Một số giải pháp khắc phục

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức về chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại khoa quốc tế bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa (Trang 44)

3.3.1. Đối với bệnh viện:

- Bổ sung thêm nhân lực phục vụ người bệnh.

- Mở các lớp tập huấn về công tác tư vấn GDSK cho người bệnh

- Bố trí mỗi khoa có 01 phòng truyền thông GDSK cho người bệnh nội trú có đầy đủ phương tiện truyền thông như: bàn ghế, ti vi, áp phích treo dán nơi dễ nhìn; các tài liệu về bệnh đái tháo đường để người bệnh và người nhà tham khảo.

- Duy trì hoạt động câu lạc bộ ĐTĐ, tổ chức thảo luận, họp hội đồng người bệnh ĐTĐ cấp khoa, cấp bệnh viện định kì để người bệnh tự trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chế độ ăn.

- Khoa Dinh dưỡng cung cấp chế độ ăn bệnh lí cho NB đang nằm điều trị. Hướng dẫn cho người bệnh, người nhà chế độ ăn phù hợp khi họ ra viện.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát 3.3.2. Đối với NVYT

- Nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc người bệnh ĐTĐ đặc biệt là kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe.

-Chuẩn bị tốt cho các buổi GDSK và sử dụng đa dạng các hình thức truyền thông GDSK như pano, áp phích, sách, báo, tạp chí, tờ rơi...

- Trong quá trình GDSK phải xác định đối tượng được GDSK để có biện pháp GDSK phù hợp.

3.3.3. Đối với người bệnh:

- Tham gia các câu lạc bộ sức khỏe để tăng cường kiến thức cũng như có các kỹ năng tự chăm sóc, phòng biến chứng…

- Tham gia bảo hiểm y tế để yên tâm điều trị. - Kiểm soát đường huyết, tái khám định kì.

- Duy trì thói quen sống – sinh hoạt lành mạnh để có sức khỏe tốt, phòng ngừa biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống.

KẾT LUẬN

Qua thực tế chăm sóc cũng như các khảo sát50 người bệnh ĐTĐ type 2 bằng phiếu khảo sát tại khoa Quốc tế - Bệnh viện tỉnh Thanh Hóa cho thấy:

- NB thuộc nhóm ≥ 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 80%, người bệnh dưới 60 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất là 20%,60% NB sống ở thành thị và NB sống ở nông thôn chiếm 40%. Trong đó, số người có trình độ học vấn THPT là 23 người chiếm tỷ lệ cao nhất là 46% (bảng 2.1).

- Người mắc bệnh dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 38%, người mắc bệnh trên 10 năm chiếm tỷ lệ 30% và người mắc bệnh từ 5 đến 10 năm chiếm tỷ lệ 32% (bảng 2.2).

- Có 68% NB biết rằng một chế độ ăn hợp lý có thể giúp NB ĐTĐ ổn định đường máu và 38% NB cho rằng chế độ ăn hợp lý là một trong những biện pháp quan trọng để hạn chế các biến chứng của bệnh ĐTĐ (bảng 2.3).

- NB đã biết được cần ăn hạn chế đường (92%), mỡ (72%); đưa ra được các thực phẩm cần tránh như bánh kẹo, nước ngọt, thịt chứa nhiều mỡ, tinh bột(bảng 2.4).

- NB đã sử dụng đúng rau xanh trong bữa ăn hàng ngày chiếm tỷ lệ cao nhất là 84%, đã lựa chọn và sử dụng các loại dầu mỡ đúng trong chế biến thức ăn chiếm tỷ lệ cao thứ 2 là 58% (bảng 2.5).

- 56% NB trả lời đúng là nên luộc chín, 36% cho rằng nên chế biến thức ăn hầm kỹ(bảng 2.6).

- NB đã nhận biết được một số thực phẩm cần tránh như bánh kẹo, nước ngọt (94%), thịt chứa nhiều mỡ (72%), tinh bột (82%)(bảng 2.7).

- NB biết không ăn quá no trong một bữa (72%), 64% người bệnh biết không nên bỏ bữa. (bảng 2.8).

 Những thiếu hụt kiến thức:

+ Hơn một nửa người bệnh không biết được lợi ích của chế độ ăn, không biết nên mang theo ít bánh kẹo bên người để đề phòng biến chứng hạ đường huyết (60%) (bảng 2.4).

+ Chỉ có 56% người bệnh nhận thức đúng về cách chế biến thức ăn được luộc chín.

+ Có tới 96% NB thực hành chưa đúng về sử dụng thực phẩm có glucid, 94% NB thực hành chưa đúng hạn chế sử đụng thực phẩm chế biến sẵn, 82% NB thực hành chưa đúng về lựa chọn và sử dụng quả chín và có 58% NB thực hành chưa đúng về lựa chọn và sử dụng các loại đồ uống hạn chế (bảng 2.5).

+ Còn một số lượng lớn người bệnh không biết nên tránh các thực phẩm như hoa quả khô (46%), thực phẩm chế biến sẵn (28%), thời điểm ăn hợp lý và bổ sung năng lượng phù hợp cho hoạt động thể lực.

+ Bên cạnh đó, một số lượng không nhỏ người bệnh không biết về việc nên chia thành nhiều bữa ăn, đặc biệt là có 62% người bệnh không biết trước khi tập luyện, lao động nặng người bệnh nên bổ sung năng lượng phù hợp với cường độ hoạt động.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Qua khảo sát, kết luận và bàn luận; Tôi xin đề xuất các giải pháp như sau:

1. Về phía Bệnh viện

- Bổ sung thêm nhân lực phục vụ cho công tác chăm sóc toàn diện cho người bệnh.

- Mở các lớp tập huấn cho điều dưỡng về công tác tư vấn cho người bệnh: kiến thức chuyên sâu về bệnh đái tháo đường, đặc biệt về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh, phương pháp kỹ năng giáo dục sức khỏe.

- Bố trí mỗi khoa có 01 phòng truyền thông GDSK cho người bệnh nội trú có đầy đủ phương tiện truyền thông như: bàn ghế, ti vi, áp phích treo dán nơi dễ nhìn; các tài liệu về bệnh đái tháo đường để người bệnh và người nhà tham khảo.

- Có phòng tư vấn, truyền thông GDSK cho người bệnh.

- Duy trì hoạt động câu lạc bộ đái tháo đường, tổ chức thảo luận, họp hội đồng người bệnh ĐTĐ cấp khoa, cấp bệnh viện định kì để người bệnh tự trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chế độ ăn.

- Khoa Dinh dưỡng cung cấp đầy đủ chế độ ăn, đặc biệt là chế độ ăn bệnh lí cho người bệnh đang nằm điều trị. Hướng dẫn cho người bệnh, người nhà chế độ ăn phù hợp khi họ ra viện.

- Có các quy định cụ thể về viêc tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh ĐTĐ.

+ Điều dưỡng phải tư vấn cho người bệnh ĐTĐ từ khi vào khoa Khám bệnh, điều trị cho tới khi NB ra viện.

+ 2 tuần 1 lần tổ chức thảo luận, họp hội đồng người bệnh cho những người bệnh ĐTĐ

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát:

+ Phòng Điều dưỡng, Điều dưỡng trưởng khoa tăng cường kiểm tra, giám sát công tác tư vấn GDSK cho người bệnh tại khoa.

+ Đưa công tác tư vấn, GDSK vào trong khen thưởng, kỷ luật hàng tháng, hàng quý.

2. Về phía NVYT

- Nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc người bệnh ĐTĐ đặc biệt là kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc.

- Chuẩn bị tốt cho các buổi GDSK và sử dụng đa dạng các hình thức truyền thông GDSK như pano, áp phích, sách, báo, tạp chí, tờ rơi...

- Xây dựng nội dung GDSK cụ thể cho người bệnh ĐTĐ. Nội dung GDSK đi vào những vấn đề người bệnh còn chưa biết, chưa hiểu, thiếu sót về chế độ ăn như: lợi ích của chế độ ăn hợp lý, các thực phẩm nên tránh, cách chế biến thức ăn và cách phân bố bữa ăn hợp lý, bổ sung năng lượng phù hợp với hoạt động thể lực.

- Trong qúa trình GDSK phải xác định đối tượng được GDSK để có biện pháp GDSK phù hợp.

3. Về phía người bệnh

- Tham gia các câu lạc bộ sức khỏe để tăng cường kiến thức cũng như có các kỹ năng tự chăm sóc, phòng biến chứng…

- Tham gia bảo hiểm y tế để yên tâm điều trị. - Kiểm soát đường huyết, tái khám định kì.

- Duy trì thói quen sống – sinh hoạt lành mạnh để có sức khỏe tốt, phòng ngừa biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bệnh viện ĐK tỉnh Thanh Hóa, Báo cáo sơ kết hoạt động 06 đầu năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2021.

2. Tạ Văn Bình (2003), Dịch tễ học bệnh đái tháo đường, các yếu tố nguy cơ và các vấn đề liên quan đến quản lý bệnh đái tháo đường tại khu vực nội thành 4 thành phố lớn, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.

3. Tạ văn Bình (2006), Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam - các phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

4. Tạ Văn Bình (2007), Làm gì để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

5. Tạ Văn Bình (2007), Người bệnh đái tháo đường cần biết, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.

6. Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường tăng glucose máu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

7.Bộ Y tế (2011), Quyết định số 3280/QĐ-BYT ngày 09/09/2011 về việc ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường type II, Bộ Y tế, Hà Nội.

8.Nguyễn Mạnh Dũng (2007), "Đánh giá nhận thức của người bệnh đái tháo đường về chế độ ăn uống và tập luyện thể lực", Tạp chí Y học thực hành, Số 731, tr 191 - 195.

9. Đỗ Quang Tuyển (2012), Mô tả kiến thức, thực hành và các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại phòng khám, Bệnh viện lão khoa Trung ương, Luận văn Thạc sỹ Y tế Công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.

10.Phạm Thị Thu Hương và Nguyễn Thị Lâm (2008), Hướng dẫn chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường theo đơn vị chuyển đổi thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

11.Phạm Văn Khôi (2011), Thực trạng tư vấn dinh dưỡng, nuôi dưỡng và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

12.Nguyễn Trung Kiên và Lưu Thị Hồng Vân (2010), "Nghiên cứu kiến thức, thực hành về bệnh đái tháo đường của bệnh nhân đái tháo đường type II tại Bệnh viện Hòa Bình - Tỉnh Bạc Liêu năm 2010", Y học Thực hành, Số 736 (5), tr 20 - 23.

13.Trần Hoa Vân, Lê Minh Phượng(2012), "Khảo sát đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi về chế độ dinh dưỡng và chế độ tập luyện của người bệnh ĐTĐ type II tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang”, Tạp chí Y học thực hành.

14.Bùi Khánh Thuận (2009), Kiến thức, thái độ, hành vi về chế độ ăn và luyện tập ở người bệnh đái tháo đường type II tại Bệnh viên Nhân Dân 115, Luận văn thạc sỹ Y học, trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

15.WHO (2003), Tuyên bố Tây Thái Bình Dương về bệnh đái tháo đường-Kế hoạch hành động giai đoạn 2000-2025, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

16. Internation Diabetes Federation (2012), "Annual Report 2012", The

International Diabetes Federation, pg.12.

17. Mafauzy M, Hussein Z và Chan SP (2008), "The status of Diabetes control in Malaysia: Results of DiabCare", Med Journal Malaysia. Vol. 66 (3), pg. 175 -178.

18. N. Shah Viral, P. K. Kamdar và Nishit Shah (2009), "Assessing the knowledge, attitudes and practice of typ 2 diabetes among patients of Saurashtra region, Gujarat", PMC2822215, Vol. 29(3).

19. Peter R (1998), "Compliance with antihypertensive therapy: raising the bar ofexpectation", The American Journal of managed care, Vol. 4(7), pg. 957 - 966.

20. Senay Uzun và Filiz Arslan (2006), "The assessment of adherence of diabetes individuals to treatment and lifestyle change recommendations",

Clinical Vasscular Biology Congress, Vol. 102 (9), pg. 102 -108.

21. Shobhana R và các cộng sự. (1999), "Patients’ adherence to diabetes treatment", Journal Assoc Physicians india, Vol. 47(12), pg. 1173 - 1175.

PHỤ LỤC: BỘ CÂU HỎI KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ CHẾ ĐỘ ĂN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Phần 1. Thông tin chung 1. Tuổi

2. Giới

3. Nghề nghiệp 4. Trình độ học vấn

5. Nơi sống (thành phố, nông thôn,…)

6. Thời gian mắc bệnh: Ông/ bà phát hiện ĐTĐ bao lâu?

 Dưới 5 năm

 Từ 5 đến 10 năm

 Trên 10 năm Phần 2. Kiến thức về chế độ ăn

TT Câu hỏi Trả lời

1 Chế độ ăn hợp lý giúp người bệnh ĐTĐ ổn định đường máu?

1. Đúng 2.Sai 2 Chế độ ăn hợp lý là biện pháp quan trọng để

hạn chế các biến chứng của bệnh ĐTĐ?

1. Đúng 2.Sai

3

Theo Ông/bà NB ĐTĐ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày là?

1. 1-2 bữa 2. 3-4 bữa

3. Nhiều hơn 4 bữa… 5 Ống/ bà có thói quen ăn sáng? 1. Thi thoảng

2. Thường xuyên hàng ngày

6 Ông/ bà có sử dụng rau xanh trong bữa ăn hàng ngày?

1. Sử dụng 1 bữa/ngày 2. Tất cả các bữa ăn đều có rau xanh

7 Hạn chế sử dụng thực phẩm có glucid? 1. Hạn chế khoai tây 2. Hạn chế miến dong, gạo 8 Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn? 1. Hạn chế thịt hộp,cá hộp…

9 Cách lựa chọn và sử dụng quả chín?

1. Dưa hấu, dưa bở, nhót chín, bưởi..

2. Hồng xiêm, na, vú sữa, xoài chín…

10 Cách lựa chọn và sử dụng thực phẩm có nhiều chất đạm?

1. Thịt lợn nạc, cá, tôm. 2.Thịt gà

3. Đậu phụ, sữa đậu nành.

11 Lựa chọn và sử dụng các loại dầu , mỡ?

1. Dầu mè,dầu oliu, dầu hướng dương

2. Mỡ lợn rán, Bơ

12 Lựa chọn và sử dụng các loại đồ uống?

1. Nước khoáng đóng chai 2. Nước ngọt, Nước gạo, sữa chua uống…

13 Người bệnh ĐTĐ nên ăn hạn chế đường (Glucose)

1. Đúng 2.Sai 14 Người bệnh ĐTĐ nên ăn hạn chế muối (ăn

nhạt)

1. Đúng 2.Sai 15 Người bệnh ĐTĐ nên ăn hạn chế mỡ 1. Đúng

2.Sai 16 Người bệnh ĐTĐ nên ăn tăng cường rau

xanh

1. Đúng 2.Sai 17 Người bệnh ĐTĐ nên mang theo ít bánh/kẹo

bên người đề phòng hạ đường huyết

1. Đúng 2.Sai 18 Người bệnh ĐTĐ không nên bỏ bữa 1. Đúng

2.Sai 19 Người bệnh ĐTĐ nên chia thành nhiều bữa

nhỏ

1. Đúng 2.Sai 20 Người bệnh ĐTĐ không nên ăn quá no trong

một bữa

1. Đúng 2.Sai 21 Trước khi tập luyện, lao động nặng người

bệnh nên bổ sung năng lượng phù hợp với

1. Đúng 2.Sai

cường độ hoạt động

22

Người bệnh ĐTĐ nên ăn các thức ăn được chế biến như thế nào?

(Chọn nhiều ý đúng) 1. Hầm kỹ 2. Luộc chín 3. Chiên/xào, nướng 4. Không biết 23

Người bệnh ĐTĐ nên tránh các loại thức ăn nào?

(Chọn nhiều ý đúng)

1. Bánh kẹo, nước ngọt 2. Hoa quả khô

3. Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn

4. Tinh bột

5. Thịt chứa nhiều mỡ 6. Không biết

NHẬN XÉT CỦA

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

NHẬN XÉTCỦA

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức về chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại khoa quốc tế bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)