người bệnh đái tháo đường type 2
Trong việc điều trị bệnh đái tháo đường thì sự phối hợp của người bệnh trong chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng. Do vậy đã có một số đề tài nghiên cứu đánh giá kiến thức chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Nghiên cứu của tác giả Trần Văn Văn, Lê Minh Phương tại Bệnh viện đa khoa Trung tâm Tiền Giangcó 69 % người bệnh trả lời đúng các câu hỏi kiến thức về chế độ ăn, 65% người bệnh trả lời đúng các câu hỏi kiến thức về chế độ tập luyện cho người bệnh Đái tháo đường. Người bệnh có thái độ khá tốt về chế độ ăn và chế độ tập luyện: 87% người bệnh cho rằng chế độ ăn là quan trọng, 82% người bệnh cho rằng chế độ tập luyện là quan trọng. Tuy nhiền còn khá nhiều người bệnh chưa có chế độ ăn hợp lý, chỉ có 75% người bệnh có tham gia tập luyện thể dục, thể thao và chỉ có 46% người bệnh biết tự theo dõi đường huyết của mình [13].
Nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Khánh Thuận cho thấy kiến thức của người bệnh về chế độ ăn chưa cao có 53% người bệnh có kiến thức về chế độ ăn đúng > 50% còn 47% người bệnh có kiến thức chưa đúng [14]
Nghiên cứu của tác giải Nguyễn Thị Ái Xuân trên 330 người bệnh đái tháo đường điều trị tại khoa Nội Tim mạch – Nội tiết Bệnh viện Quận Bình Thạnh năm 2014 – 2015 cho thấy: Tỷ lệ người bệnh đái tháo đường có kiến thức đúng về tuân thủ điều trị là 73,9%. Thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường: tuân thủ dinh dưỡng 78,8%, tuân thủ hoạt động thể lực
62,1%, tuân thủ dùng thuốc 71,2%, tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám định kỳ 26,4%. Có thể thấy, vẫn còn 26% người bệnh có kiến thức chưa đúng. Việc người bệnh không có kiến thức đúng về tuân thủ điều trị ĐTĐ có thể gây những hậu quả nguy hiểm. Nghiên cứu cũng cho rằng việc trang bị kiến thức về tuân thủ điều trị ĐTĐ có thể giúp người bệnh ngăn ngừa được những diễn biến xấu và có hướng xử trí kịp thời. Mục tiêu đầu tiên của điều trị ĐTĐ là chế độ ăn uống và tập luyện, để thay đổi một thói quen trong ăn uống là rất khó nên cần hướng dẫn người bệnh thực hiện tốt chế độ ăn uống giúp hạn chế biến chứng xảy ra và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Đặc biệt nghiên cứu của Bùi Nam Trung và Đỗ Quang Tuyền về kiến thức và thực hành tuân thủ chế độ dinh dưỡng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại bệnh viện lão khoa trung tương năm 2012 cho thấy, Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về lựa chọn các thực phẩm chiếm tỷ lệ khá cao: có tới 98,8% bệnh nhân lựa chọn đúng là ăn các loại rau, để tăng cường chất xơ và giúp làm giảm quá trình hấp thu glucose. Trong khi đó kiến thức đúng về các loại thực phẩm cần tránh như dưa hấu chỉ đạt 17,6%, dứa đạt 21,5 %. Điều này có thể do người bệnh chưa quan tâm đúng mức tới chế độ ăn kiêng trong khi đó chế độ ăn kiêng là một phần quan trọng trong chiến lược điều trị nhằm kiểm soát đường huyết cũng như phòng biến chứng của bệnh.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, bệnh nhân ĐTĐ nên hạn chế ăn những thực phẩm có chỉ số đường cao như bánh mỳ, bột dong, dưa hấu, dứa, các loại khoai nướng… và tăng cường chất xơ như các loại rau củ quả. Đồng thời bệnh nhân cũng tránh bữa ăn lớn, chia nhỏ thành nhiều bữa gồm 3 bữa chính, 1-3 bữa phụ để giúp cho bệnh nhân ổn định đường máu không bị tăng quá cao sau bữa ăn và cũng không bị hạ quá khi xa bữa ăn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có đến 44,8 % bệnh nhân ăn ít rau quả hơn so với khuyến cáo, tần suất tiêu thụ các thực phẩm theo khuyến cáo chiếm tỷ lệ cao nhất là rau, các loại trái cây (xoài, chuối, táo, nho), các loại đậu (đậu phụ).
Trong khi các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao không nên ăn như dứa, bánh mỳ trắng, dưa hấu, …thì mức độ tiêu thụ dứa hàng ngày chiếm tỷ lệ cao nhất. Việc thực hành không đúng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhiều bệnh nhân nghe dân gian truyền miệng cho rằng ăn dứa rất tốt cho người già. Ngoài ra một số bệnh nhân còn cho rằng nhân viên y tế tư vấn chung chung chưa cụ thể, không biết là mình nên ăn hay không nên ăn loại thực phẩm nào. Việc thực hành không đúng lựa chọn các thực phẩm ăn hàng ngày chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả điều trị bệnh, rất khó kiểm soát nồng độ đường huyết và nhanh xuất hiện các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Vì vậy cần phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền tưvấn, giám sát chặt chế độ ăn, cũng như xem xét đến khả năng tăng cường các buổi nói chuyện gặp gỡ trao đổi giữa bác sỹ và bệnh nhân tại bệnh viện.
Như vậy với các nghiên cứu được thực hiện tại nhiều nơi, nhiều đối tượng, có thể nhận thấy vẫn có những tồn tại thiếu hụt kiến thức về chế độ ăn của người bệnh. Đó có thể là nguyên nhân dẫn đến việc tuân thủ chế độ ăn của người bệnh chưa thật tốt. Các nghiên cứu cũng đều khuyến cáo công tác tuyên truyền tư vấn về chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường type 2 là hết sức quan trọng.
CHƯƠNG 2: MÔ TẢ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 2.1. Thông tin chung về bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa:
Bệnh viện ĐK tỉnh Thanh Hóa trực thuộc Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa là Bệnh viện đa khoa hạng I tuyến tỉnh, quy mô 1.200 giường bệnh, hơn 1.250 cán bộ, viên chức, người lao động. Bệnh viện cũng là một trung tâm y tế chuyên sâu và hiện đại nhất tỉnh, có nguồn nhân lực chất lượng cao. Bệnh viện đã khẳng định được sự phát triển bứt phá, bền vững trong sự nghiệp đổi mới, với cơ sở hạ tầng khá khang trang, nhiều trang thiết bị y tế hiện đại và một khối lượng lớn các dịch vụ kỹ thuật y tế có chất lượng cao; nhiều thế hệ thầy thuốc, cán bộ khoa học ở các chuyên khoa được đào tạo cơ bản, có chuyên môn giỏi, có uy tín, trưởng thành qua thời gian và kinh nghiệm thực tiễn, không ngừng học tập, nghiên cứu khoa học, đạt được trình độ học vấn cao, giành được các danh hiệu cao quý Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc ưu tú.
Với hơn 500 cán bộ, viên chức có trình độ đại học trở lên; trong đó 35 tiến sĩ, BSCKII, 114 BSCKI, thạc sĩ y học, thạc sĩ dược, 93 bác sĩ đa khoa, 50 dược sĩ; hơn 10 thạc sĩ, chuyên khoa I điều dưỡng; 150 đại học điều dưỡng, kỹ thuật viên trong số 715 điều dưỡng, kỹ thuật viên và 179 nhân viên các chuyên ngành khác
Bệnh viện đã tập trung mọi nguồn lực thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh. Trong 6 tháng đầu năm 2021, Bệnh viện đã khám cho 99.127 lượt bệnh nhân ngoại trú (tăng 18% so với cùng kỳ năm 2020), Bệnh nhân nội trú 37.946 người (tăng 10%). Số lượngngười bệnh nằm điều trị nội trú ở Khoa Quốc tế - Bệnh viện tỉnh Thanh Hóa trung bình mỗi tháng là 250 BN; trong đó người bệnh ĐTĐ type 2 điều trị nội trú là 50 BN.
2.2. Thực trạng kiến thức về chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại khoa Quốc tế - Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa type 2 điều trị tại khoa Quốc tế - Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Qua khảo sát 50người bệnh ĐTĐ type 2 tại khoa Quốc tế - Bệnh viện tỉnh Thanh Hóa trong khoảng thời gian từ 25/5/2017 đến 25/6/2017bằng bộ câu hỏi với phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Kết quả cụ thể:
2.2.1.Đặc điểm chung của đối tượng tham gia khảo sát
Bảng 2. 1. Phân bố tuổi, nơi cư trú và trình độ học vấn của đối tượng khảosát Thông tin chung của NB Số lượng Tỷ lệ %
Tuổi < 60 tuổi 10 20 ≥ 60 tuổi 40 80 Giới Nam 28 56 Nữ 22 44 Khu vực Thành thị 30 60 Nông thôn 20 40 Trình độ THCS 10 20 THPT 23 46 Trung cấp trở lên 17 34
Nhận xét: Bảng 2.1 cho thấy, Trong 50NB tham gia phỏng vấn có 10 NB thuộc nhóm ≥ 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 80% và có 10 NB dưới 60 tuổi chiếm tủy lệ thấp nhất là 20%. Có 30 người bệnh sống ở thành thị chiếm tỷ lệ 60%, 20 người sống ở nông thôn chiếm 40%. Trong đó, số người có trình độ học vấn THPT là 23 người chiếm tỷ lệ cao nhất là 46%.
2.2.2. Thời gian mắc bệnh
Bảng 2. 2. Phân bố thời gian mắc bệnh của đối tượng tham gia khảo sát Thời gian mắc bệnh Số lượng Tỷ lệ(%)
Dưới 5 năm 19 38
Từ 5 đến 10 năm 16 32
Trên 10 năm 15 30
Nhận xét: Bảng 2.2 cho thấy có 19 người mắc bệnh dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 38%, 15 người mắc bệnh trên 10 năm chiếm tỷ lệ 30% và 16 người mắc bệnh từ 5 đến 10 năm chiếm tỷ lệ 32%.
2.2.3. Kiến thức về tác dụng của chế độ ăn
Bảng 2. 3. Kiến thức của người bệnh ĐTĐ về tác dụng của chế độ ăn Nội dung Trả lời đúng Trả lời sai
SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Chế độ ăn hợp lý giúp ổn định đường
máu 34 68 16 36
Chế độ ăn hợp lý là biện pháp quan
trọng để hạn chế các biến chứng 19 38 31 62 Nhận xét:Nhận thức về lợi ích của chế độ ăn là hết sức quan trọng, bởi đây là động lực giúp người bệnh thực hiện một chế độ ăn đúng. Theo kết quả khảo sát, kiến thức của người bệnh về lĩnh vực này chưa tốt. Cụ thể, có 68% biết rằng một chế độ ăn hợp lý có thể giúp người bệnh đái tháo đường ổn định đường máu và 38% người bệnh cho rằng chế độ ăn hợp lý là một trong những biện pháp quan trọng để hạn chế các biến chứng của bệnh ĐTĐ.
2.2.4. Kiến thức về chế độ ăn
Bảng 2. 4. Kiến thức của người bệnh ĐTĐ về chế độ ăn
Nội dung Trả lời đúng Trả lời sai SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Ăn hạn chế đường (Glucose) 46 92 7 8 Ăn hạn chế muối (ăn nhạt) 2 56 22 44 Ăn hạn chế mỡ 36 72 14 28 Tăng cường rau xanh 32 64 18 36 Mang theo ít bánh/kẹo bên người đề
phòng hạ đường huyết 30 60 20 40 Nhận xét:Chế độ ăn hợp lý có thể giúp NB ổ định đường huyết và hạn chế biến chứng, tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy kiến thức của NB về nội
dung này chưa thật sự tốt. Cụ thể, có 92% NB biết chế độ ăn có chứa glucose, 72% biết về chế độ ăn mỡ nhưng số người biết về chế độ ăn muối và rau xanh lại không cao, tỉ lệ lần lượt là 56% và 64%. Bên cạnh đó, một trong các biến chứng thường xảy ra đối với người bệnh ĐTĐ đó là biến chứng hạ đường huyết. Vì vậy các khuyến cáo của Hội nội tiết cho rằng người bệnh ĐTĐ nên mang ít bánh/kẹo bên người để khi thấy có dấu hiệu của hạ đường huyết NB có thể xử lý kịp thời. Tuy nhiên, trong khi khảo sát chỉ có 60% NB được hỏi biết về vấn đề này.
2.2.5. Kiến thức tuân thủ thực hành về chế độ dinh dưỡng của đối tượng khảo sát
Bảng 2. 5. Thực trạng tuân thủ thực hành về chế độ ăn uống của đối tượng khảo sát
Nội dung
Trả lời đúng Trả lời sai SL TL % SL TL% Cách chia bữa ăn/ngày đúng cách 8 16 42 84 Có thói quen ăn sáng 14 28 36 72 Có sử dụng rau xanh trong bữa ăn hàng ngày 42 84 8 18 Hạn chế sử dụng thực phẩm có glucid 2 4 48 96 Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn 3 6 47 94 Cách lựa chọn và sử dụng quả chín đúng 9 18 41 82 Cách lựa chọn và sử dụng thực phẩm có nhiều chất đạm đúng 12 24 38 76 Lựa chọn và sử dụng các loại dầu, mỡ(động
thực vật trong chế biến bữa ăn đúng)
29 58 21 42 Lựa chọn và sử dụng các loại đồ uống hạn
chế.
21 42 29 58 Nhận xét: Bảng 2.6 cho thấy: Có 42 người đã sử dụng đúng rau xanh
trong bữa ăn hàng ngày chiếm tỷ lệ cao nhất là 84%, 29 người đã lựa chọn và sử dụng các loại dầu mỡ đúng trong chế biến thức ăn chiếm tỷ lệ cao thứ 2 là
58%. Tuy nhiên, có tới 48 người thực hành chưa đúng về sử dụng thực phẩm có glucid chiếm tỷ lệ là 96%, 47 người thực hành chưa đúng hạn chế sử đụng thực phẩm chế biến sẵn chiếm tỷ lệ 94%, 41 người thực hành chưa đúng về lựa chọn và sử dụng quả chín chiếm tỷ lệ 82% và có 29 người thực hành chưa đúng về lựa chọn và sử dụng các loại đồ uống hạn chế chiếm tỷ lệ 58%.
2.2.6. Kiến thức về cách chế biến thức ăn
Bảng 2. 6. Kiến thức của người bệnh ĐTĐ về cách chế biến thức ăn Nội dung SL Tỷ lệ (%) Hầm kỹ 18 36 Chiên/xào, nướng 9 18 Luộc chín 28 56 Không biết 3 6 Tổng 98 100
Nhận xét:Cách chế biến thực phẩm cũng là một nội dung cần được chú ý, người bệnh ĐTĐ tốt nhất nên chế biến thức ăn dưới dạng luộc chín, hạn chế chiên xào nướng. Tại khoa Quốc tế - bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá, người bệnh chưa có nhiều kiến thức về cách chế biến thức ăn, chỉ có 56% người bệnh trả lời đúng là nên luộc chín, số còn lại 36% cho rằng nên chế biến thức ănhầm kỹ, Chiên/xào, nướng (18% ), không biết (6%).
2.2.7. Kiến thức về các thức ăn nên tránh
Bảng 2. 7. Kiến thức của người bệnh ĐTĐ về các thức ăn nên tránh Nội dung SL Tỷ lệ (%) Bánh kẹo, nước ngọt 47 94
Hoa quả khô 23 46
Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn 14 28
Tinh bột 41 82
Thịt chứa nhiều mỡ 36 72
Nhận xét:Theo khuyến cáo của WHO, bệnh nhân ĐTĐ nên hạn chế ăn những thực phẩm có chỉ số đường cao như bánh kẹo, hoa quả khô, tinh bột…,
bên cạnh đó các thực phẩm chứ nhiều chất béo, chất bảo quản và muối người bệnh ĐTĐ cũng nên hạn chế sử dụng. Về vấn đề này, người bệnh đã nhận biết được một số thực phẩm cần tránh như bánh kẹo, nước ngọt (94%), thịt chứa nhiều mỡ (72%), tinh bột (82%). Nhưng các thực phẩm như hoa quả khô, thực phẩm chế biến sẵn vẫn còn một số lượng lớn người bệnh chưa biết.
2.2.8. Kiến thức về thời điểm ăn hợp lý
Bảng 2. 8. Kiến thức của người bệnh ĐTĐ về thời điểm ăn hợp lý Nội dung Trả lời đúng Trả lời sai
SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %
Không bỏ bữa 32 64 18 36
Chia nhiều bữa nhỏ 28 56 22 44 Không nên ăn quá no trong một bữa 36 72 14 28 Trước khi tập luyện, lao động nặng người
bệnh nên bổ sung năng lượng phù hợp với cường độ hoạt động
19 38 31 62 Nhận xét:Sự hiểu biết của người bệnh Đái tháo đường type 2 điều trị ở Khoa Quốc tế - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa về thời điểm ăn hợp lý còn nhiều thiếu hụt: 72% biết không ăn quá no trong một bữa, 64% người bệnh biết không nên bỏ bữa. Bên cạnh đó một số lượng không nhỏ người bệnh không biết về việc nên chia thành nhiều bữa ăn, đặc biệt là có 62% người bệnh không biết trước khi tập luyện, lao động nặng người bệnh nên bổ sung năng lượng phù hợp với cường độ hoạt động.
CHƯƠNG 3: BÀN LUẬN 3.1. Những việc đã thực hiện tại đơn vị
- Người bệnh đã có một số kiến thức cơ bản về chế độ ăn. Cụ thể hầu hết người bệnh đã biết được cần ăn hạn chế đường, mỡ từ đó đưa ra được các thực phẩm cần tránh như bánh kẹo, nước ngọt, thịt chứa nhiều mỡ, không nên ăn quá no trong một bữa, không nên bỏ bữa. Tuy nhân, một số lượng lớn