Các phương án quy hoạch lại băng tần 700MHz

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về đề xuất phương án quy hoạch lại băng tần 700MHZ dành cho IMT tại việt nam (Trang 49 - 54)

a)Quy hoạch tổng thể băng tần 700 MHz theo quy hoạch APT 700 FDD

Hiện có trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tập trung tại khu vực Nam Mỹ, Châu Á (trừ Trung Quốc) đã chấp nhận hoặc đang xem xét khả năng chọn lựa

phương án APT 700 – FDD như Brazil, Mexico, Đài Loan, New Zealand... Nếu tính cả phương án Châu Âu đang sử dụng là một biến thể của APT FDD thì số nước đã chấp thuận quy hoạch APT700 FDD còn lớn hơn. Quy hoạch APT700 được xem là quy hoạch có mức độ hài hòa toàn cầu cho băng tần 700 MHz.

Theo thống kê của GSA, có sự gia tăng nhanh về số mạng LTE thương mại và số loại thiết bị hỗ trợ APT 700 trong gia đoạn 2015-2017. Hiện nay, có 34 doanh nghiệp dịch vụ thương mại tại 18 quốc gia và đến đầu năm 2017 đã có trên 500 loại thiết bị (điện thoại thông minh, máy tính bảng...) hỗ trợ mạng LTE sử dụng băng tần

3GPP band 28 (APT 700 –FDD).

Hình 4.1 Số mạng LTE thương mại và số quốc gia đã ấn định các khối băng tần theo phương án APT700-FDD

Hình 4.2 Số loại thiết bị LTE hỗ trợ APT 700 – FDD

Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Philippine, Campuchia đều đã lựa chọn phương án APT700 FDD 2×45 MHz. Quy

hoạch của Việt Nam nên lựa chọn phương án tương đồng để hài hòa với các nước trong khu vực và hạn chế nhiễu có hại tại các khu vực biên giới.

Như đã phân tích ở trên, băng tần 700 MHz là băng tần có giá trị cao đối với thông tin di động với ưu thế lớn về vùng phủ sóng so với các băng tần đang cấp phép cho di động như 900Mhz, 1800MHz, 2100 MHz. Hiện nay, các hệ thống IMT băng thông rộng thế hệ mới đang thiếu hụt các băng tần dưới 1GHz để triển khai mở rộng vùng phủ sóng tới các khu vực ngoại ô và nông thôn. Vì thế, để tối đa hóa lợi ích của băng tần 700 MHz dành cho thông tin di động cần thiết lựa chọn phương án sử dụng lượng phổ tần nhiều nhất có thể.

Do đó, luận văn này xin đề xuất lựa chọn quy hoạch APT 700 FDD 2×45 MHz cho Việt Nam.

b)Các phương án quy hoạch chi tiết băng tần 700 MHz

Trên cơ sở quy hoạch APT700 2×45 MHz FDD, băng tần 700 MHz có thể quy hoạch theo các phương án như sau:

- Phương án 1: Quy hoạch băng tần 700 MHz thành 3 khối FDD

+ Phương án 1.1: Phân chia 3 khối FDD độ rộng: 20/15/10 MHz.

Ưu điểm: Tạo ra một khối băng tần lớn (20MHz), cho phép doanh nghiệp có

thể triển khai mạng IMT hoặc IMT advanced đạt tốc độ tối đa.

Nhược điểm: Có sự chênh lệch lớn giữa các khối băng tần được phân chia nên không tạo ra sự công bằng giữa những doanh nghiệp được cấp phép.

So với các băng tần khác, cách phân chia này tạo ra ít hơn 4 doanh nghiệp có thể được cấp phép trên băng tần 700 MHz

Ưu điểm: Các khối được phân chia công bằng, tạo sự công bằng giữa những doanh nghiệp được cấp phép.

Nhược điểm: So với các băng tần khác, cách phân chia này tạo ra ít hơn 4 doanh nghiệp có thể được cấp phép trên băng tần 700 MHz.

- Phương án 2: Quy hoạch băng tần 700 MHz thành 4 khối FDD

Phân chia các khối FDD có độ rộng: 15/10/10/10 MHz

Ưu điểm: Số lượng khối FDD của băng tần 700Mz là 4 khối, bằng với số khối FDD của các băng tần đã được cấp phép 900/1800/2100/2600 MHz. Các khối có độ rộng tương đương nhau, tạo sự công bằng cho các doanh nghiệp được cấp phép.

Nhược điểm: Không có khối băng tần nào đạt độ rộng tối đa 20 MHz.

- Phương án 3: Quy hoạch băng tần 700 MHz thành 5 khối FDD

Phân chia các khối FDD có độ rộng: 10/10/10/10/5 MHz

Ưu điểm: Có nhiều khối FDD để cấp phép, do vậy có nhiều doanh nghiệp có

thể được sử dụng băng tần này phù hợp với hiện trạng có 5 doanh nghiệp viễn thông như hiện nay.

Tạo ra ít nhất một khối băng tần được phân chia nhỏ (5MHz) nên không bảm đảm băng thông để triển khai hiệu quả hệ thống IMT advanced. Doanh nghiệp phải xem xét tới giải pháp kết hợp sóng mang (carrier aggregation) với các băng tần khác.Số lượng doanh nghiệp được cấp phép nhiều hơn định hướng thị trường là có từ 3-4 doanh nghiệp.

Để khắc phục nhược điểm này, đề xuất có thể xem xét 5MHz ở cuối băng tần làm khối dự phòng. Trước mắt có thể dành cho các hệ thống khác như dẫn đường hàng không hoạt động tạm thời trong giai đoạn chuyển đổi.

- Phương án 4: Quy hoạch băng tần 700 MHz thành 9 khối cơ bản có độ rộng 5MHz

Phương án quy hoạch chỉ phù hợp với các trường hợp cấp phép băng tần thông qua hình thức đấu giá.

Các doanh nghiệp khi tham gia đấu giá không phải mua lượng phổ tần lớn theo quy hoạch sẵn mà có thể lựa chọn lượng phổ tần phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của mình.

+ Trong quá trình đấu giá, cần đưa ra giới hạn lượng phổ tối đa mà mỗi doanh nghiệp có thể được mua để tránh trường hợp doanh nghiệp lớn có thể đẩy giá các khối lên cao và mua số lượng lớn các khối.

+ Số lượng doanh nghiệp trúng đấu giá băng tần có thể nhiều hơn 3 hoặc 4 doanh nghiệp do có thể có những doanh nghiệp chỉ muốn mua hoặc chỉ trúng được lượng phổ tần số tối thiểu 1 khối cơ sở.

Để sử dụng hiệu quả cho các mạng LTE, các doanh nghiệp này sẽ phải sử dụng các công nghệ khác như ghép sóng mang với các băng tần khác. Trường hợp của Pháp, đấu giá 6 khối 2×5 MHz, có 2 doanh nghiệp chỉ trúng đấu giá 1 khối 2×5 MHz.

+ Kết quả cuộc đấu giá có thể không cân bằng giữa các doanh nghiệp. Trường hợp của Singapore, có 3 doanh nghiệp trúng đấu giá với lượng phổ tần tương ứng là 10:15:20 MHz.

+ Tồn tại khả năng không bán hết tất cả các khối băng tần.

+ Doanh nghiệp có thể trúng đấu giá ở nhiều khối băng tần nhưng không liền kề nhau. Cần có chính sách sắp xếp lại vị trí các khối băng tần đã trúng đấu giá của các doanh nghiệp.

+ Việc lựa chọn phương thức đấu giả trở nên khó khăn hơn. Do có nhiều khối băng tần nên việc đấu giá đồng thời nhiều vòng sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với việc đấu giá chỉ với 3 - 4 khối băng tần lớn như hiện nay. Đối với phương án đấu giá lần lượt từng khối, thì cuộc đấu giá có thể kéo dài và diễn ra ở nhiều vòng. Các doanh nghiệp viễn thông với đặc thù vốn nhà nước sẽ gặp khó khăn trong việc tham gia trả giá nhiều vòng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về đề xuất phương án quy hoạch lại băng tần 700MHZ dành cho IMT tại việt nam (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)