Những mặt tích cực

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân vùng Đông Nam Bộ (Trang 107 - 111)

Thứ nhất, KTTN đóng góp vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng giai đoạn 2005-2020

Trong vòng 10 năm, từ năm 2010 đến nay, KTTN đã đóng góp trên 43% GDP, trong khi tỷ lệ này của khu vực kinh tế Nhà nước là khoảng 28,9% (TCTK). Năm 2020, KTTN tiếp tục phát triển cả về chất, lượng và quy mô, tiếp tục là động lực chính trong tăng trưởng kinh tế.

Theo tính toán số liệu (Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam, 2021) cho thấy, vùng ĐNB đến năm 2020 có tổng cộng 334.934 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 7,1% so với giai đoạn 2020, trong đó DN khu vực KTTN chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối.

Đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia của các DN vùng ĐNB luôn dao động với mức trên dưới 40% GDP của cả nước, trong đó giai đoạn 2005-2020, giá trị GDP các tỉnh ĐNB tăng dần qua các năm, trong các hành phần kinh tế, KTTN có mức gia tăng tuyệt đối, tăng cao nhất ở Tp.HCM, Bình Dương, Tây Ninh. Trong đó tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng KTTN vùng ĐNB có xu hướng chuyển dịch từ nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản sang lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp xây dựng.

Từ năm 2001 đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế chung các các địa phương vùng ĐNB khá cao, bình quân luôn trên 10% . Tuy tốc độ tăng trưởng GDP trong hai năm 2008 và 2009 có chững lại nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2015-2020 là hơn 11%, trong đó khu vực KTTN luôn có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định.

Nhận xét: KTTN là thành phần kinh tế luôn năng động, nhạy bén, linh hoạt trong sản xuất kinh doanh, KTTN luôn đi đầu trong việc nắm bắt và đáp ứng nhanh nhạy nhu cầu của thị trường để tìm kiếm hiệu quả, lợi nhuận. Do vậy, KTTN luôn tìm kiếm, phát hiện ngành, lĩnh vực, mặt hàng mà xã hội đang thiếu, đang cần, đầu tư sản xuất, đồng thời không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm để có ưu thế trong cạnh tranh và thu được nhiều lợi nhuận, từ đó thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, ngày càng hiện đại.

Thứ hai, KTTN đóng góp vào huy động nguồn vốn trong xã hội vào đầu tư phát triển Vùng giai đoạn 2005-2020

Trong những năm gần dây, vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước trong đó chủ yếu là từ KTTN (kinh tế tư nhân và hộ cá thể) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư xã hội. Tính đến thời điểm năm 2020 (số liệu sơ bộ), tổng nguồn vốn đầu tư của các DN đang hoạt động tại Viêt Nam là 38.925.270 tỷ đồng (TCTK, 2020), trong đó lượng vốn đầu tư của khu vực này kinh tế ngoài nhà nước đạt 22.254.064 tỷ đồng, chiếm 57% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, còn lại thuộc về KTNN và KTĐTNN

Vùng ĐNB có số DN tham gia sản xuất kinh doanh rất lớn, trong đó KTTN của Vùng chiếm trên 90% trong tổng số DN, điều đó cho thấy KTTN đã thực sự là thành phần quan trọng đóng vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế xã hội của Vùng.

Thứ ba, KTTN tạo ra sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, thực hiện dân chủ hóa kinh tế, kích thích và thúc dẩy sản xuất phát triển

KTTN phát triển đa dạng về hình thức sở hữu, về quản lý và về phân phối nên tạo ra sự phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở các ngành, các lĩnh vực sản xuất, từ đó tạo ra khả năng huy động rộng rãi tiềm năng nguồn lực, động lực trong toàn xã hội để đẩy mạnh sản xuất, tạo ra nhiều của cải làm giàu cho mình và cho đất nước (khắc phục tình trạng trì trệ trong nền kinh tế tập trung, bao cấp trước đây).

Các loại hình tổ chức của KTTN được tự do phát triển, Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích đầu tư sản xuất kinh doanh, được luật pháp bảo hộ và là biểu hiện của dân chủ hóa đời sống kinh tế trong xã hội nước ta. Từ đó nó khơi dậy và phát huy tính năng động, nhạy bén, cần cù, sáng tạo của quần chúng nhân dân trong lao động và sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển, góp phần to lớn và sự nghiệp đổi mới và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Mặt khác trong quá trình dân chủ hóa đời sống kinh tế được mở rộng nói trên sẽ tác động và đòi hỏi sự cải thiện về tổ chức quản lý Nhà nước theo hướng hiện đại, văn minh, tiến bộ, cũng như thúc đẩy, nâng cao đời sống văn hóa, dân trí và tinh thần trong toàn xã hội.

Thứ tư, KTTN đóng góp vào giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và phát triển nguồn nhân lực Vùng giai đoạn 2005-2020

Bảng 3.12: Tổng nghĩa vụ nộp ngân sách của các TPKT ĐNB, 2005-2020

TPKT 2005 2010 2015 2016 2017 2019 2020 Nghĩa vụ ngân sách phải nộp trong năm (tỷ đồng) KTNN 3113 34400 6071 8 69512 62653 64802 58653 KTTTH 6 364 673 645 689 348 1094 KTTN 578 24600 9195 2 109386 141724 175595 227502 KTĐTNN 729 21800 6018 9 66631 83383 89232 161196

Nguồn: ĐTDN 2005-2020 (TCTK, nhiều năm)

Bảng 3.4 trên đây trình bày tổng nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước của các thành phần kinh tế vùng ĐNB giai đoạn 2005-2020.

Có thể nhận thấy, sau 15 năm, từ 2005 đến năm 2020, khu vực KTTN vẫn là thành phần kinh tế có nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách lớn nhất, trong khi đó KTĐTNN từ vị trí thứ 3 đã chiếm vị trí thứ 2, đóng góp ngân sách nhà nước của KTNN vùng ĐNB đã từ vị trí thứ 2 đã tụt xuống vị trí thứ 3. Điều này cho thấy sự lớn mạnh của KTTN trong vùng và những khó khăn của KTNN do trong quá trình chuyển đổi mô hình từ 100% vốn nhà nước sang cổ phần hóa hay sức hút của KTNN thực sự là không còn hấp dẫn.

Có thể nhận thấy, các thành phần kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua có sự phát triển vượt bậc, trong đó KTTN có mặt rộng khắp các vùng trong cả nước, hoạt động ở hầu hết các ngành kinh tế, tạo ra lượng sản phẩm lớn, đa dạng, phong phú, đáp ứng một phần cơ bản đời sống của các tầng lớp nhân dân. Những năm qua

chính sự phát triển của KTTN đã góp phần lớn và ngày càng tăng vào nguồn thu ngân sách nhà nước.

Thứ năm, KTTN đóng góp vào thương mại quốc tế Vùng giai đoạn 2005-2020

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2020 là 516,96 tỷ USD (TCTK, 2020) trong đó kim ngạch xuất khẩu ước tính là khoảng 263,45 tỷ USD, trong tổng số đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 82,10 tỷ USD, chiếm 31,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 181,35 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 68,8%.(TCTK, 2020).

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2020 đạt khoảng 253,51 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 108,01% tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 145,50 tỷ USD, tăng 2,5% so với năm 2019.(TCTK, 2020).

Nhìn chung, giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của các thành phần kinh tế vùng ĐNB giai đoạn 2005-2020 có nhiều biến động. Sau 15 năm, KTĐTNN vẫn là thành phần kinh tế có tổng giá trị xuất khẩu cao nhất, KTTN vẫn giữ vị trí thứ hai. KTNN từ vị trí thứ 2 đã tụt xuống vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng giá trị xuất nhập khẩu.

Lý giải về lý do tại sao KTĐTNN luôn chiếm vị trí đầu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, hầu hết đều thừa nhận rằng, KTĐTNN có lợi thế lớn về công nghệ, có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh và kinh nghiệm thị trường, có thị trường rộng lớn trên toàn thế giới, có kinh nghiệm về lịch sử xuất nhập khẩu hay các ưu đãi về chính sách của nhà nước Việt Nam như chính sách thuế, mặt bằng…

Sự phát triển của KTTN tạo ra khối lượng lớn về hàng xuất khẩu, đồng thời mở rộng khả năng và là đối tác thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nhập về máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến... qua đó tạo tiền đề khai thác, tận dụng các tiềm năng, nguồn lực rộng lớn trong nhân dân cho phát triển sản xuất, góp phần hiện đại hóa nền kinh tế, và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

Thực hiện đường lối và mục tiêu về mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia ngày càng sâu rộng và đầy đủ vào các tổ chức kinh tế thế giới WTO, AFTA, APEC... của Ðảng và Nhà nước đã mở ra cơ hội ngày càng to lớn cho các DN khu vực KTTN nhưng trên thực tế, KTTN Việt Nam nói chung và KTTN vùng ĐNB nước nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn.

Để khắc phục các tồn tại, KTTN cần chứng tỏ năng lực và sức vươn lên mạnh mẽ của mình trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng sự nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng bứt phá, chấp nhận rủi ro trong cơ chế thị trườg cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, chính phủ bằng các cơ chế, chính sách để đóng góp của KTTN vào thương mại quốc tế vùng ĐNB ngày càng cao và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân vùng Đông Nam Bộ (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)