800MHz tại Việt Nam
a) Cơ sở đề xuất và nguyên tắc quy hoạch
718 728 738 748 773 783 793 803 MHz
703 758
718 738 748 773 783 803 MHz
Hiện nay, thị trường Việt Nam có 5 doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ thông tin di động. Các doanh nghiệp đều có nhu cầu được cung cấp thêm băng tần dưới 1GHz để phát triển các dịch vụ mới nhất là các doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực này như HTC và Gtel. Với phương án quy hoạch độc lập từng băng tần và cấp phép qua đấu giá hoặc thi tuyển thì cơ hội để các doanh nghiệp nhỏ sở hữa được lượng phổ tần trên băng tần 700/800 MHz tương đương các doanh nghiệp lớn sẽ thấp. Do vậy, để có thể cấp phép một cách đồng đều hơn cho các doanh nghiệp, tạo thêm động lực cho các doanh nghiệp nhỏ phát triển để tăng tính cạnh tranh trên thị trường, các băng tần 700/800 MHz nên được cấp phép cho ít nhất 4 doanh nghiệp với lượng phổ tần đủ lớn để triển khai các công nghệ mới một cách hiệu quả.
Đối với băng tần 700 MHz, có thể quy hoạch để cấp phép cho 4 doanh nghiệp với lượng phổ tần từ 10-15 MHz mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu cấp phép độc lập băng tần 700 MHz trước rồi mới xem xét tới băng tần 800 MHz thì với lượng phổ tần quy hoạch cho IMT là từ 2×26MHz đến 2×28MHz sẽ khó có thể phân chia hiệu quả cho các doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó luận văn xin đề xuất phương án quy hoạch kết hợp băng tần 700/800 MHz với các nguyên tắc như sau:
- Quy hoạch các 4-5 khối băng tần có độ rộng đồng đều từ 10MHz trở lên để triển khai được các công nghệ mới hiệu quả.
- Tính đến các băng tần dành cho hệ thống trunking, dẫn đường hàng không sử dụng trong giai đoạn chuyển đổi.
- Tính đến các điều kiện bảo vệ nhiễu của băng tần mới quy hoạch với các băng tần dành cho di động trước đó, các đoạn băng tần làm khoảng bảo vệ (giả thiết là 3MHz).
b) Các phương án quy hoạch
- Phương án 1: Giữ nguyên băng tần 824-835/869-880 MHz và đưa vào kết hợp với quy hoạch băng tần 700MHz.
Băng tần 700 MHz sẽ quy hoạch theo phương án APT700 FDD 2×45 MHz và được phân chia thành 4 khối FDD 2×10 MHz.
Băng tần 743-748/798-803 MHz (2×5 MHz) được sử dụng tạm thời cho các hệ thống dẫn đường hàng không quân sự hoạt động.
- Phương án 2: Mở rộng và quy hoạch lại băng tần 850 MHz cùng với băng tần 700 MHz.
+ Phương án 2.1: Mở rộng theo phương án Châu Âu đang áp
dụng (band 20 của 3GPP)
Quy hoạch băng tần 700MHz thành 3 khối băng tần (2 khối 2×15MHz và 1 khối 2×10 MHz) cho IMT.
Quy hoạch băng tần 850MHz thành 2 khối ( 1 khối 2×11 MHz là phần băng tần hiện tại và 1 khối 2×10 MHz quy hoạch theo CEPT).
Hệ thống trunking tiếp tục sử dụng 2×5 MHz (816-821/851-866MHz)
+ Phương án 2.2: Mở rộng theo phương án Bắc Mỹ đang áp
dụng (band 27 của 3GPP)
Quy hoạch băng tần 700MHz thành 3 khối băng tần (2 khối 2×15MHz và 1 khối 2×10 MHz) cho IMT.
Do band 27 của 3GPP tương thích với quy hoạch băng 850 MHz của Việt Nam (cùng chiều truyền dẫn) nên có thể mở rộng và quy hoạch lại băng tần 850MHz như sau:
• Dành cho hệ thống IMT 2×21MHz (811-832/856-877MHz) để phân chia thành hai khối băng tần độ rộng 10 MHz và 11MHz.
• Băng tần 877-880MHz được sử dụng làm khoảng bảo vệ với hệ thống EGSM
• Hệ thống trunking tiếp tục sử dụng 2×5 MHz (806-811/851- 856MHz).
+ Phương án 2.3:Mở rộng theo phương án kết hợp giữa Bắc Mỹ
Quy hoạch băng tần 700MHz thành 3 khối băng tần (2 khối 2×15MHz và 1 khối 2×10 MHz) cho IMT.
Quy hoạch thêm 02 khối băng tần cho IMT trên băng tần 850 MHz như sau:
• Khối 2×10 MHz (806-816/851-861MHz) theo phương án CEPT.
• Khối 2×11 MHz (821-832/866-877MHz) theo phương án Bắc Mỹ.
• Đoạn băng tần 877-880MHz được dành làm khoảng bảo vệ với hệ thống EGSM.
Hệ thống trunking tiếp tục sử dụng 2×5MHz (816-821/861-866MHz).
c) Đánh giá các phương án quy hoạch - Phương án 1:
+ Ưu điểm:
Tạo ra 5 khối băng tần tương đương nhau, các doanh nghiệp lớn đều có cơ hội được cấp phép sử dụng.
Quy hoạch này không làm ảnh hưởng đến hiện trạng băng tần 800/850 MHz hiện nay, không tác động tới phần băng tần chưa giải phóng được do Bộ Công an đang sử dụng cho hệ thống trunking.
+ Nhược điểm:
Doanh nghiệp sở hữu băng tần đường xuống 869-880 MHz, do không có khoảng băng tần bảo vệ, cần phối hợp với HTC để tránh nhiễu và không gây nhiễu có hại cho băng tần đường lên 880-890 MHz của hệ thống EGSM
- Phương án 2: Phương án 2.1 (Theo CEPT) Phương án 2.2 (Theo Bắc Mỹ) Phương án 2.3 (Kết hợp CEPT và Bắc Mỹ) Ưu điểm:
- Tạo ra 5 khối băng tần nên các doanh nghiệp lớn đều có cơ hội được cấp phép sử dụng.
- Không thay đổi quy hoạch các băng tần IMT hiện tại, chỉ quy hoạch lại đoạn băng tần dành cho trunking.
- Dành 2×5 MHz cho hệ thống trunking tiếp tục sử dụng.
- Tạo ra 5 khối băng tần nên các doanh nghiệp lớn đều có cơ hội được cấp phép sử dụng.
- Mở rộng quy hoạch 850MHz hiện tại thành hai khối băng tần liền kề cho IMT. - Dành 2×5 MHz cho hệ thống trunking tiếp tục sử dụng. - Thống nhất thị trường thiết bị sử dụng cho băng tần 850MHz - Sử dụng hiệu quả phổ tần do không cần nhiều khoảng băng tần bảo vệ giữa các khối.
- Tạo ra 5 khối băng tần nên các doanh nghiệp lớn đều có cơ hội được cấp phép sử dụng.
- Tạo ra hai khối độc lập với khoảng bảo vệ 3-5MHz dành cho IMT trên băng tần 850Mhz.
- Dành 2×5 MHz cho hệ thống trunking tiếp tục sử dụng.
- Khối băng tần quy hoạch theo CEPT được hỗ trợ bởi số lượng thiết bị lớn hơn so với Bắc Mỹ.
Nhược điểm:
- Không có sự thống nhất về thị trường thiết bị do các khối băng tần quy hoạch theo xu hướng khác nhau. Khối băng tần quy hoạch theo CEPT được hỗ trợ bởi số lượng thiết bị lớn hơn so với Bắc Mỹ.
- Khối băng tần liền kề
- Tuy thống nhất về thị trường thiết bị nhưng các thiết bị hỗ trợ phương án quy hoạch theo phương án của Bắc Mỹ còn ít.
- Không có sự thống nhất về thị trường thiết bị do các khối băng tần quy hoạch theo xu hướng khác nhau. Khối băng tần quy hoạch theo CEPT được hỗ trợ bởi số lượng thiết bị lớn hơn so với Bắc Mỹ.
880MHz không có khoảng bảo vệ với hệ thống EGSM
Đánh giá chung, Phương án theo xu hướng Châu Âu được lợi về mặt thị trường thiết bị nhưng không thuận lợi về quy hoạch băng tần do đặc điểm sử dụng chiều truyền dẫn ngược với các băng tần lân cận. Phương án theo xu hướng Bắc Mỹ được lợi thế về mặt quy hoạch băng tần nhưng thị trường thiết bị chưa phát triển.
Chính vì vậy, cần xét thêm các yếu tố thị trường tại thời điểm xem xét lựa chọn ban hành quy hoạch cũng như xu hướng của các nước trong khu vực để có lựa chọn phù hợp nhất.