1. Muối sunfat:
+ Phân loại muối sunfat: Muối sunfat :
- Muối trung hòa (SO42-)
- Muối axit (HSO4-) + Tính tan:
GV: Mô tả thí nghiệm nhỏ dung dịch BaCl2
vào dung dịch H2SO4 loãng và dung dịch Na2SO4. Yêu cầu HS rút ra kết luận về cách nhận biết ion SO42-.
Hoạt động 4:
GV: Yêu cầu HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch sau: H2SO4, Na2SO4, CuSO4, NaCl.
Bài 2: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
FeS2 → SO2 →S →H2S →SO2→SO3
↓
BaSO4¬ H2SO4
- Phần lớn muối sunfat đều tan
- BaSO4, SrSO4, PbSO4 không tan
- CaSO4, Ag2SO4 ít tan.
2. Nhận biết muối sunfat:
Thuốc thử nhận biết ion SO42- là dung dịch muối bari:
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl Bài 2: 4FeS2 + 11O2 o t → Fe2O3 + 4SO2↑ SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O S + H2 o t → H2S H2S + 3H2SO4 → 4SO2 + 4H2O 2SO2 + O2 , o t xt → ¬ 2SO3 SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 H2SO4 + Ba(OH)2 → 2H2O + BaSO4 E. Cũng cố:
- GV: Yêu cầu HS nắm vững kiến thức về điều chế axit sunfuric và cách nhận biết axit sunfuric và muối của nó
- Bài tập: 4, 5, 6 /143 SGK
Ngày soạn : 02/04/2009 Tuần: 29
Tiết 56:AXIT SUNFURIC, MUỐI SUNFAT (T3)
A. Mục tiêu:
HS hiểu:
- Các dạng bài tập về axit sunfuric và muối sunfat
- Các bài tập nhận biêt axit sunfuric va muối của nó
- Kĩ năng
- Giải các bài toán liên quan đến axit sunfuric
- Nhận dạng được các phản ứng axit sunfuric loãng, đặc nóng, đặc nguội
B. Chuẩn bị
- GV: Bài tập về axit sunfuric và muối sunfat
- HS: Ôn tập kiến thức ở nhà và chuẩn bị làm bài tập
C. Kiểm tra bài cũ
- Em hãy trình bày quy trình sản xuất H2SO4 và cho biết hoá chất nhận biết H2SO4 và muối sunfat
D. Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
GV: Có 3 lọ mất nhãn đựng các hoá chất HCl, H2SO4, HNO3 .Em hãy nhận biết các lọ trên
Hoạt động 2:
Cho 10,7 gam hỗn hợp Mg, Fe, Al vào H2SO4 loãng thu được 7,84 lít khí (đktc). Mặt khác cũng 10,7 gam hỗn hợp trên phản ứng với H2SO4 đặc, nóng thu được8,96 lít khí (đktc).
Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu
1. Bài tập 1
Lấy mẫu thử nhỏ của 3 lọ mất nhãn cho vào 3 ông nghiệm. Nhỏ dung dich Ba(NO3)2 vào 3 ống nghiệm trên..Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng là ống nghiệm đựng H2SO4
Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + HNO3 2 ống nghiệm còn lại là HCl và HNO3 không có hiện tượng xảy ra
Cho vào 2 ống nghiệm còn lại vài giọt AgNO3 ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng là HCl
HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3 Ống còn lại là HNO3.
Từ các ống nghiểm trên tìm ra các lo mất nhãn.
2. Bài tập 2:
Gọi x, y, z là số mol của Mg, Fe, Al 24x + 56y + 27z = 10,7 (I) Phản ứng với H2SO4 loãng Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 x x Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 y y 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 +3H2 z 3/2z Ta có x + y + z 2 3 = 4 , 22 84 , 7 = 0.35 (II) Phản ứng với H2SO4 đặc nóng Mg + 2H2SO4 → MgSO4 + SO2 + H2O x x
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 +3SO2 + 6H2O y 3/2y
2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 +3SO2 + 6H2O z 3/2z
x + 3/2y + 3/2z = 8,96/22,4 = 0,4 (III) I, II, III suy ra
x = 0,1 mol y = 0,1 mol z = 0,1 mol mMg = 0,1.24 = 2,4 g
mFe = 0,1.56 = 5,6 g mAl = 0,1.27 = 2,7 gam
E. Cũng cố
- GV: đưa ra thêm một số bài tập yêu cầu HS nắm vững các kiến thức về axit H2SO4 và muối sunfat.
Ngày soạn : 05/04/2009 Tuần: 29
Tiết 57:LUYỆN TẬP (T1)NHÓM OXI – LƯU HUỲNH NHÓM OXI – LƯU HUỲNH
A. Mục tiêu:
HS hiểu:
- Oxi và lưu huỳnh là những nguyên tố phi kim có tính oxh mạnh, trong đó oxi là chất oxh mạnh hơn S
- Hai dạng thù hình của n.tố oxi là O2 và O3
- Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hoa của nguyên tố với những tính chất hóa học của oxi, S
- Tính chất hóa học cơ bản của hợp chất S phụ thuộc vào trạng thái oxi hoá của nguyên tố S trong hợp chất
- Giải thích được các hiện tượng thực tế liên quan đến tính chất của S và các hợp chất của nó
Kĩ năng
- Viết cấu hình e n.tử của oxi, lưu huỳnh
- Giải các bài tập định tính và định lượng về các hợp chất của lưu huỳnh B. Chuẩn bị
- GV: Một số bài tập liên quan đến chương oxi lưu huynh
- HS: Ôn tập kiến thức của chương trước ở nhà C. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
GV: Yêu cầu HS viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố O , S và nhận xét?
Hoạt động 2:
GV: Yêu cầu HS so sánh độ âm điện của O, S(3,44 ; 2,58). HS nhận xét tính oxh và khả năng tham gia pứ của Oxi và S
GV: Yêu cầu HS cho ví dụ về tính oxi hóa mạnh của oxi : Phản ứng với kim loại, phi kim, hợp chất? và nhận xét sự biến đổi số oxi hóa ?(giảm từ 0 xuống -2)
GV: Yêu cầu HS cho vi dụ về tính oxi hóa mạnh của S : phản ứng với kim loại, phi kim và nhận xét sự biến đổi số oxi hóa ?
GV: S tác dụng với chất khử mạnh, số oxi hoá của S giảm từ 0 xuống -2 nên S thể hiện tính oxi hoá hay tính khử?
A. Kiến thức cần nắm vững
I. Cấu tạo, tính chất của oxi và lưu huỳnh 1. Cấu hình electron nguyên tử
- Giống nhau: Lớp e ngoài cùng đều có 6 e, ns2 np4