Kết luận chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về đề xuất phương án quy hoạch lại băng tần 700MHZ dành cho IMT tại việt nam (Trang 29 - 34)

Chương này đã tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về quy hoạch băng tần 700 MHz cho IMT với một số kết quả cụ thể như sau:

Băng tần 700 MHz được Liên minh viễn thông quốc tế ban hành một số phương án quy hoạch bao gồm phương án FDD, TDD [12] và phương án quy hoạch Hoa Kỳ. Phương án Quy hoạch FDD,TDD là phương án xuất phát từ đề xuất khu vực Châu á thái bình dương. Đối với phương án quy hoạch FDD cũng được đưa ra ba phương án gồm FDD cao (2×30MHz), FDD thấp (2×30MHz) và FDD toàn bộ

(2×45 MHz). Phương án FDD thấp (2×30MHz) được các nước châu âu lựa chọn và để hài hòa với phương án quy hoạch băng tần 800 (791-862 MHz) của Châu Âu. Phương án FDD 2×45 MHz được nhiều nước khu vực 2, và 3 áp dụng. Phương án TDD chỉ có Trung Quốc tuyên bố ủng hộ nhưng chưa chính thức áp dụng. Tại Châu âu và một số nước đang nghiên cứu quy hoạch một phần băng tần 700MHz cho hệ thống thông tin băng rộng phục vụ mục đích an ninh.

Về triển khai thương mại hệ thống thông tin di động trên băng 700MHz, Hiện nay có một số mạng thông tin di động đã triển khai trên băng tần 700MHz, dự kiến việc sử dụng băng tần 700MHz sẽ phát triển mạnh vào vài năm tới do nhiều nước hoàn thành số hóa truyền hình.

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CAN NHIỄU ĐỐI VỚI DỊCH VỤ IMT SỬ DỤNG BĂNG TẦN 700 MHZ

3.1. Đánh giá khả năng can nhiễu giữa truyền hình số mặt đất sử dụng băng tần 470-694 MHz và dịch vụ IMT sử dụng băng 700MHz

Năm 2012, Hội nghị Thông tin Vô tuyến thế giới - WRC12 của Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU đã soạn thảo và thông qua Nghị quyết 232 WRC12 liên quan đến việc phân bổ các băng tần 694 MHz-790 MHz tại vùng 1 cho dịch vụ thông tin di động. Trên cơ sở hợp tác chính với các dịch vụ khác mà băng tần này được phân bổ trên cơ sở chính và được xác định cho IMT. Việc phân có hiệu lực ngay sau khi diễn ra Hội nghị vô tuyến Thế giới 2015 (WRC15).

Băng tần này đã được phân bổ cho các dịch vụ di động ở vùng 2 và 3. Nếu băng tần 694-790 MHz được sử dụng cho dịch vụ di động thì nó sẽ giảm 12 kênh của truyền hình số mặt đất.

Nghị quyết 232 WRC12 mời ITU-R có mục tiêu đề ra là nghiên cứu khả năng tương thích giữa các dịch vụ điện thoại di động và các dịch vụ khác hiện đang được phân bổ trong băng tần số 694-790 MHz, kể cả trong những băng tần liền kề. Dải tần số này chỉ có thể được đưa vào sử dụng sau khi nghiên cứu tất cả các khả năng tương thích cần thiết được hoàn thành. Những nghiên cứu này đã được hoàn tất bởi WRC15.

Các vấn để về tương thích trở nên vô cùng cần thiết hiện nay vì sự phát triển không ngừng của mạng lưới thông tin di động. Mật độ của các mạng di động đang gia tăng với tốc độ đáng kinh ngạc. Quá trình này gây ra không chỉ nhiễu nội cell giữa các cơ sở, giữa các trạm điện thoại di động, mà còn có ảnh hưởng trên các băng tần lân cận và các dịch vụ hiện có. Hơn nữa, không có bất kỳ hệ thống nào có thể bắt đầu hoạt động ở băng tần mới được thành lập mà không qua đánh giá các ảnh hưởng có hại ảnh hưởng đến hệ thống hiện tại. Phân tích này cho phép cái nhìn chi tiết hơn về việc triển khai LTE ở băng tần 700 MHz.

Các nghiên cứu về đánh giá của truyền hình số mặt đất DVB-T khi hoạt động dưới mức 694 MHz tương thích với LTE hoạt động ở băng tần 700 MHz. Mặc dù các hệ thống này được đặt trong dải tần số khác nhau, tuy nhiên vẫn tồn tại xác suất can nhiễu xảy ra từ hệ thống DVB-T đến hệ thống LTE. Can nhiễu này có thể làm giảm hiệu suất trong hệ thống LTE. Vì vậy, xác lập quy hoạch tần số để bảo vệ máy thu của trạm gốc LTE có thể bị can nhiễu là cần thiết. Các trường hợp nghiên cứu đánh giá khoảng cách tối thiểu cần thiết giữa các hệ thống trong dải 700 MHz để duy trì mức độ hiệu suất cần thiết của hệ thống LTE.

Hình 3.1Các cell của DVB-T và LTE [8]

Các kịch bản can nhiễu [8]

Trong nghiên cứu này ta chia thành các kịch bản sau:

- Can nhiễu xảy ra từ máy phát DVB-T đến trạm thu gốc LTE (hình 3.2)

- Can nhiễu xảy ra từ thiết bị người dùng LTE tới máy thu DVB-T ở ngoài trời (hình 3.3)

- Can nhiễu xảy ra từ thiết bị người dùng LTE tới máy thu DVB-T ở trong nhà (hình 3.4)

Hình 3.2 Can nhiễu giữa trạm gốc LTE và máy phát DVB-T

Hình 3.4 Can nhiễu từ máy thu LTE tới DVB-T ở trong nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về đề xuất phương án quy hoạch lại băng tần 700MHZ dành cho IMT tại việt nam (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)