Cơ cấu tổ chức bộ máy của VNPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa doanh nghiệp giai đoạn sau tái cơ cấu của tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam (Trang 46 - 49)

Mô hình tổ chức VNPT trước tái cơ cấu

Hình 2. 1: Mô hình tổ chức VNPT trƣớc tái cơ cấu

Mô hình tổ chức VNPT sau tái cơ cấu

Hình 2. 2: Mô hình tổ chức VNPT sau tái cơ cấu

(Nguồn: www.vnpt.vn)

2.1.4.Quá trình tái cơ cấu của VNPT

- Giai đoạn 1 (từ 01/4/2014 đến 31/12/2014): thành lập 63+5 Trung Tâm kinh doanh tại 63 Viễn thông tỉnh, thành phố và 5 Công ty dọc nhằm tách bạch và chuyên biệt hóa giữa hoạt động kinh doanh và kỹ thuật và hình thành một phần hệ thống kênh bán hàng toàn quốc đến tận phường/xã. Trong giai đoạn này cũng thành lập một số Trung tâm CNTT tại các Viễn thông tỉnh thành phố. Giảm tỷ lệ lao động quản lý tại các đơn vị kinh tế trực thuộc xuống còn gần 10%; lao động làm công tác kinh doanh tăng từ 4.000 người lên 15.000 người.

- Giai đoạn 2 (từ 01/01/2015 đến 30/9/2015): Thành lập 03 Tổng công ty: VNPT-Vinaphone để hình thành hệ thống kinh doanh toàn quốc, VNPT-Net để thống nhất quản lý hạ tầng, VNPT-Media để thống nhất về quản lý dịch vụ gia tăng và truyền thông, đi vào hoạt động từ ngày 01/7/2015.

TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM

VNPT – NET 63 VT TỈNH, TP CÁC BỆNH VIỆN VNPT CÁC TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ 1, 2, 3 VNPT– IT VNPT- RD KHỐI PHỤ THUỘC, SỰ NGHIỆP

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN BAN KIỂM SOÁT NỘI

BỘ

VĂN PHÒNG

BAN TỎNG GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

KIỂM SOÁT VIÊN

CÁC BAN CHỨC NĂNG

BAN TÀI CHÍNH CHIẾN LƯỢC CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT KHỐI QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH VNPT- VINAPHON E VNPT- MEDIA VNPTTECHNOLOG ; CT-IN; POSTEF; VNPT GLOBAL HK C Ô N G TY M Ẹ: TẬ P Đ O À N B ƯU C H ÍN H V IỄN TH Ô N G V IỆT N A M

- Giai đoạn 3 (từ ngày 01/10/2015 đến 28/02/2018): Tái cơ cấu bộ phận quản lý, điều hành Tập đoàn: Tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị tham mưu, giúp việc Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc giảm từ 15 đầu mối còn 11 đầu mối. Giảm từ hơn 500 lao động xuống còn 300 lao động và chỉ tập trung vào công tác quản lý chiến lược, điều phối hoạt động và tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp thành viên.

- Giai đoạn 4 (từ 01/03/2018): Chuyển đổi chiến lược để đưa VNPT trở thành nhà cung cấp dịch vụ Số hàng đầu Việt Nam và Trung tâm giao dịch Số tại thị trường Đông Nam Á và châu Á. Thành lập Công ty VNPT-IT là đơn vị trụ cột để phát triển, cung cấp dịch vụ Công nghệ thông tin.

- Cùng với triển khai BSC/KPI, VNPT cũng triển khai đồng bộ cơ chế trả lương và tạo động lực theo phương pháp 3P. Trước đây, tiền lương của cá nhân chỉ gắn theo vị trí công việc và kết quả công việc thì đến nay, tiền lương của cá nhân được gắn theo cả 03 yếu tố: vị trí công việc P1; năng lực cá nhân P2; kết quả hoàn thành P3 (tỷ lệ khoán P3 tối thiểu 60%). Từ đó, VNPT đã bố trí đúng người đúng việc, xoá bỏ tình trạng ngồi nhầm chỗ, năng lực cá nhân không đáp ứng được công việc. Năng suất lao động tính theo lợi nhuận tăng trên 20%/năm.

- Đổi mới cơ chế giao quỹ tiền lương đối với các đơn vị: cơ chế mới về tiền lương thực hiện của đơn vị gồm: tiền lương duy trì và tiền lương tăng thêm. Tiền lương duy trì = 95% Quỹ tiền lương thực hiện năm trước. Tiền lương tăng (giảm) thêm: được xác định căn cứ chênh lệch thu chi không lương (tăng/giảm) năm nay so với năm trước và hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Cơ chế này tạo ra áp lực và động lực để các đơn vị tăng trưởng doanh thu và giảm chi phí, tăng phần đóng góp vào kết quả hoàn thành chung của Tập đoàn.

- Xây dựng và ban hành quy chế đánh giá người đứng đầu: Quy định rõ các tiêu chí đánh giá người đứng đầu không hoàn thành nhiệm vụ, gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Hàng năm đánh giá người đứng đầu, cảnh báo người đứng đầu không hoàn thành nhiệm vụ, thay thế 10% giám đốc Trung tâm Kinh doanh không đạt chỉ tiêu.

- Ban hành hệ thống chức danh, khung năng lực và mô tả công việc để cụ thể hóa các mục tiêu tinh giản lao động gián tiếp, giảm lớp quản lý trung gian; tập trung lao động cho hoạt động kinh doanh, bán hàng, cung cấp sản phẩm/dịch vụ.

- Đảm bảo việc làm đồng thời từng bước tối ưu hóa lực lượng lao động. Trong quá trình sắp xếp, đổi mới tổ chức hoạt động, VNPT thực hiện nguyên tắc đảm bảo mọi người đều có việc làm. Với những trường hợp đã được sắp xếp và thực hiện đào tạo lại nhưng không đáp được yêu cầu công việc, VNPT giải quyết đầy đủ chế độ, chính sách và có giải pháp hỗ trợ cho người lao động tự nguyện nghỉ xin nghỉ việc. Tổng số lao động thực tế bình quân của Tập đoàn VNPT giảm từ 44.448 người năm 2013 xuống còn 37.665 người năm 2018 (kể cả 02 Tổng công ty và 02 Bệnh viện); tỷ lệ lao động quản lý sau tái cơ cấu của các đơn vị đã giảm từ gần 25% xuống còn khoảng 10%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa doanh nghiệp giai đoạn sau tái cơ cấu của tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)