6. Tổng quan nghiên cứu
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1 Đối với cơ quan nhà nước
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Trong việc ban hành văn bản pháp luật hiện nay là tính kịp thời còn thấp. Luật ra đời chậm, cộng thêm cả việc Nghị định, Thông tư hướng dẫn thường lùi lại sau đó vài năm làm cho Luật chậm vào cuộc sống. Điều này gây khó dễ cho việc áp dụng vào thực tiễn.
Thành lập ban Tư vấn gồm các chuyên gia trong các lĩnh vực của các Bộ ban ngành để rà soát, thống nhất giữa các văn bản pháp luật của các Bộ, Ngành trung ương; cụ thể hóa những nội dung mang tính tổng quát; hướng dẫn chi tiết hoặc bổ sung để áp dụng cho các công trình mang tính cá biệt quan trọng.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Cần thường xuyên kiểm tra, có sử sửa đổi các văn bản luật, hướng dẫn luật nhằm phù hợp với điều kiện nền kinh tế. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành cần nhanh chóng giúp cho việc thực hiện dự án không gặp khó khăn lúng túng. Các
văn bản hướng dẫn thi hành luật cần thống nhất, tránh mâu thuẫn gây khó khăn trong việc áp dụng.
Bên cạnh đó, luật pháp, chính sách kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế liên quan đến đầu tư xây dựng công trình đặc biệt là các công trình có vốn đầu tư từ NSNN còn những hạn chế. Cụ thể: Môi trường pháp luật trong quy hoạch, kế hoạch, lập thẩm định và phê duyệt dự án chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, chưa rõ ràng; Môi trường luật pháp thiếu minh bạch; Cơ chế, chính sách đầu tư thiếu đồng bộ; Chưa minh bạch trong quá trình xét chọn đơn vị trúng thầu tham gia thực hiện triển khai dự án; Chế tài xử lý đối với nhà thầu vi phạm các quy định về chất lượng, tiến độ và an toàn chưa nghiêm; Chế tài đối với các đơn vị tham gia thực hiện giai đoạn quyết toán vốn đầu tư chưa nghiêm khắc...
- Cần giảm bớt sự rườm rà của thủ tục hành chính trong việc thực hiện dự án, có sự phân cấp trách nhiệm rõ ràng để dự án tiến hành thuận lợi hơn đặc biệt là các khâu trong quá trình cấp giấy phép đầu tư xây dựng. Đồng thời, giảm thời gian các khâu thẩm định, phê duyệt dự án, tăng cường công tác giám sát, đánh giá để đảm bảo tính hiệu quả, khả thi của dự án.
Xây dựng bộ thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng công trình bao gồm các quy định về hồ sơ cần thiết, thời gian thực hiện, đơn vị thực hiện đối với công tác thẩm định dự án, thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành.
- Xây dựng bổ sung thêm một số định mức xác định các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện dự án như chi phí lập lại dự án (trong trường hợp phải lập lại dự án đầu tư xây dựng công trình nhưng không phải do lỗi của đơn vị Tư vấn).
3.3.2. Đối với UBND tỉnh Quảng Bình
- UBND cần tăng cường tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết các cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính trong triển khai các dự án đầu tư xây dựng công trình của BQL.
- Chỉ đạo các Sở Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư rút ngắn thời gian thẩm định các hồ sơ, giảm bớt các thủ tục con không cần thiết, tạo điều kiện tối đa để đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, đặc biệt là các dự án
sử dụng vốn vay nước ngoài, cần rút ngắn thời gian thực hiện, đảm bảo hiệu quả kinh tế dự án
- Kịp thời bố trí nguồn vốn để thực hiện các dự án theo Kế hoạch vốn đã được phê duyệt.
- Chỉ đạo Sở Tài Nguyên và Môi trường, UBND TP Đồng Hới phối hợp, hỗ trợ cùng với Ban QLDA để hoàn thành các thủ tục liên quan và xử lý các vấn đề vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ GPMB như quỹ đất tái định cư, phê duyệt phương án đền bù, tuyên truyền vận động nhân dân ủng hộ thực hiện dự án.
- Cần có một cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư rộng mở hơn, tạo môi trường hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài.
KẾT LUẬN
Tăng cường, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình ở các cấp nói chung nói riêng đang là một đòi hỏi cấp thiết đối với phát triển kinh tế, xã hội.
Trong luận văn này, tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của Ban quản lý dự án. Trong đó, luận văn tập trung làm rõ khái niệm, mục tiêu nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của Ban quản lý dự án
Trên cơ sở lý luận về QLDA đầu tư xây dựng công trình của Ban QLDA nói chung, luận văn đã đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban Quản lý dự án môi trường và biến đổi khí hậu TP Đồng Hới. Qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban Quản lý dự án môi trường và biến đổi khí hậu TP Đồng Hới, gắn với quá trình đổi mới cơ chế quản lý chung, luận văn đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong công tác này. Từ đó, tác giả của luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban Quản lý dự án môi trường và biến đổi khí hậu TP Đồng Hới trong thời gian tới.
Tác giả tin tưởng rằng, khi áp dụng các giải pháp hoàn thiện công tác QLDA vào thực tế, tổ chức bộ máy, năng lực hoạt động của Ban Quản lý dự án môi trường và biến đổi khí hậu TP Đồng Hới sẽ từng bước được hoàn thiện. Năng lực chuyên môn và quản lý của mỗi cá nhân sẽ được nâng cao. Hoạt động quản lý trên các lĩnh vực khảo sát, thiết kế và thi công, nghiệm thu xây dựng công trình của Ban Quản lý dự án môi trường và biến đổi khí hậu TP Đồng Hới sẽ đáp ứng được yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài của công tác QLDA đầu tư xây dựng công trình.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và viết luận văn có hạn, tác giả chưa có điều kiện để đi sâu phân tích tất cả các mặt của công tác quản lý dự án nên luận văn vẫn còn một số nội dung chưa đề cập đến, chẳng hạn như quản lý rủi ro dự án hay các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình chưa được phân tích sâu sắc, dữ liệu sơ cấp thu thập chưa nhiều,....
Tác giả mong muốn được tiếp tục trở lại đề tài nghiên cứu này của mình trong tương lai để có thể tiếp tục đầu tư công sức nghiên cứu chi tiết, cụ thể, sâu rộng hơn để khắc phục những hạn chế và hoàn thiện luận văn hơn nữa.
1. Phạm Xuân Anh (2014), Giảo trình Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, NXB Khoa học Kỹ thuật, thành phố Hà Nội.
2. Ban Quản lý dự án Môi trường và Biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới, Báo cáo tổng kết quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng giai đoạn 2014-2019,
tỉnh Quảng Bình.
3. Trần Văn Bon (2019), Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư công trình giao thông tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Tiền Giang, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Huế
4. Chính phủ (2014), Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, ngày 26/6/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, thành phố Hà Nội.
5. Chính phủ (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP, ngày 25/3/2015 Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, thành phố Hà Nội.
6. Chính phủ (2015), Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, ngày 22/4/2015 Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, thành phố Hà Nội.
7. Chính phủ (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, ngày 12/5/2015 Về quản lý chất lượng và Bảo trì công trình xây dựng, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, thành phố Hà Nội.
8. Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, ngày 18/6/2015 Về quản lý dự án đầu tư xây dựng, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, thành phố Hà Nội. 9. Chính phủ (2016), Nghị định số 16/2016/NĐ-CP, ngày 16/3/2016. Về quản lý
và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, thành phố Hà Nội. 10. Nguyễn Văn Chọn (2011), Giáo trình Kinh tế đầu tư, NXB Xây dựng, Hà Nội.
ngành Quản lý dự án xây dựng, Đại học Thủy Lợi.
12. Đinh Tuấn Hải; Lê Anh Dũng (2015), Giáo trình Quản lý dự án, NXB Xây dựng, thành phố Hà Nội.
13. Bùi Mạnh Hùng (2009), Giáo trình Nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, NXB Xây dựng, thành phố Hà Nội.
14. Bùi Mạnh Hùng (2015), Giáo trình Kinh tế xây dựng trong cơ chế thị trường, NXB Xây dựng, thành phố Hà Nội.
15. Nguyễn Duy Hùng (2017), “Giải pháp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án công trình huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh”, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học dân lập Hải Phòng.
16. Vương Thị Thành Hưng (2015), Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Ban Quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
17. Phạm Khánh Linh (2019), “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Huế.
18. Nguyễn Thị Diệu Minh (2013), Nâng cao chất lượng công tác Lựa chọn nhà thầu xây lắp của Công ty CP đầu tư phát triển hạ tầng và xây lắp Hòa Bình, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý dự án xây dựng, Đại học xây dựng. 19. Tạ Hàn Phong (2017), Hoàn thiện công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây
dựng của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bạc Liêu, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý dự án xây dựng, Đại học xây dựng.
20. Lê Thị Phương (2013), Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án huyện Thanh Trì- Hà Nội, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
22. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng, số 50/2014/QH13, ban hành ngày 18/6/2014, NXB Tư pháp, thành phố Hà Nội.
23. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư công, số 49/2014/QH13, ban hành ngày 18/6/2014, NXB Tư pháp, thành phố Hà Nội.
24. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư, số 67/2014/QH13, ban hành ngày 26/11/2014, NXB Tư pháp, thành phố Hà Nội.
25. Phạm Văn Quỳnh (2016), Hoàn thiện công tác lựa chọn nhà thầu tại ban quản lý các công trình xây dựng cơ bản thị xã Hồng Lĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý dự án xây dựng, Đại học xây dựng.
26. Bùi Ngọc Toàn (2010), Giáo trình Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình,
Nhà xuất bản Xây dựng, thành phố Hà Nội.
27. Nguyễn Ngọc Vĩnh (2015), Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án huyện Mê Linh - thành phố Hà Nội, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kiến Trúc, Hà Nội
Chức vụ: Giám đốc
Địa điểm phỏng vấn: Văn phòng – Giám đốc Ban Quản lý dự án môi trường và biến đổi khí hậu TP Đồng Hới
Thời gian phỏng vấn: Từ 9h.00 tới 10.00h sáng ngày 13/2/2020.
Câu hỏi phỏng vấn
Câu hỏi 1: Xin Ông cho biết công tác lập dự án hiện nay có khó khăn gì không?
Câu hỏi 2: Xin Ông cho biết công tác tổ chức đấu thầu của Ban quản lý thời gian qua có thiếu sót, hạn chế gì không?
Câu hỏi 3: Xin Ông cho biết công tác giám sát chất lượng công trình của BQL dự án đã chặt chẽ chưa?
Câu hỏi 4: Xin Ông cho biết công tác giám sát khối lượng công trình của BQL dự án đã đảm bảo hiệu quả chưa?
Câu hỏi 5: Xin Ông cho biết công tác nghiệm thu, hoàn thành công trình của BQL dự án có được thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ không?