Cấu trúc năng lực sáng tạo theo J Guilford (1897-1987)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mức độ sáng tạo của sinh viên khoa giáo dục trường đại học đồng tháp (Trang 29 - 32)

J. Guilford (1959) đã xây dựng một lý thuyết thống nhất về trí tuệ con người gồm những năng lực chuyên biệt đã biết hoặc những năng lực trí tuệ cơ sở vào một hệ thống duy nhất. Ông đặt tên là: “Cấu trúc trí tuệ”.

Trong cấu trúc này cho phép tách ra những cấu trúc khác nhau nhờ phép phân tích yếu tố:

- Nhóm các yếu tố tích cực của trí tuệ (các thao tác – Operation) bao gồm: Nhận thức, trí nhớ, tư duy phân kỳ, tư duy hội tự và năng lực đánh giá.

- Nhóm yếu tố nội dung (Content): Hình, ký hiệu, ngữ nghĩa, thái độ.

- Nhóm các yếu tố sản phẩm (Product): Đơn vị (của thông tin), loại, quan hệ, hệ thống, biến đổi, liên kết [8; 14].

Mô hình “Cấu trúc trí tuệ” của J. Guilford được thể hiện ở hình sau:

Hình 1. Mô hình cấu trúc trí tuệ của J. Guilford

Từ mô hình trên, phân tích cấu trúc của năng lực sáng tạo tương ứng với những năng lực nhất định được đo bằng trắc nghiệm “tổng nghiệm phân kỳ” (Divergence Prodution – Testbatterie = DPT) như sau:

1) Tính lưu loát, trôi chảy (Fluency) là năng lực nhớ lại những tình tiết, sự kiện một cách chính xác dưới dạng:

- Từ. - Ý tưởng. - Liên tưởng. - Câu hay lời nói.

2) Tính mềm dẻo (Flexibility) là năng lực lưu chuyển của các thông tin ghi nhớ được:

- Di chuyển tự phát các thông tin.

3) Tính độc đáo (Originality) là năng lực sẵn sàng nhìn sự vật với một góc nhìn khác:

- Trả lời hiếm, lạ. - Liên tưởng xa. - Hợp lý.

4) Tạo cấu trúc mới (Elaboration) là năng lực tạo ra cấu trúc mới trên cơ sở thông tin đã cho.

5) Tính nhạy cảm (Sensitivity) là năng lực nhận ra vấn đề nhanh, tính cởi mở hướng ra môi trường xung quanh.

6) Định nghĩa lại (Redifinition) là năng lực giải thích về một sự vật hay một phần của nó khác trước và sử dụng nó với mục đích hoàn toàn mới.

Năm 1984, trên cơ sở công bố về cấu trúc năng lực sáng tạo của J. Guilford, Erika Landau (Đức) đã tổng hợp và sắp xếp các năng lực sáng tạo theo cấu trúc sau:

Bảng 1.1. Tương quan của các năng lực sáng tạo với các yếu tố của trí tuệ theo J. Guilford (Erika Landau – 1984).

Yếu tố trí tuệ Năng lực Thao tác Nội dung Sản phẩm

1) Tính lưu loát, trôi chảy - Lưu loát từ - Ý tưởng - Liên tưởng - Câu Phân kỳ Phân kỳ Phân kỳ Phân kỳ

Ký hiệu tượng trưng Ngữ nghĩa Ngữ nghĩa Ngữ nghĩa Đơn vị Đơn vị Quan hệ Hệ thống 2) Tính mềm dẻo - Mềm dẻo - Bột phát - Thích ứng - Di chuyển Phân kỳ Phân kỳ Phân kỳ Phân kỳ Ngữ nghĩa và hình Hình Hình Ngữ nghĩa Loại Biến đổi Biến đổi Biến đổi 3) Sự định nghĩa lại

Định nghĩa lại Hội tụ Ngữ nghĩa, hình ảnh hoặc ký hiệu

Biến đổi

4) Tạo cấu trúc mới

Tạo cấu trúc mới Phân kỳ Ngữ nghĩa Bao hàm

5) Độc đáo Độc đáo Phân kỳ Ngữ nghĩa Biến đổi

6) Nhạy cảm Nhạy cảm Đánh giá Ngữ nghĩa Bao hàm

Bảng 1.2. Các năng lực cần thiết trong các pha của quá trình sáng tạo (Erika Landau – 1984).

Pha sáng tạo Năng lực cần thiết

Pha chuẩn bị

- Nhạy cảm vấn đề. - Lưu loát, trôi chảy. - Mềm dẻo.

- Độc đáo.

Pha ấp ủ - Lưu loát, trôi chảy.

- Mềm dẻo.

Pha bừng sáng

- Nhạy cảm.

- Lưu loát, trôi chảy. - Mềm dẻo biến đổi. - Mềm dẻo thích ứng. - Độc đáo. Pha đánh giá (chứng thực) - Nhạy cảm. - Cấu trúc mới. - Định nghĩa mới.

Mô hình trí tuệ của J. Guilford sau này bị nhiều nhà nghiên cứu phản đối, bởi theo họ J. Guilford chỉ chủ ý đến tầng ý thức khi xây dựng cấu trúc trí tuệ mà không quan tâm đến vai trò của vô thức hoặc bản chất diễn biến trong mối quan hệ giữa các thông tin trong hoạt động trí tuệ của tâm lý con người. Sau này, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và khẳng định vai trò của động cơ, của các thành phần khác như môi trường xã hội… có vai trò quan trong đến việc thúc đẩy, vận hành năng lực sáng tạo của con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mức độ sáng tạo của sinh viên khoa giáo dục trường đại học đồng tháp (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)