Kết quả đạt được trong mở rộng cho vay hộ sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện ứng hòa (Trang 69 - 70)

I. MỞ ĐẦU

2.3.1 Kết quả đạt được trong mở rộng cho vay hộ sản xuất

Trong những năm qua hoạt động tín dụng phát triển kinh tế hộ tại NHNo&PTNT Ứng Hòa đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đã có những bước tăng trưởng vượt bậc, góp phần to lớn vào công cuộc CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn trên địa bàn, thể hiện trên một số mặt chủ yếu:

(1) Quy mô tín dụng kinh tế hộ tăng trưởng khá cao cả về dư nợ cho vay và số hộ được vay.

Dư nợ cho vay và số hộ được vay năm 2018 đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Dư nợ cho vay kinh tế hộ năm 2018 đạt 1.127.057 triệu đồng, tăng 56.049 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 5,23%, chiếm 60,29% dư nợ cho vay kinh tế hộ sản xuất trên địa bàn huyện Ứng Hòa, giúp khoảng 5.926 hộ có đủ vốn để phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chính sách "xoá đói giảm nghèo" xây dựng nông thôn mới.

(2) Hình thức cho vay qua tổ nhóm như Hội phụ nữ, Hội nông dân phát huy tốt vai trò cho vay kinh tế hộ sản xuất.

61

cao hiệu quả quản lý, giảm khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng, dư nợ ngày càng tăng qua các năm. Đến 31/12/2018 Ngân hàng đã xây dựng và cho vay 153 tổ nhóm với 2.648 thành viên, dư nợ là 162.980 triệu đồng. Bình quân 62 triệu đồng/hộ.

(3) Tỷ trọng dư nợ trung - dài hạn trong tổng dư nợ cho vay kinh tế hộ sản xuất có xu hướng tăng lên.

Đến 31/12/2018 dư nợ cho vay trung, dài hạn kinh tế hộ nông nghiệp nông thôn đạt 558.787 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 5,9% tương ứng với số tiền 31.204 triệu đồng chiếm tỷ trọng 47,1% tổng dư nợ cho vay kinh tế hộ sản xuất. Dư nợ đối với khoản vay nợ kinh tế hộ sản xuất có tính ổn định hơn, chi phí cho việc thiết lập hồ sơ cho vay giảm đi, giảm tải cho CBTD. Vốn đầu tư trung, dài hạn đã đáp ứng nhu cầu về vốn đối với hoạt động đầu tư phát triển, xây dựng chuồng trại, SXKD, đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

Đạt được các kết quả trên, hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT đã giải quyết được các vấn đề về kinh tế hộ như tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, nhiều hộ đã thoát cảnh đói nghèo, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, trình độ dân trí ngày một nâng cao. Thông qua việc cho vay đã tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa nhân dân với các cấp chính quyền, đoàn thể, hạn chế nhiều tệ nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, giữ vững an ninh trật tự xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện ứng hòa (Trang 69 - 70)