6. Tổng quan nghiên cứu
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN MÔI TRƯỜNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TP ĐỒNG HỚI
3.1.1 Định hướng hoạt động của Ban Quản lý dự án môi trường và biến đổi khí hậu TP Đồng Hới tới năm 2023
Trong các năm qua Ban quản lý dự án Môi trường và Biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới đã thực hiện tốt nhiều dự án lớn của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Châu Á do UBND tỉnh giao cho.
Giai đoạn 2020-2025 Ban quản lý dự án Môi trường và Biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới tiếp tục được UBND tỉnh Quảng Bình tin tưởng giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư một số dự án, gói thầu trên địa bàn tỉnh (Bảng 3.1 và Bảng 3.2).
Bảng 3.1 Các gói thầu của dự án do Ngân hàng châu Á tài trợ được thực hiện trong giai đoạn năm 2020-2025
TT Tên gói thầu Hình thức hợp đồng Giá gói thầu (triệu VNĐ) Nguồn vốn Thời gian thực hiện 1
DH-W1.1: Tuyến đường dọc rộng 36M (Km2.919 – Km3.852) Theo đơn giá điều chỉnh 87.542 OCR&CF 36 tháng
2 DH-W1.3: Nước thải Bảo Ninh Theo đơn giá điều chỉnh 47.320 OCR&CF 24tháng 3 DH-W1.7: Xây dựng hệ thống thoát nước thải, R3 khu vực xã Bảo Ninh
Theo đơn giá điều chỉnh 20.219 OCR&CF 24 tháng 4 DH-W1.9: Lắp đặt hệ thống nhà vệ sinh tại đường bờ biển xã Bảo Ninh
Trọn gói 6.450 OCR&CF 12 tháng
5
DH-W1.10: Xây dựng hệ thống thoát nước mưa, nước thải tại xã Lộc Ninh
Theo đơn giá điều
chỉnh
51.654 OCR&CF 24 tháng
(Nguồn: Danh sách thuộc Dự án Phát triển Môi trường, hạ tầng đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2020- 2025 của Ban QLDA Môi trường và Biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới)
trong giai đoạn năm 2020-2025 TT Tên gói thầu Hình thức
hợp đồng Giá gói thầu (Triệu VNĐ) Nguồn vốn Thời gian thực hiện 1 DH-3.1: Xây dựng hệ thống thoát nước mưa, nước thải và cống cấp 3 khu vực phường Bắc Nghĩa
Theo đơn giá điều chỉnh 49.152 IDA 24 tháng 2 DH-3.3: Xây dựng hệ thống thoát nước mưa, nước thải và cống cấp 3 khu vực phường Đồng Mỹ Theo đơn giá điều chỉnh 37.550 IDA 24 tháng 3 DH-3.4: Xây dựng hệ thống thoát nước mưa, nước thải và cống cấp 3 khu vực xã Quang Phú
Theo đơn giá điều chỉnh 40.236 IDA 24 tháng 4 DH-3.5: Xây dựng nhà vệ sinh trường học tại các xã Quang Phú và xã Lộc Ninh
Theo đơn giá điều
chỉnh
8.611 IDA 12 tháng
(Nguồn: Danh sách thuộc Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải- Tiểu dự án thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2020-2025 của Ban QLDA Môi trường và Biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới)
3.1.2 Phương hướng oàn thiện quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Để công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng đảm bảo đúng các quy định hiện hành của nhà nước, đảm bảo chất lượng, hiệu quả trong triển khai đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Việc sắp xếp, kiện toàn bộ máy các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách, vốn nhà nước ngoài ngân sách theo Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính Phủ và Thông tư số 16/2016/TT- BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về hình thức tổ chức QLDA đầu tư xây dựng là cần thiết.
Nhằm phát huy được mọi khả năng, nguồn lực con người, cơ sở trang thiết bị hiện có đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững của đơn vị, thu hút nhân tài, góp
phần quản lý chất lượng, hiệu quả các công trình xây dựng trên địa bàn của tỉnh với dịch vụ chất lượng cao và tăng nguồn thu cho người lao động trong đơn vị, hiện nay, Ban QLDA đang hoàn thành các thủ tục đề nghị UBND tỉnh, Sở Nội vụ điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Ban QLDA để trở thành Ban QLDA chuyên nghiệp: Hoạt động theo nguyên tắc tự đảm bảo chi thường xuyên trên cơ sở sử dụng kinh phí quản lý trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt và các nguồn thu hợp pháp khác. Thực hiện các dịch vụ tư vấn về đầu tư và xây dựng công trình và các dịch vụ tư vấn khác theo quy định của pháp luật và thực hiện một số dự án khác được UBND tỉnh giao.
Để đạt được mục tiêu trên và hoàn thành tốt nhiệm vụ thực hiện hiệu quả các dự án UBND tỉnh giao, Ban QLDA xác định và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác trong thời gian tới như sau:
- Về công tác tổ chức, xây dựng bộ máy BQLDA: Tăng cường công tác đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của Dự án, cập nhật thông tin, nắm vững và thực hiện đúng các quy định của Nhà nước cũng như của Nhà tài trợ về công tác quản lý dự án, đặc biệt về đấu thầu tư vấn, mua sắm và xây dựng công trình, về quản lý hợp đồng, quản lý tài chính, quản lý tiến độ và nâng cao tính công bằng và minh bạch trong quản lý và thực hiện dự án đảm bảo Ban QLDA hoạt động ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả.
- Triển khai thực hiện hiệu quả các dự án ODA: Để đảm bảo triển khai thực hiện 2 Dự án Phát triển môi trường, hạ tầng đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu TP Đồng Hới (vay vốn ADB) và Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án thành phố Đồng Hới (vay vốn WB) theo đúng mục tiêu, chất lượng và tiến độ theo cam kết với các nhà tài trợ, Ban QLDA phải tăng cường lãnh đạo, tập trung chỉ đạo để tháo gỡ khó khăn vướng mắc, thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ sau:
+ Tiếp tục rà soát trình cấp có thẩm quyền bổ sung kế hoạch đầu tư công nguồn vốn ODA còn thiếu để có điều kiện hoàn thành các dự án theo Hiệp định đã ký kết. Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính và Sở Kế hoạch & Đầu tư tham mưu UBND tỉnh làm việc với Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính để phân khai, bố trí
nguồn vốn trung hạn phần còn lại cho dự án.
+ Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên Môi trường, UBND TP Đồng Hới và Trung tâm Phát triển Quỹ đất - Sở TNMT để hoàn thành toàn bộ công tác GPMB cho Dự án vay vốn ADB đảm bảo bàn giao mặt bằng sạch để triển khai thi công.
+ Tập trung hoàn thành đấu thầu, ký hợp đồng để triển khai thi công, giám sát các gói thầu xây lắp đảm bảo tiến độ, chất lượng.
+ Tổ chức quản lý hợp đồng các gói thầu xây lắp, tư vấn và hàng hóa hiệu quả. + Tập trung thanh toán cho các hợp đồng đã thực hiện, giải ngân các nguồn vốn được bố trí đảm bảo kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao.
- Tiếp tục vận động, xúc tiến các dự án ODA: Để đẩy mạnh việc thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cho phát triển, Ban QLDA cần tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đang triển khai đảm bảo tiến độ theo Hiệp định đã ký kết với nhà tài trợ. Để công tác vận động thu hút và quản lý các dự án ODA trong thời gian tới mang lại hiệu quả cao, Ban QLDA cần phải lựa chọn các cán bộ có năng lực kinh nghiệm trong việc tiếp xúc và làm việc với người nước ngoài, có kỹ năng làm việc với các bộ ngành Trung ương, có đủ trình độ chuyên môn.
3.2 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ DỰÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN MÔI TRƯỜNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TP ĐỒNG HỚI
3.2.1 Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ của Ban quản lý
+ Có sự chỉ đạo chặt chẽ từ ban lãnh đạo Ban tới các bộ phận, tới từng dự án. Có sự phân công nhiệm vụ công việc rõ ràng giữa hai đồng chí phó giám đốc Ban . Trong nhiều trường hợp phát sinh vấn đề ban lãnh đạo Ban cần có sự chỉ đạo theo sát dự án và đưa ra phương án giải quyết hợp lý. Vai trò của lãnh đạo Ban rất quan trọng và cần thiết phải phát huy trong việc giải quyết các vấn đề.
+ Trong công việc có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong Ban: bộ phận Tổ chức hành chính, bộ phận kỹ thuật dự án và bộ phận giải phóng mặt bằng giúp cho công tác thực hiện dự án trôi chảy.
phân công theo năng lực và điều kiện của từng cá nhân tránh tình trạng có cán bộ phải đảm nhận quá nhiều dự án, có cán bộ thì không đảm nhận dự án nào;
+ Tiêu chuẩn hóa các cán bộ của Ban QLDA như:
Cán bộ kỹ thuật chuyên ngành xây dựng phải trình độ đại học trở lên, có ít nhất 3 năm kinh nghiệm, có chứng chỉ QLDA đầu tư, có chứng chỉ đấu thầu, nắm vững các quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng, sử dụng thành thạo các chương trình phần mềm thông dụng như: Auto CAD; SAP; MS Project; hoặc các phần mềm chuyên ngành để đáp ứng yêu cầu công việc;
Các cán bộ phụ trách mảng Kinh tế phải có trình độ từ Đại học trở lên, chuyên ngành kinh tế, có chứng chỉ QLDA đầu tư, có chứng chỉ đấu thầu, nắm vững các quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng, sử dụng thành thạo các chương trình phần mềm thông dụng như: Excel, lập dự toán …
Đối với những cán bộ mới cần cử cán bộ làm lâu năm kèm cặp, giúp đỡ cũng như giới thiệu với các cán bộ phòng ban liên quan để nhanh chóng giúp tạo mối quan hệ tốt tạo điều kiện cho công việc trôi chảy
Trong công tác quản lý dự án, nhân tố con người đóng vai trò hết sức quan trọng nhất là trong điều kiện các tiến bộ kỹ thuật mới về xây dựng cũng như công nghệ thông tin ứng dụng trong quản lý phát triển mạnh mẽ, thay đổi hàng ngày cùng với đó là sự thay đổi liên tục các quy định của Nhà nước đối với công tác đầu tư xây dựng công trình. Do đó việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một hoạt động cần thiết tại bất cứ công ty, cơ quan đoàn thể nào. Việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Ban không chỉ dành cho riêng các cán bộ kỹ thuật trực tiếp tham gia quá trình thực hiện dự án mà còn cho cả các cán bộ làm công tác văn phòng, hành chính kế toán
Trước hết xuất phát từ tình trạng một cán bộ của BQL phải đảm nhận nhiều dự án trong đó nhiều cán bộ kỹ thuật phải đảm nhận luôn cả công tác giải phóng mặt bằng nên nhiều khi các công đoạn quản lý dự án bị bỏ qua, làm sơ sài, không có chất lượng. Đội ngũ cán bộ không có thời gian để bổ sung kiến thức liên quan đến công việc. Chính vì vậy cần có sự rà soát đội ngũ cán bộ, bổ sung những cán bộ
mới.
Tuy nhiên cần phải có cơ chế tuyển dụng thu hút các sinh viên giỏi từ các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình như xây dựng, đầu tư hoặc những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng bằng chế độ thi tuyển công khai, công bằng, tránh tình trạng do tuyển dụng qua mối quan hệ quen biết cộng thêm tình trạng tham nhũng nên cán bộ tuyển dụng về không có trình độ chuyên môn. Công tác tuyển dụng cần đúng quy trình, được sự cấp phép đầy đủ của UBND tỉnh.
+ Bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ:
- Tạo điều kiện cho cán bộ đi học nâng cao trình độ bao gồm cả việc nâng cao các kỹ năng thuyết trình, thuyết phục. Tác giả đề xuất Ban QLDA sẽ trích kinh phí từ chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng mà chủ đầu tư được hưởng để trả chi phí học cho cán bộ hoặc bố trí thời gian thuận lợi để các cán bộ được theo học hiệu quả nhất.
- Kết hợp với các tổ chức đào tạo tiến hành mở các lớp đào tạo bổ sung kiến thức về lập dự án, quản lý dự án, đấu thầu… Còn có nhiều cán bộ, nhân viên vẫn chưa nắm bắt đầy đủ các quy định, chính sách của Chính phủ Việt Nam và các Nhà tài trợ nên còn lúng túng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Trong thời gian tới, lãnh đạo Ban QLDA cần tạo điều kiện cho các cán bộ, nhân viên được tham gia các khóa đào tạo và đào tạo lại về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ quản lý dự án, đấu thầu, quản lý tài chính, môi trường, tái định cư và an sinh xã hội,.. để cập nhật kiến thức, các quy định, chính sách của Việt Nam và các Nhà tài trợ liên quan đến công tác dự án. Bên cạnh đó, cần chú trọng công tác bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tiếng Anh chuyên ngành để làm việc với các Nhà tài trợ nhằm đáp ứng yêu cầu năng lực ngày càng cao trong công tác quản lý và thực hiện dự án. Chuyên gia và các giảng viên dự kiến mà Ban QLDA sẽ mời về giảng dạy nên mời giảng viên có kinh nghiệm, uy tín trong lĩnh vực lựa chọn nhà thầu của trường đại học Xây dựng, đại học Bách Khoa Đà Nẵng, đại học Bách Khoa TPHCM, đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh, Học viên đào tạo bồi dưỡng
cán bộ ngành Xây dựng, Viện Kinh tế xây dựng.... và một số các Cục thuộc Bộ Xây dựng, Kế hoạch và đầu tư như Cục Quản lý đấu thầu, Cục Quản lý xây dựng, Vụ Kinh tế xây dựng và cả từ các chuyên viên của nhà tài trợ ADB và WB thực hiện.
- Tổ chức các buổi thảo luận, nói chuyện trao đổi kinh nghiệm công việc giữa các cán bộ. Ban QLDA có thể mời các chuyên gia trong và ngoài nước phổ biển, truyền đạt kinh nghiệm, mở các cuộc hội thảo về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Cung cấp đầy đủ các tài liệu đào tạo, các văn bản pháp luật cho các cán bộ + Có chế độ đãi ngộ phù hợp về lương, thưởng, tạo điều kiện thuận lợi về chi phí đi lại, phương tiện làm việc, mỗi cán bộ đều phải được trang bị máy vi tính đầy đủ, trong phòng ban phải có máy in, máy photo, máy fax để có thể phục vụ công việc tốt hơn
+ Việc phân công công việc hợp lý, phù hợp với năng lực của từng cá nhân cũng giúp các cán bộ phát huy được khả năng của bản thân và có đủ sức khỏe, tập trung vào công việc
+ Do còn hạn chế về nguồn vốn nên hiện tại ở Ban quản lý dự án chưa có một quy trình đào tạo bài bản, chủ yếu chỉ là cung cấp văn bản pháp luật và một số thông tin của Ban. Chính vì vậy về lâu về dài Ban cần đưa ra quy trình đào tạo bài bản trong đó chú trọng tới việc đào tạo về công tác quản lý dự án tại Ban
Bên cạnh đó, công việc quản lý dự án nhiều khi xảy ra nhiều tình huống tranh chấp giữa các bên (giữa bên quản lý dự án với nhà thầu, giữa nhà thầu tư vấn giám sát với nhà thầu thi công, giữa nhà thầu thi công với người dân…). Chính vì vậy đòi hỏi cán bộ quản lý dự án cần có kỹ năng giao tiếp, có khả năng ứng phó và giải quyết các tình huống mẫu thuẫn xảy ra đồng thời phải có thái độ làm việc