Đánh giá chung việc quy hoạch lại băng tần 700 MHz cho thông tin di động tại thời điểm này là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thị trường viễn thông, tạo điều kiện để phát triển các công nghệ thông tin di động mới tại Việt Nam một các rộng rãi. Luận văn đã căn cứ trên các kinh nghiệp quốc tế, điều kiện thị trường di động tại Việt Nam và hiện trạng sử dụng trên các băng tần và thấy rằng:
Băng tần 700 MHz có lợi thế được giải phóng hoàn toàn từ lộ trình số hóa truyền hình và có thể quy hoạch được cho 3 đến 4 doanh nghiệp được cấp phép sử dụng. Trong khí đó, việc quy hoạch băng tần 800 MHz gặp nhiều khó khăn do tác động bởi các hệ thống khác đang hoạt động và quy hoạch thông tin di động sẵn có. Hiện nay, chỉ có hai xu hướng quy hoạch lại băng tần này là phương án band 20 - 3GPP của Châu Âu và phương án band 27-3GPP của Bắc Mỹ. Trong điều kiện Việt Nam, khi áp dụng các phương án này chỉ quy hoạch được từ 2×21 MHz đến 2×26 MHz cho thông tin di động. Với lượng phổ tần này sẽ rất khó để cấp phép cho các thị trường trong điều kiện có đến 5 doanh nghiệp di động.
Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất phương án quy hoạch kết hợp băng tần 700 Mhz và 800 MHz. Phương án này phân chia lượng phổ tần tương đồng cho các doanh nghiệp, duy trì một phần băng tần dành cho các hệ thống phục vụ an ninh quốc phòng và các băng tần làm khoảng bảo vệ khỏi nhiễu có hại cho các hệ thống đang hoạt động. Tuy nhiên, đây là phương án tác động đến một băng tần lớn do đó
kiến nghị cần nghiên cứu lộ trình, chính sách phù hợp để quy hoạch đồng bộ được hai băng tần, đồng thời bảo đảm sự hoạt động hài hòa của các hệ thống kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh.
KẾT LUẬN
Luận văn đã nghiên cứu tổng quan về hệ thống thông tin di động IMT-2000, IMT-Advanced IMT, đã phân tích những phương án quy hoạch băng tần 700MHz dành cho IMT trên thế giới. Luận văn cũng nghiên cứu, đánh giá can nhiễu giữa dịch vụ IMT sử dụng băng 700MHz và các dịch vụ sử dụng băng tần khác. Phân tích những kinh nghiệm quy hoạch băng tần 700MHz của Châu Âu, Hoa Kỳ, Úc, Nhật,… Từ những phân tích, đánh giá đó đưa ra nhận xét và đề xuất phương án quy hoạch lại băng tần 700MHz dành cho IMT phù hợp cho Việt Nam. Đồng thời luận văn cũng khuyến nghị những khó khăn và thách thức trong quy hoạch băng tần 700 MHz cho hệ thống thông tin vô tuyến băng rộng tại Việt Nam.
Những phương án quy hoạch băng tần 700MHz cho Việt Nam trong luận văn cần được thử nghiệm thực tế để đánh giá tính khả thi, khả năng ứng dụng thực tế để rút kinh nghiệm, chỉnh sửa bổ xung và hoàn thiện hơn.
Dựa trên những đánh giá với luận văn này tôi sẽ tiếp tục có điều chỉnh, hoàn thiện phương án quy hoạch lại băng tần 700MHz dành cho IMT tại Việt Nam. Với những lợi ích to lớn đem lại từ việc triển khai IMT trên băng tần 700 MHz tại Việt Nam, hướng nghiên cứu tiếp theo của tôi là nghiên cứu hoạt động của IMT tại băng tần 800 MHz.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
[1] Quyết định số 2451/2011/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020.
[2] Quyết định số 02/2017/QĐ-TTg ngày 17/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.
[3] Quyết định số 02/2017/QĐ-TTg ngày 17/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia. [4] Sách trắng Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2017 của Bộ
thông tin và truyền thông ban hành ngày 09/08/2017
[5] Thông tư số 26/2013/TT-BTTTT ngày 27/12/2013 của Bộ thông tin và truyền thông về việc: “Quy hoạch sử dụng kênh tần số cho truyền hình mặt đất băng tần UHF (470-806) MHz đến năm 2020”.
Tài liệu tiếng Anh
[6] APT report, Pattaya – Thailand, 03/2014, Coexistence between services at
the boundary of the 700 MHz and 800 MHz bands.
[7] Australian Communications and Media Authority, 01/2017, 700MHz spectrum-unsold lots auction.
[8] Dae-Hee Kim, Seong-Jun Oh, JungSoo Woo (2012), “Coexistence
analysisbetween IMT system and DTV system in the 700 MHz band”, IEEE
Int. Conf. ICT Convergence (ICTC), pp. 284–288.
[9] Erik Dahlman, Stefan Parkvall and Johan Skold (2011), “4G LTE/LTE-
Advance for Mobile Broadband”, Elsevier Ltd.
[10] Guntis Ancans, Evaldas Stankevicius, Vjaceslavs Bobrovs (2015), “Assessment of DVB-T Compatibility with LTE in Adjacent Channels in
700 MHz Band”, Elektronika Ir Elektrotechnika, ISSN 1392-1215, Vol. 21, No. 4, pp. 73.
[11] GSMA- BCG, Shanghai, 21/06/2012, The Economic Benefits of Early Harmonisation of the Digital Dividend Spectrum & the Cost of Fragmentation in Asia-Pacific.
[12] Hans-Martin Ihle, Bangkok 04/2016, 700 MHz band - current status & approaches Trang Web [13] www.apt.int [14] www.cept.org [15] www.cuctanso.vn [16] www.itu.int [17] www.usitua.org