Tăng cường kiểm soát rủi ro cho vay nông nghiệp nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện ứng hòa (Trang 91 - 93)

I. MỞ ĐẦU

3.2.6Tăng cường kiểm soát rủi ro cho vay nông nghiệp nông thôn

Rủi ro là tất yếu trong quá trình kinh doanh, nên phải có cơ chế để chủ động khắc phục nó. Đã kinh doanh là phải chấp nhận rủi ro, kinh doanh tiền tệ lại có mức độ rủi ro gấp nhiều lần so với các loại hình kinh doanh khác, bởi kết quả kinh doanh ngân hàng không những phụ thuộc vào các yếu tố như ở các doanh nghiệp bình thường vẫn có, mà còn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của khách hàng, rủi ro trong kinh doanh của khách hàng cuối cùng dẫn đến rủi ro của ngân hàng.

* Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng quản lý trong quá trình cho vay, theo dõi đôn đốc trong quá trình thu nợ và thu lãi.

Nếu thẩm định dự án là khâu đầu tiên là khâu quyết định để cho vay đối với dự án thì quá trình đưa vốn ra theo dõi đôn đốc thu nợ cũng là khâu không kém phần quan trọng. Khi một dự án được cho vay theo đúng mục đích, đúng lúc, đúng thời điểm số vốn ghi trong hợp đồng tín dụng thì công việc quản lý vốn vay ở đây là theo dõi kiểm tra số tiền mà các hộ rút ra lần trước xem có sử dụng đúng mục đích hay không. Việc kiểm tra này thông qua các chứng từ hoá đơn, hợp đồng giá cả …

Nếu các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đúng mục đích như trong hợp đồng tín dụng thì đó là cơ sở cho việc phát triển vốn lần sau. Những trường hợp nào sử dụng vốn sai mục đích thì phải xử lý ngay theo chế độ tín dụng. Ngoài ra, phải theo dõi bám sát mọi hoạt động kinh doanh của hộ sản xuất để đánh giá chính xác những

83

diễn biến trong mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng, phát hiện kịp thời khả năng có thể phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi, từ đó có biện pháp xử lý ngay.

Việc đôn đốc thu nợ thu lãi đúng kỳ hạn và đủ là nghĩa vụ và trách nhiệm, là kỷ luật đối với CBTD. Lịch trả nợ và lãi vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng phải theo dõi hàng ngày. Ngân hàng đồng thời phải gửi báo cáo, thông báo cho các hộ có nợ quá hạn chuẩn bị nguồn trả vào trước kỳ hạn trả. Việc thu nợ lãi đúng kỳ hạn sẽ không có nợ quá hạn thể hiện sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

Khi một dự án vay mà đến hạn trả mà các hộ chưa có nguồn trả nợ thì cần xem xét để gia hạn, trả nợ gốc phải đúng thẩm quyền được uỷ nhiệm và các chế độ tín dụng quy định, không tùy tiện gia hạn. Nếu trong các dự án cho vay có nợ quá hạn thì CBTD phải thường xuyên theo dõi mọi diễn biến để kịp thời thu hồi, tránh để nợ nần dây dưa.

Để xử lý nợ quá hạn thì ngân hàng có biện pháp thích hợp để giúp đỡ các hộ tháo gỡ mọi khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Ngân hàng giúp các hộ việc tư vấn trong sản xuất để giảm nợ quá hạn.

* Hạn chế nợ quá hạn.

Ngân hàng cần giúp các hộ sản xuất lập dự án và phương án sản xuất có khả thi nhằm sử dụng vốn vay có hiệu quả. Khi xây dựng phương án khả thi cần tuân thủ theo trình tự như: Thu thập thông tin về chủ trương chính sách, quy chế cho vay đối với khách hàng, điều tra các nguồn thông tin khác nhau theo định hướng phát triển kinh tế của địa phương, xây dựng dự án trên cơ sở có sự chỉ đạo, tham gia của chính quyền các cấp theo thẩm quyền, các ban ngành, các tổ chức kinh tế.

Ngoài ra, cần kiểm tra quy trình nghiệp vụ, điều tra cụ thể, lựa chọn đúng khách hàng, dự án đầu tư. Thường xuyên phân tích nợ, kết hợp với các tổ theo dõi quá trình sử dụng vốn sớm phát hiện các dấu hiệu tiềm ẩn nợ quá hạn; cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát ngăn ngừa các sai phạm cũng như thực hiện tốt công tác sửa sai sau thanh tra, kiểm tra để nâng cao tinh thần trách nhiệm của CBTD với công việc được giao.

84

một lần. Ngay sau khi có biến động lớn về giá trị của tài sản trên là do hao mòn hữu hình hay vô hình, Ngân hàng phải yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản bảo đảm hay giảm giá trị dư nợ tương ứng phù hợp với khả năng bảo đảm tiền vay của tài sản đó.

Đối với những món có dư nợ lớn, định kỳ khoản 06 tháng CBTD phải phân tích lại toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng để có biện pháp quản lý và thu hồi phù hợp.

Phân tán rủi ro bằng cách cho vay nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực và không đầu tư một lượng vốn quá lớn vào một số ít khách hàng.

Khách hàng đang gặp khó khăn nhất thời do những nguyên nhân khách quan, Ngân hàng có thể xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho khách hàng để tránh trường hợp “vay nóng” bên ngoài để kịp trả nợ đúng hạn cho ngân hàng và xin vay lại. Khi đó càng ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng của món vay mới sau này.

Thực hiện kiểm tra thông tin CIC đối với khách hàng vay để hạn chế khách hàng vay nhiều tổ chức tín dụng. Trong đó để nợ quá hạn ở một TCTD khác.

CBTD phải thường xuyên kiểm tra, phân loại nợ, đánh giá chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện ứng hòa (Trang 91 - 93)