổng hợp những quy tắc ứng xử, những phong tục, tập quán, thĩi quen, nếp sống, nếp nghĩ của cộng đồng được hình thành và duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cĩ truyền thống tốt, phù hợp và cũng cĩ truyền thống khơng tốt, khơng phù hợp. Tuy nhiên, khi đề cập đến những giá trị truyền thống của một dân tộc người ta thường đề cập đến những truyền thống tốt đẹp được cộng đồng thừa nhận và duy trì. Mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc đều hình thành và lưu truyền những truyền thống của riêng mình. Truyền thống là chiếc cầu nối để hiểu được quá khứ, là nền tảng của hiện tại và là nhân tố định hướng cho tương lai.

- Về khái niệm đạo đức truyền thống

Từ những phân tích trên đây, cĩ thể hiểu: đạo đức truyền thống là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực tương đối ổn định đạt tới mức giá trị được cộng đồng thừa nhận nhằm đánh giá và điều chỉnh hành vi ứng xử của con người trong mối quan hệ với người khác và với xã hội được hình thành và lưu truyền trong quá trình lịch sử.

Mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc đều cĩ một hệ thống các giá trị đạo đức truyền thống của riêng mình. Tuy nhiên, đạo đức truyền thống hồn tồn khơng phải là cái

cĩ sẵn mà nĩ là kết quả lâu dài của các thế hệ nối tiếp nhau xây dựng và củng cố. Đạo đức truyền thống cĩ tính ổn định tương đối. Nĩ vừa bền vững vừa vận động biến đổi theo sự vận động của lịch sử và sự biến đổi của đời sống xã hội. Quá trình vận động của đạo đức truyền thống là sự giữ lại, kế thừa và phát triển những giá trị cốt lõi, phù hợp và sự bổ sung những giá trị mới tuỳ theo mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Cĩ thể nĩi, đạo đức truyền thống là một khái niệm vừa động vừa tĩnh, một nội dung động trong một hình thức tĩnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) toàn cầu hoá và tác động của nó đối với các giá trị đạo đức truyền thống việt nam hiện nay (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)