Vai trò của kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân vùng Đông Nam Bộ (Trang 51 - 53)

Sau 35 năm chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý nền kinh tế, KTTN Việt Nam đã nhanh chóng phục hồi đầy sinh lực với một sức bật mạnh mẽ. Theo nghiên cứu của tác giả, hiện nay KTTN có rất nhiều đóng góp đối với công cuộc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Điều này được thể hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất: KTTN có tác dụng kích thích, cạnh tranh và thúc đẩy lực lượng lớn,

khơi dậy một bộ phận tiềm năng lớn tham gia vào sản xuất xã hội, thu hút vốn nhàn rỗi của xã hội và tận dụng tối ưu các nguồn lực của địa phương… Từ đó góp phần vào ổn định, phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Thứ hai: KTTN gắn liền với lợi ích cá nhân khá chặt chẽ nên tạo ra một động

lực to lớn trong lực lượng lao động xã hội, từ đó làm cho hoạt động kinh doanh diễn ra năng động hơn, hiệu quả hơn. Nguồn lực lớn nhất hiện nay là vốn, tài sản của cá nhân trong nước rất lớn, cho nên nếu tổ chức, động viên tốt sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực kích thích mọi người dân tham gia vào quá trình sản xuất, phát huy được năng lực nội sinh của đất nước, thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh hơn, quy mô lớn hơn, tạo tích lũy xã hội ngày càng tăng.

Thứ ba: Hiện nay KTTN có nhiều tầng lớp, giai cấp tham gia và có tinh thần tự

tôn dân tộc, có ý thức trách nhiệm cao với đất nước. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề các giai cấp, tầng lớp cùng nhau nổ lực phát triển kinh tế là một trong những nguyên nhân rất quan trọng cho xây dựng, củng cổ khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì sự nghiệp đổi mới hiện nay của đất nước.

Thứ tư: Sự phát triển KTTN đã tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa KTTN với các

TPKT khác thành một nền kinh tế vững mạnh đủ sức để cạnh tranh với các nước trên thế giới, khác tạo ra một khối thống nhất đủ điều kiện cùng nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thứ năm: KTTN phát triển sẽ tạo ra nhiều loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho

xã hội, huy động mọi nguồn lực trong nhân dân để thúc đẩy kinh tế phát triển. Sự phát triển của KTTN sẽ tạo ra sự đa dạng, phong phú về ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp ra đời tạo ra nhiều việc làm, góp phần cùng nhà nước giải quyết việc làm trong nhân dân.

Thứ sáu: KTTN đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước, tham gia

các công trình phúc lợi xã hội; thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại phù hợp với giai đoạn phát triển mới.

Thứ bảy: KTTN góp phần thu hút một bộ phận lớn lực lượng lao động, đào tạo

bằng hình thức liên kết giữa KTTN với các DN nước ngoài, thông qua quá trình này - với đặc tính của mình là chủ động đổi mới và lựa chọn công nghệ thích hợp để giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm…Từ đó, KTTN góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực và kinh nghiệm quản lý. Đồng thời nó góp phần thúc đẩy thương mại VN phát triển và hội nhập nhanh vào nền kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân vùng Đông Nam Bộ (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)