qua kết quả trắc nghiệm “Các thành phần sáng tạo” của E. Tunic theo CNĐT
Chúng tôi so sánh giá trị trung bình điểm đạt được trong kết trắc nghiệm “Các thành phần sáng tạo” (E. Tunic) của SVGDMN, SVGDTH và SVGDTH- CLC, kết quả thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.5. So sánh giá trị trung bình giữa điểm đạt được của SV trong kết quả trắc nghiệm “Các thành phần sáng tạo” (E. Tunic) của SVGDMN, SVGDTH và SVGDTH-CLC Giá trị SV GDMN SV GDTH SV GDTH – CLC X 52,2778 51,4198 54,2857 T t1=1,659219312 t2=1,66342 t3=1,663431 T T1=1,98238337 T2=1,98896 T3=1, 98795 Kết quả | |>t1 | |>t2 | |>t3 Ghi chú:
- X: Giá trị điểm trung bình trắc nghiệm của SV.
- t: Giá trị kiểm định so sánh trung bình hai tổng thể (t1: giá trị kiểm định so sánh trung bình điểm trắc nghiệm của SVGDMN với SVGDTH; t2: giá trị kiểm định so sánh trung bình điểm trắc nghiệm của SVGDTH với SVGDTH-CLC; t3: giá trị kiểm định so sánh trung bình điểm trắc nghiệm của SVGDTH-CLC với SVGDMN).
Kết quả của Bảng 2.5. cho thấy không có sự khác biệt về điểm trung bình trắc nghiệm đạt được của SVGDMN với SVGDTH và SVGDTH-CLC (|T1|>t1; |T2|>t2; |T3|>t3 kết quả kiểm định từng cặp giá trị trung bình của các tổng thể với khoảng tin cậy 95%). Từ đây, trí sáng tạo của SVGDMN, SVGDTH và SVGDTH- CLC được thể hiện thông qua các nhóm mức độ như bảng sau:
Bảng 2.6. Mức độ sáng tạo của SV khoa Giáo dục theo CNĐT Ngành
ĐT
Thấp Dưới TB Trung bình Trên TB Cao
SL % SL % SL % SL % SL %
GDMN 0 0 19 17,6 66 61,11 23 21,29 0 0
GDTH 3 2,3 21 16,03 74 56,49 23 24,42 1 0,76
“Bảng 2.6.” cho chúng ta thấy rằng đa số SVGDMN, SVGDTH và SVGDTH-CLC đạt mức độ sáng tạo “Trung bình” (61,11%; 56,49% và 53,57%), phần lớn trong số SV còn lại đạt mức độ sáng tạo “Trên trung bình” (21,29%; 24,42% và 32,14%), Rất ít số SV có mức độ sáng tạo “Cao” (0%; 0,76% và 1,19%). Các mức độ sáng tạo của SVGDMN, SVGDTH và SVGDTH-CLC được trực quan hóa bằng biểu đồ sau:
Biểu đồ 5. So sánh mức độ sáng tạo của SV khoa Giáo dục theo CNĐT
Qua “Biểu đồ 5.” chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng trí sáng tạo của SVGDMN, SVGDTH và SVGDTH-CLC tập trung ở mức “Trung bình” và SVGDTH-CLC có tỉ lệ mức độ sáng tạo cao hơn.
2.2.5. Mức độ sáng tạo của SV khoa Giáo dục - trường ĐH Đồng Tháp qua kết quả trắc nghiệm “Các thành phần sáng tạo” (E. Tunic) theo năm học qua kết quả trắc nghiệm “Các thành phần sáng tạo” (E. Tunic) theo năm học
Mức độ sáng tạo của SV khoa Giáo dục (không có SVGDTNCLC), trường ĐH Đồng Tháp qua kết quả trắc nghiệm “Các thành phần sáng tạo” (E. Tunic) theo năm học được xử lý và thể hiện ở bảng sau:
0 10 20 30 40 50 60 70
Thấp Dưới TB TB Trên TB Cao
GD Tiểu học GD Mầm non Tiểu học CLC
Bảng 2.7. Mức độ sáng tạo của SV khoa Giáo dục theo năm học
Năm học
Thấp Dưới TB Trung bình Trên TB Cao
SL % SL % SL % SL % SL %
I 1 1,82 13 23,63 33 60 8 14,55 0 0
II 0 0 8 16,0 28 56,0 14 28,0 0 0
III 2 3,33 8 13,33 37 61,67 13 21,67 0 0 IV 0 0 11 14,86 42 56,76 20 27,03 1 1,35
“Bảng 2.7.” cho thấy rằng SV năm IV có mức độ sáng tạo cao nhất (Trên TB: 27,03% và Cao: 1,35%), tiếp đến là SV năm II (28,0% và 0%), SV năm I có mức sáng tạo thấp nhất (14,55% và 0%). Kết quả này được trực quan hóa bởi biểu đồ sau:
Biểu đồ 6. So sánh mức độ sáng tạo của SV khoa Giáo dục theo năm học
Mức độ sáng tạo thấp ở SV năm I có thể lý giải là do họ chưa thích ứng với môi trường học tập ĐH. Đa số SV năm I chưa tiếp cận hệ thống kiến thức của các lĩnh vực khoa học ở ĐH vào quá trình sáng tạo của bản thân.