Một số khó khăn và tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện ứng hòa (Trang 70 - 72)

I. MỞ ĐẦU

2.3.2 Một số khó khăn và tồn tại

Hoạt động cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Ứng Hòa có phát triển nhưng thị phần cho vay hộ SXKD tuy có tăng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của chi nhánh và chưa bền vững, vẫn còn bộc lộ một số tồn tại và hạn chế đáng bàn. Các tồn tại và hạn chế xuất phát từ nhiều phía, từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Thứ nhất, về sản phẩm cho vay: Ngân hàng chưa có chiến lược đúng đắn để

thu hút khách hàng, các sản phẩm cho vay còn chưa đa dạng nên số hộ đến giao dịch với ngân hàng còn ở mức thấp, mức vốn cấp cho mỗi hộ còn thấp và còn nhiều

62

hộ sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến không trả được nợ ngân hàng. Hiện nay chi nhánh thường áp dụng theo phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất kinh doanh. Điều nay đã tạo cho khách hàng thuận tiện trong việc vay vốn nhưng cũng dễ tạo cho CBTD chủ quan trong những lần nhận nợ sau, kiểm tra thẩm định không kỹ dễ tạo ra nợ quá hạn. Quy trình tín dụng còn chưa phù hợp, gần như giao toàn quyền quyết định cho vay hay không cho vay cho cán bộ tín dụng, điều này dễ phát sinh tiêu cực và thiếu tính khách quan.Quy trình cho vay của ngân hàng còn nhiều thủ tục rườm rà, làm thủ tục rất lâu và phức tạp do đó nhiều hộ vẫn còn ngại nên không đến ngân hàng vay vốn. Quy trình thẩm định còn nhiều sai sót, chưa bám sát thực tế, còn mang nặng tính kinh nghiệm dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ của khách hàng.

Thứ hai, ngân hàng còn chưa áp dụng công nghệ khoa học – kỹ thuật.. Công

nghệ thông tin chưa được khai thác một cách triệt để để cung cấp thông tin phục vụ quản lý điều hành do đó nguồn thông tin mà ngân hàng cần để phân tích, đánh giá cňn thiếu, không kịp thời vì chất lượng chưa cao, vì vậy cán bộ tín dụng thường phải mất rất nhiều thời gian và công sức để tự đi điều tra trong khi chi phí của ngân hàng cho hoạt động này là ít hoặc không có.

Thứ ba, Mạng lưới phòng giao dịch nhiều nhưng chưa hiện đại và thật sự đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. Hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của

NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây gần như bao phủ địa bàn toàn tỉnh Hà Tây cũ, tuy nhiên do sự phát triển kinh tế của một số vùng là không đồng đều, một số vùng đang phát triển với tốc độ cao nên thực tế hệ thống mạng lưới của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây vẫn chưa thực sự đến gần được với người dân.

Thứ tư, Công tác Marketing và chăm sóc khách hàng còn hạn chế. Hiện nay

chi nhánh chưa thực sự quan tâm và chú trọng nhiều tới công tác marketing, quảng cáo thương hiệu, sản phẩm tới khách hàng.

Thứ năm, trình độ cán bộ nhân viên ngân hàng còn hạn chế. Nhân viên còn

nhiều hạn chế về kỹ năng nhất là kỹ năng giao tiếp, xử lý nghiệp vụ, nghệ thuật giữ chân khách hàng. Khả năng tư vấn và thẩm định khoản vay trung dài hạn và cho

63

vay theo dự án còn hạn chế. Thông thường các khoản vay chủ yếu dựa vào việc nắm giữ tài sản thế chấp, cầm cố tài sản của khách hàng.Một số cán bộ tín dụng chưa được đào tạo kỹ về nghiệp vụ thẩm định các dự án lớn, chưa tiếp thu được cơ chế thị trường, thiếu kiến thức pháp luật, thiếu kiến thức về các lĩnh vực kinh tế khác, điều kiện đi lại. Do đó, khi thực thi nhiệm vụ còn bị e dè điều này cũng ảnh hưởng đến qui mô và chất lượng tín dụng.Trình độ cán bộ còn hạn chế, chưa tư vấn cho khách hàng vay một cách tận tình chu đáo, cách tiếp cận còn thụ động, công tác quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi... chưa thực sự phát huy hiệu quả.

Thứ sáu, công tác quản lý rủi ro còn nhiều bất cập, chưa có biện pháp quản lý nợ quá hạn, nợ xấu hiệu quả. Nợ quá hạn 3 năm gần đây vẫn tăng lên. Việc xử lý

nợ quá hạn đối với hộ sản xuất gặp nhiều khó khăn vì tài sản thế chấp thường rất khó phát mại và chủ yếu tài sản thế chấp là đất đai có giá trị lớn hơn rất nhiều so với giá trị khoản vay. Việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng xử lý rủi ro chưa thực sự nghiêm và hiệu quả. Do quỹ được trích từ lợi nhuận sau thuế của ngân hàng nên ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của ngân hàng, ngân hàng thường không tự động trích lập hoặc trích lập chỉ mang tính chất chống chế. Rủi ro trong hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất là rất lớn vì sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, chịu nhiều tác động của cả các yếu tố khách quan và chủ quan, do vậy việc trích lập quỹ dự phòng xử lý rủi ro là rất cần thiết và đòi hỏi phải sử dụng một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện ứng hòa (Trang 70 - 72)