Định hướng chung về hoạt động cho vay hộ sản xuất của ngân hàng Nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện ứng hòa (Trang 77 - 78)

I. MỞ ĐẦU

3.1.1 Định hướng chung về hoạt động cho vay hộ sản xuất của ngân hàng Nông

CHI NHÁNH HUYỆN ỨNG HOÀ

Chƣơng 3 Trình bày những định hướng, mục tiêu phát triển, giải pháp mở rộng, các kiến nghị và đề xuất về hoạt động mở rộng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ứng Hòa.

3.1 Định hƣớng phát triển cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ứng Hòa.

3.1.1 Định hướng chung về hoạt động cho vay hộ sản xuất của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam

Theo báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của UBND Thành phố Hà Nội. Về phát triển kinh tế nông thôn có các phương hướng phát triển sau:

Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2020 có 70% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và trong giai đoạn đến năm 2030 có 100% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới).

Xây dựng nông thôn Thủ đô có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và đô thị. Đảm bảo nông thôn phát triển ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ.

Tích cực triển khai công tác quy hoạch xây dựng cho khu vực nông thôn (quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp...) và tổ chức thực hiện các quy hoạch; trong đó đặc biệt coi trọng quy hoạch, xây dựng các điểm dân cư.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng các dịch vụ (phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân cư nông thôn) và tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.

69

Chú trọng công tác khuyến nông, khuyến ngư; xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, phát triển kinh tế trang trại. Đầu tư nâng cấp các công trình đê điều, thuỷ lợi để đảm bảo phát triển sản xuất, vừa đảm bảo an toàn trong phòng chống thiên tai.

Phát triển các cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề. Đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến rau quả...

Phát triển dịch vụ nông thôn, làng nghề, TTCN để tạo việc làm, nâng cao thu nhập và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Mở rộng hệ thống thương mại, dịch vụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh, tổ chức hoạt động có hiệu quả các chợ đầu mối, sắp xếp hệ thống chợ nông thôn, khôi phục và mở rộng các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch làng nghề.

Chú trọng đầu tư cho mạng lưới giao thông, các công trình cấp điện, cấp nước nông thôn, mạng lưới trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, điểm phục vụ bưu chính - viễn thông... Cải thiện từng bước nhà ở khu vực nông thôn. Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc xây dựng ở nông thôn cho phù hợp với quá trình đô thị hoá và đảm bảo giữ gìn bản sắc dân tộc. Có chính sách đào tạo, chuyển đổi nghề và hỗ trợ cao hơn cho người dân không còn đất sản xuất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa. Chú trọng đào tạo nghề cho lao động vùng chuyên canh, vùng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo điều kiện cho các nhóm khó khăn, đối tượng yếu thế được tham gia học nghề, tăng cơ hội việc làm, tự tạo việc làm...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện ứng hòa (Trang 77 - 78)