Đối với Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh, thành phố vùng Đông

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân vùng Đông Nam Bộ (Trang 132 - 142)

Nam Bộ.

4.3.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao nhận thức đối với khu vực kinh tế tư nhân.

Thứ nhất, Đổi mới, bổ sung, hoàn thiện môi trường pháp lý, bảo đảm cho KTTN phát triển.

Môi trường pháp lý về KTTN ở Việt Nam hiện nay còn rất chông chênh và khó đoán định, các chính sách xã hội đối với KTTN vẫn còn bất cập nên chính điều đó làm cho KTTN chưa phát huy tiềm năng thế mạnh của nó. Vì vậy, về phía Chính phủ, Nhà nước và cả chính quyền địa phương Vùng cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện, bổ sung cơ chế, chính sách cho phù hợp để KTTN có cơ hội phát triển. Chẳng hạn như: có cơ chế quản lý phù hợp, có chính sách đào tạo nguồn nhân lực, các hỗ trợ về pháp lý cho DN, ban hành Luật mới để thay thế các bộ luật đã lỗi thời lạc hậu; các Thông tư, Nghị định… phải có tính điều chỉnh kịp thời để khắc phục những đạo luật chưa phù hợp trước đó.

Đổi mới kinh tế từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam từ khi bắt đầu cho đến nay cũng đã trên 30 năm (1986). Mặc dù đã có nhiều văn bản pháp luật, dưới Luật hay có nhiều sự chỉnh sửa, bổ sung, phát triển, hoàn thiện về môi trường pháp lý nhưng thực tế hiện nay, các quy định của pháp lý vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, gây cản trở cho khu vực KTTN phát triển. Do đó, để phát triển KTTN cũng như thực hiện hội nhập khu vực và quốc tế, Nhà nước, chính quyền tỉnh, thành phố trong vùng ĐNB là cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, các văn bản hướng dẫn phù hợp và thống nhất nhằm tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho KTTN phát triển, cụ thể: rà soát lại hệ thống văn bản, trên cơ sở đó bãi bỏ những văn bản ban hành trái với Luật Doanh nghiệp, kịp thời hướng dẫn ban hành những văn bản mới đúng đắn, khách quan, phù hợp với Luật này, hoặc bổ sung cho Luật. Bên cạnh đó, cần xem xét các loại văn bản khác, nếu có những văn bản cản trở sự phát triển của KTTN hoặc thể hiện bất bình đẳng, phân biệt KTTN với thành phần kinh tế khác thì kịp thời khắc phục nhằm tạo điều kiện cho KTTN phát triển thuận lợi hơn.

Hiện nay, thực tế còn nhiều thủ tục hành chính khá rườm rà, gây tốn thời gian, thậm chí dễ dẫn đến hành vi tiêu cực nên để KTTN vùng ĐNB phát triển, cơ quan quản lý cần xem xét, kiến nghị với Chính phủ xóa bỏ những thủ tục đó, ban hành thủ tục hành chính đơn giản, phù hợp pháp luật nhằm tạo môi trường hành chính lành mạnh và thông thoáng.

Thứ hai, Cần có một chính sách khẳng định rõ ràng về việc các doanh nghiệp khu vực KTTN trong nước sẽ là trụ cột của nền kinh tế quốc dân và của năng lực cạnh tranh quốc gia.

Trong thời gian qua, các phát biểu về sự tăng trưởng vượt bậc của khu vực kinh tế tư nhân đã che lấp một thực tế rằng các doanh nghiệp khu vực KTTN trong nước thuộc khu vực được đăng ký chính thức mới chỉ đóng góp vỏn vẹn 8,2% GDP (TCTK, 2020). Phần lớn của mức đóng góp 38,64% vào GDP bởi khu vực kinh tế tư nhân là từ các hộ kinh doanh, là khu vực kinh tế vốn vẫn đang bị xem là thuộc khu vực không chính thức. Với việc khu vực DNNN ngày một chiếm tỷ trọng nhỏ hơn do quá trình cải cách DNNN, rõ ràng là khu vực KTTN cần phải tăng trưởng nhanh hơn, hiệu quả hơn, với năng suất cao hơn nhằm tránh tình trạng nền kinh tế sẽ bị phụ thuộc quá nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực hộ kinh doanh có mức năng suất thấp hơn.

Thứ ba, Cần có các nỗ lực liên tục nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cần được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với Việt Nam

Môi trường kinh doanh (MTKD) là yếu tố được quan tâm rất nhiều khi nghiên cứu về các hoạt động kinh tế ở các quốc gia khác nhau. Một thực tế cho thấy, nền kinh tế của các quốc gia thế giới luôn tăng trưởng tốt và ổn định do sự ổn định của MTKD. Khi MTKD ổn định, điều này sẽ đảm bảo sự duy trì long tin và tăng cường đầu tư của khu vực KTTN. MTKD được cải thiện sẽ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân, điều đó sẽ giúp họ tăng trưởng mạnh mẽ hơn về quy mô, hiệu quả và các vấn đề khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ tư, Tăng cường công tác quản lý của nhà nước, tạo điều kiện cho KTTN phát triển

KTTN là một bộ phận trong tổng thể các bộ phận cấu thành nền kinh tế quốc gia. Việc làm thế nào để KTTN phát triển đúng định hướng và lộ trình Nhà nước đã vạch ra đó là xây dựng nền KTTT định hướng XHCN thì KTTN cũng như các thành phần kinh tế khác phải bắt buộc nằm trong sự quản lý của Nhà nước về cả tầm vĩ mô và vi mô. Tuy vậy, để thực hiện tốt và nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với sự phát triển của KTTN cần thực hiện các giải pháp:

- Thực hiện phân định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan quản lý KTTN trong địa bàn của tỉnh, thành phố trong vùng ĐNB; phân công, phân cấp từ tỉnh đến huyện, xã, các cơ quan chuyên môn một cách hợp lý, tránh chồng chéo, trùng lắp, hoặc bỏ trống.

- Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa chính quyền, cơ quan chuyên môn của tỉnh với bộ ngành Trung ương và Chính phủ nhằm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi nhất trong quản lý KTTN, tạo môi trường thông thoáng cho KTTN phát triển nhưng vẫn nằm trong sự quản lý chặt chẽ của cơ quan bộ ngành, Chính phủ và chính quyền địa phương.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý doanh nghiệp ở cấp tỉnh, huyện, phường, xã nhằm làm cho hoạt động doanh nghiệp, hoạt động hành chính cùng thuận chiều phát triển; tránh nhũng nhiễu, quan liêu, hách dịch trong quan hệ công tác giữa cán bộ và doanh nghiệp; Giảm bớt các chi phí trung gian, các khâu trung gian trong việc giải quyết các thủ tục hành chính.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức chính quyền toàn tỉnh, thành phố trong vùng ĐNB có phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn phù hợp, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tập huấn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm nhằm phục vụ tốt hoạt động quản lý điều hành nền kinh tế của tỉnh nói chung và KTTN nói riêng. - Chính quyền các cấp của tỉnh, thành phố trong vùng ĐNB cần thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động KTTN. Làm tốt công tác này sẽ kịp thời ngăn chặn những hành vi tiêu cực trong KTTN cũng như phát hiện, xử lý kịp thời những hiện tượng tiêu cực nảy sinh. Từ đó, tạo ra môi trường lành

mạnh cho KTTN phát triển, vừa khuyến khích, động viên những doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động đúng pháp luật, có hiệu quả kinh tế cao, làm ăn chân chính, vừa đào thải những doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh có hành vi bất chính.

Thứ năm, Nâng cao nhận thức về KTTN

KTTN hình thành, phát triển đã và đang đi vào đời sống kinh tế xã hội của cả nước nói chung và vùng ĐNB nói riêng. Tuy vậy, nhận thức đầy đủ về KTTN trong nhân dân, đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, đội ngũ doanh nhân vẫn còn những hạn chế nhất định. Chính vì thế, trong giai đoạn hiện nay, để phát triển KTTN, cùng với công tác tuyền truyền, thông tin của cả nước, vùng ĐNB cần thực hiện tốt về việc nhận thức KTTN. Cụ thể là:

- Tuyên truyền sâu rộng về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về KTTN trong nhân dân, cán bộ, doanh nhân. Từ đó, nâng cao nhận thức trong xã hội về đường lối, chủ trương nhất quán của Đảng về phát triển kinh tế nhiều thành phần. Xóa bỏ sự phân biệt, định kiến đối với KTTN trong đời sống xã hội, có như vậy, người lao động mới yên tâm làm việc, phục vụ sản xuất kinh doanh cho khu vực KTTN. Trên thực tế hiện nay, thu nhập của lao động khu vực KTTN không thấp hơn các lao động trong các khu vực kinh tế còn lại nhưng, nhưng người lao động vẫn có thói quen, sở thích là lựa chọn các thành phần kinh tế ngoài khu vực KTTN để làm việc. Lý giải điều này, hầu hết người lao động cho rằng khu vực KTNN thường mang đến sự ổn định và sự thăng tiến, hay khu vực KTĐTNN có mức đãi ngộ cao hơn. Đó là lí do việc thu hút lực lượng lao động có chất lượng cao, tay nghề cao luôn là vấn đề khó khăn đối với các DN khu vực KTTN. Vì vậy muốn KTTN của vùng ĐNB phát triển hơn nữa cả về số lượng và chất lượng, cần làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục đường lối, chủ trương của Đảng về KTTN, những hiểu biết cơ bản về KTTN, xóa bỏ mọi phân biệt, mặc cảm về khu vực KTTN.

Phổ biến pháp luật rộng rãi trong xã hội, đặc biệt là Luật Doanh nghiệp, làm cho mọi người nhận thức đầy đủ hơn nữa về quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia lao động trong khu vực KTTN. Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Nhà nước, cần có sự hiểu biết, vận dụng tốt pháp luật để giúp DN, doanh nhân hoạt động sản xuất

kinh doanh đúng pháp luật, phòng và tránh các hiện tượng tiêu cực, thành lập DN để thực hiện các mục đích kinh tế không phù hợp, vi phạm pháp luật, kê khai thuế không khách quan, không đúng quy định pháp luật…

Cung cấp thông tin về tình hình phát triển kinh tế xã hội, về các chủ trương của Đảng, các chính sách, quy hoạch của nhà nước kịp thời, cung cấp các văn bản, hướng dẫn để người lao động trong các khu vực kinh tế khác nhau, người lao động trong khu vực KTTN nắm được thông tin, phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Hiện nay, vấn đề Đảng viên làm KTTN là không bị cấm đoán, nhưng trong nhận thức, trong tâm lý, thói quen của xã hội vẫn chưa thống nhất, e dè, hoặc lẫn tránh sự thật đó. Chính vì thế, để phát triển KTTN, Đảng bộ, Chính quyền tỉnh, thành phố vùng ĐNB cần thống nhất nhận thức trong nhân dân, phát triển KTTN là tất yếu, khách quan, những người hoạt động trong KTTN đem lại lợi ích cho bản thân, cho gia đình, xã hội phù hợp với pháp luật đều đáng được trân trọng.

4.3.1.2. Tiếp tục đổi mới, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho kinh tế tư nhân vùng Đông Nam Bộ phát triển

Cơ chế, chính sách là công cụ quản lý của Nhà nước, của chính quyền địa phương để tác động đến hoạt động của KTTN, nếu cơ chế, chính sách phù hợp thì sẽ thúc đẩy KTTN phát triển, nếu ngược lại, cơ chế chính sách lạc hậu, bảo thủ hay không phù hợp với thực tế thì sẽ cản trở sự phát triển của KTTN. Chính vì vậy, để cho KTTN phát triển nhanh và bền vững đồng thời có tầm nhìn dài hạn, chính quyền tỉnh, thành phố vùng ĐNB ngoài việc đổi mới, bổ sung, hoàn thiện một số cơ chế chính sách đã lạc hậu, không còn phù hợp hoặc chứa đựng những yếu tố gây cản trở sự phát triển KTTN cần phải thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các vấn đề khó khăn mà DN khu vực KTTN đang gặp phải.

Thứ nhất, Mở rộng chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ KTTN vùng ĐNB phát triển

- Cần công khai các quy chế và các tiêu chí được ưu đãi khuyến khích đầu tư, đơn giản hóa thủ tục cấp ưu đãi đầu tư. Việc ưu đãi đầu tư đối với KTTN có thể vừa theo phương thức hỗ trợ ưu đãi trực tiếp vừa theo phương thức gián tiếp, chuyển mạnh từ phương thức hỗ trợ đầu ra sang hỗ trợ đầu vào. Chính sách đầu tư cần phải công

khai và ổn định. Khi Nhà nước thay đổi các quy định về hạn chế hoặc cấm kinh doanh cần phải có thời gian chuyến tiếp nhằm mục đích làm giảm thiệt hại cho KTTN.

- Vùng ĐNB cần thực hiện chính sách khuyến khích đặc biệt cho KTTN hoạt động trong các lĩnh vực như: đào tạo, dạy nghề, hoạt động tư vấn quản lý doanh nghiệp, tư vấn pháp luật, thông tin thị trường, chuyển giao khoa học công nghệ, v.v.. nhằm đáp ứng ngày càng đa dạng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Vùng ĐNB cần tạo điều kiện thuận lợi cho KTTN sử dụng tài sản, quyền sử dụng đất để thế chấp, vay vốn sản xuất, kinh doanh. Để làm được điều này, cần sửa đổi bổ sung một số quy định cho phù hợp với thực tiễn đăng ký tài sản thế chấp, xác định giá trị quyền sử dụng đất khi thế chấp, xử lý tài sản thế chấp phù hợp, ban hành các quy định đăng ký sở hữu tài sản, đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và sở hữu tài sản khác cho khu vực KTTN.

Thứ hai, Giải quyết những khó khăn về mặt bằng, đất đai phục vụ sản xuất kinh doanh của KTTN

- Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay của KTTN vùng ĐNB vấn đề mặt bằng đất đai phục vụ sản xuất kinh doanh, mặc dù chính quyền các cấp vùng ĐNB đã tạo điều kiện cho DN khu vực KTTN thuê, mướn, mua mặt bằng với giá hợp lý để sản xuất nhưng với tốc độ tăng như hiện nay về số lượng DN thành lập mới thì thiết nghĩ chính quyền vùng ĐNB cũng chưa giải quyết hết nhu cầu mới về mặt bằng, nhà xưởng. Trước đây, khi Luật đầu tư nước ngoài vừa được ban hành, Đồng Nai và Bình Dương là hai trong số nhiều tỉnh đã có động thái hỗ trợ đất đai mặt bằng sản xuất nhằm mục tiêu mời gọi nhà đầu tư. Tuy nhiên, do sự khan hiếm đất đai và số lượng DN tăng lên không ngừng thì việc đáp ứng nhu cầu này vẫn là một bài toán khó cho chính quyền vùng ĐNB. Tuy vậy, đối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh khu vực KTTN có tính chiến lược đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh, thành của cả nước thì chính quyền các cấp của tỉnh, thành phố trong vùng ĐNB cần hỗ trợ tối đa về mặt bằng, đất đai để thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh bằng nhiều cách, trong đó chính quyền có thể tham gia góp vốn với KTTN bằng nguồn đất đai, hay đổi đất lấy hạ tầng, hợp tác công tư…nhằm

tạo điều kiện cho KTTN và cả phía chính quyền sở tại.

- Bên cạnh đó, những khu quy hoạch của tỉnh, thành phố trong vùng ĐNB đã được cấp phép mà chưa triển khai hay DN chưa sử dụng thì cần rà soát lại, những DNNN, doanh nghiệp nước ngoài sử dụng không hợp lý, hoặc không thực hiện dự án theo đúng quy hoạch thì cần chuyển cho KTTN làm ăn có hiệu quả để họ sử dụng, đưa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Chính quyền vùng ĐNB nên thành lập các tiểu khu công nghiệp ở vùng lợi thế về nguyên, vật liệu, nguồn nhân lực để tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động sản xuất, kinh doanh vì có như thế thì mới giải quyết triệt để những khó khăn về mặt bằng, về cơ sở, nhà máy sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, Thực hiện đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn cho KTTN đầu tư sản xuất, kinh doanh

Nguồn vốn là một yếu tố quan trọng bậc nhất trong những yếu tố phục vụ sản xuất, kinh doanh. Việc huy động vốn của các doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam là

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân vùng Đông Nam Bộ (Trang 132 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)