Phương án quy hoạch băng tần 700MHz tại Châu Âu (CEPT 700)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về đề xuất phương án quy hoạch lại băng tần 700MHZ dành cho IMT tại việt nam (Trang 25 - 27)

Tại Châu Âu, do băng tần 800 MHz đã được quy hoạch theo Band 20 (791- 821/ 832-862 MHz), băng tần 700 MHz được xác định là từ 694 đến 790 MHz. Theo báo cáo ECCREP 60 (report B) về phát triển điều kiện kỹ thuật hài hòa trên băng tần 694-790 MHz cho các hê thống vô tuyến băng rộng và các sử dụng khác tại Châu Âu (năm 2016) và Quyết định DEC 687/2016 ngày 28/4/2016 của Ủy ban Châu Âu về hài hòa băng tần 694-790 MHz cho các hệ thống mặt đất cung cấp dịch vụ băng rộng, CEPT thống nhất phương án quy hoạch băng tần này gồm FDD 2×30 MHz và phần băng tần dành cho SDL (supplemental downlink) tại khoảng centre gap.

Hình 2.5 Phương án quy hoạch băng tần CEPT 700

FDD Khoảng bảo vệ

Downlink 758-788 MHz Liền kề trên Downlink: 3 MHz (788-791 MHz) Centre gap: tối thiểu 5 MHz (748-758 MHz) cộng với phần mở rộng dành cho SDL (738-758 MHz) Với phương án này, quy hoạch băng tần 700/800 MHz cho IMT tại Châu Âu sẽ có 2×30 MHz băng 700MHz và 2×30 MHz băng 800 MHz, như hình 2.6.

Hình 2.6 Quy hoạch băng tần 700/800 MHz cho IMT tại Châu Âu

Quyết định ECC/DEC/(16)02 của Liên minh Viễn thông Châu Âu (CEPT) đã định nghĩa các dải tần dành cho mạng diện rộng phục vụ mục đích an ninh (PPDR- Public Protection and Disaster Relief) với công nghệ vô tuyến băng thông rộng (BB-PPDR) và đưa ra các điều kiện tối thiểu cho BB-PPDR bảo đảm khả năng tương thích với các nghiệp vụ khác. Theo đó, CEPT quyết định rằng: Các nhà quản lý muốn triển khai BB-PPDR trong các phần của băng tần 700 MHz thì sử dụng một trong những đoạn sau:

- 698-703 MHz (uplink)/ 753-758MHz (downlink) - 703-733 MHz (uplink)/ 758-788MHz (downlink) - 733-736 MHz (uplink)/ 788-791 MHz (downlink)

Về khía cạnh công nghệ, các nghiên cứu của CEPT hướng tới sử dụng công nghệ LTE cho mạng BB-PPDR như làm một giải pháp lâu dài, có khả kết hợp PPDR với các mạng thông tin di động thương mại. Các chuẩn LTE thương mại sẽ cần cải tiến thêm để đáp ứng yêu cầu của hệ thống thống PPDR như khả năng bảo mật, công suất, liên lạc nhóm. Do đó, các nghiên cứu về tương thích, dùng chung phổ tần giữa PPDR và IMT được tính toán với giải thiết công sử dụng cho BB- PPDR và IMT là công nghệ LTE.

Quyết định của CEPT cũng xác định rằng băng tần 700 MHz chỉ dành cho PPDR băng rộng, các liên lạc thoại khẩn cấp và dữ liệu băng hẹp sẽ tiếp tục sử dụng các hệ thống hiện có như TETRA, Tetrapol, Project 25 và mạng DMR.

a) Phương án 698-703 MHz (uplink)/ 753-758MHz (downlink)

- Ưu điểm: Phân bổ riêng băng tần cho PPDR, sử dụng được các khoảng bảo vệ ở đầu và giữa băng tần 700 MHz theo quy hoạch chung APT700 MHz. Các quốc gia theo quy hoạch APT 700 full duplex có thể áp dụng được.

- Nhược điểm: Cần phải tính toán các ảnh hưởng can nhiễu khi PPDR sử dụng băng tần liền kề với IMT. Chỉ phân bổ được cho PPDR lượng phổ tần 5 MHz.

b) Phương án 703-733 MHz (uplink)/ 758-788MHz (downlink)

- Ưu điểm: Đây là phương án phân bổ PPDR sử dụng chung băng tần, chung cơ sở hạ tầng với mạng IMT. Phương án này cho phép PPDR có thể sử dụng lượng phổ tần một các linh động hơn.

- Nhược điểm: Việc sử dụng PPDR chung phổ tần và cơ sở hạ tầng với các mạng thông tin di động thương mại gây nguy cơ mất an toàn thông tin. Các mạng PPDR có thể phụ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về đề xuất phương án quy hoạch lại băng tần 700MHZ dành cho IMT tại việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)