Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác chăm sóc bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai tại khoa sản thường bệnh viện phụ sản trung ương năm 2021 (Trang 25)

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Là những sản phụ tại khoa Sản Thường, Bệnh viện Phụ sản Trung ương. 2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn

- Bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai tại khoa Sản Thường, Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong tháng 6 năm 2021.

- Đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ - Bà mẹ bị rối loạn tâm thần - Bà mẹ bị bệnh nặng

- Bà mẹ không đồng ý tham gia nghiên cứu - Bà mẹ bị câm, mù, điếc

- Bà mẹ không biết chữ

2.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: khoa Sản Thường, Bệnh viện Phụ sản Trung ương. - Thời gian: từ tháng 01/05/2021 đến tháng 31/05/2021.

2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu - Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 2.2.2. Cỡ mẫu

- Cỡ mẫu là 100 sản phụ. 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu

- Chọn tất cả những bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai phù hợp tiêu chuẩn chọn mẫu và tiêu chuẩn loại trừ để tiến hành khảo sát cho đến khi đủ 100 mẫu.

2.2.4. Nội dung nghiên cứu

2.2.4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu - Tuổi: gồm các nhóm tuổi như sau:

+ Nhóm 1: dưới 23 tuổi + Nhóm 2: từ 23–35 tuổi + Nhóm 3: trên 35 tuổi

- Khu vực sinh sống: gồm 2 giá trị: + Thành thị: thị xã, thị trấn, thành phố. + Nông thôn: xã, huyện, buôn, làng.

- Nghề nghiệp: gồm 4 giá trị: nội trợ; làm ruộng, làm vườn; công chức (làm việc cho nhà nước hoặc cho danh nghiệp) và nghề khác.

- Trình độ học vấn: gồm 4 giá trị:+ Không biết chữ: không biết đọc, không biết viết.

+ Cấp 1: đã học được hết bất kì lớp nào từ lớp 1 đến lớp 5, biết đọc và viết. + Cấp 2: đã học được hết bất kì lớp nào từ lớp 6 đến lớp 9.

+ Cấp 3: đã học được hết bất kì lớp nào từ lớp 10 đến lớp 12 . + Đại học, cao đẳng: đã học đại học hoặc cao đẳng.

- Dân tộc: gồm 4 giá trị : kinh, hoa, khơ-me, khác…

- Số lần sinh con kể cả lần này: gồm 3 giá trị: lần 1, lần 2,  3 lần. - Tuổi thai: gồm 3 giá trị:

+ Thiếu tháng (dưới 37 tuần) + Đủ tháng (37–42 tuần) + Già tháng (trên 42 tuần).

- Tiền sử phẫu thuật lấy thai: gồm 2 giá trị là có và không.

- Lý do phẫu thuật lấy thai: gồm 2 giá trị: theo yêu cầu và chỉ định của bác sĩ. - Hậu phẫu ngày thứ mấy.

2.2.4.2. Thực hành chăm sóc bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai.

Bộ câu hỏi gồm 30 nội dung được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp bà mẹ, ghi chép từ bệnh án hoặc khám, nhận định trên lâm sàng.

Bà mẹ được chăm sóc tốt mỗi nội dung đạt 1 điểm. Bà mẹ được chăm sóc chưa tốt mỗi nội dung đạt 0 điểm. - Chị có đau vết mổ không: chia làm ba loại:

+ Không đau

+ Đau khi vận động mạnh, đi lại + Có đau

Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn 1 trong 2 đáp án: không đau; đau khi vận động mạnh, đi lại.

- Điều dưỡng rửa và thay băng vết mổ khi nào, bao nhiêu lần/ngày: chia làm ba loại:

+ Rửa vào buổi sáng, 1 lần/ngày

+ Rửa vào buổi sáng và chiều, 2 lần/ngày + Không rửa và thay băng vết mổ

Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn 1 trong 2 đáp án: Rửa vào buổi sáng, 1 lần/ngày; rửa vào buổi sáng và chiều, 2 lần/ngày

- Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ: chia làm 2 loại: có và không Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn đáp án: có

- Chế độ ăn sau khi phẫu thuật lấy thai: chia làm 6 loại: + Thịt, cá, trứng và rau củ nấu chín

+ Chỉ ăn cơm với thịt + Ăn canh rau củ

+ Chưa ăn cơm, chỉ ăn cháo thịt

+ Ăn thức ăn có nhiều canxi (tôm, cua, tép,..) + Kiêng ăn các loại hải sản, thịt gà, thịt bò

Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn ≥ 3 đáp án: Thịt, cá, trứng và rau củ nấu chín; ăn canh rau củ; ăn thức ăn có nhiều canxi (tôm, cua, tép,..); kiêng ăn các loại hải sản, thịt gà, thịt bò

- Chị có thường xuyên ăn trái cây: chia làm 2 loại: + Ăn đủ các loại trái cây (cam, quýt, bưởi, chuối,..)

+ Không ăn trái cây

Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn đáp án: ăn đủ các loại trái cây (cam, quýt, bưởi, chuối,..)

- Lượng nước uống mỗi ngày: gồm 3 mức độ: + < 1,5 lít/ngày

+ 1,5–2 lít/ngày + > 2 lít/ngày

Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn 1 trong 2 đáp án: 1,5–2 lít/ngày; > 2 lít/ngày

- Tình trạng đại tiện hiện tại: chia làm ba loại: + Bình thường

+ Táo bón + Chưa đại tiện

Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn đáp án: bình thường - Màu sắc của phân sau khi đi đại tiện: chia làm năm loại: + Phân có lẫn máu, mủ

+ Phân có màu vàng + Phân có màu đen + Phân có màu nâu + Đang bị táo bón

Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn đáp án: phân có màu nâu - Tình trạng tiểu tiện hiện tại: chia làm ba loại:

+ Bình thường + Tiểu gắt, buốt + Bí tiểu

Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn đáp án: bình thường - Số lượng nước tiểu mỗi ngày: chia làm ba loại:

+ ≤ 500 ml/ngày + 1,5–2 lít/ngày

+ > 2 lít/ngày

Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn 1 trong 2 đáp án: 1,5–2 lít/ngày; > 2 lít/ngày

- Màu sắc của nước tiểu: chia làm ba loại: + Màu vàng đậm như nước trà

+ Màu vàng nhạt và trong + Màu đỏ

Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ đáp án: màu vàng nhạt và trong. - Hô hấp: chia làm ba loại: khó thở; ho và không có khó thở và ho Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn đáp án: không có khó thở và ho - Tuần hoàn: chia làm năm loại:

+ Tim đập nhanh + Nhức đầu + Chóng mặt + Mệt

+ Không có các triệu chứng trên

Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn đáp án: không có các triệu chứng trên - Vệ sinh cá nhân: chia làm 5 loại

+ Rửa mặt, súc miệng, chảy răng mỗi ngày + Lau mình bằng nước ấm và thay đồ sạch + Tắm bình thường

+ Rửa và lau khô bộ phận sinh dục thường xuyên + Thay băng vệ sinh thường xuyên, 4–6 miếng/ngày

Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn ≥ 3 đáp án: rửa mặt, súc miệng, đánh răng mỗi ngày; lau mình bằng nước ấm và thay đồ sạch; rửa và lau khô bộ Phận sinh dục thường xuyên; thay băng vệ sinh thường xuyên, 4–6

miếng/ngày.

- Vệ sinh vú trước và sau khi cho trẻ bú: chia làm ba loại: + Lau sạch vú bằng nước ấm trước khi cho trẻ bú

+ Lau sạch vú bằng nước ấm trước và sau khi cho trẻ bú + Vắt hết sữa còn dư sau khi cho trẻ bú

Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn 1 trong 2 đáp án: lau sạch vú bằng nước ấm trước và sau khi cho trẻ bú; vắt hết sữa còn dư sau khi cho trẻ bú - Thay khăn trải giường hàng ngày: chia làm 2 loại có và không

Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn đáp án: có - Vận động sau sinh: chia làm 2 loại

+ Ngồi dậy sớm, đi lại vận động nhẹ nhàng sau mổ + Không dám ngồi dậy sớm, không vận động sau mổ

Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn đáp án: ngồi dậy sớm, đi lại vận động nhẹ nhàng sau mổ

- Chị ngủ có đủ giấc không: chia làm 2 loại: ≥ 8 tiếng và < 8 tiếng Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn đáp án: ≥ 8 tiếng

- Tâm trạng sau khi sinh: chia làm 4 loại + Bình thường

+ Lo lắng

+ Hay súc động, khóc + Khác

Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn đáp án: bình thường - Sau sinh bao lâu cho trẻ bú mẹ: chia làm 4 loại

+ Không bú mẹ + 0,5–1 giờ sau sinh + Sau 6 giờ sau sinh + Sau 12 giờ sau sinh

Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn 1 trong 2 đáp án: 0,5–1 giờ sau sinh hoặc sau 6 giờ sau sinh

- Hiện tại trẻ bú bằng sữa gì: chia làm ba loại + Sữa mẹ

+ Sữa nhân tạo

Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn đáp án: sữa mẹ

- Trẻ bú một ngày mấy lần: chia làm ba loại: 4 lần, 6 lần, bú theo nhu cầu của trẻ

Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn đáp án: bú theo nhu cầu của trẻ - Trẻ có các dấu hiệu bất thường nào không: chia làm 5 loại:

+ Bé có sốt

+ Bé có vàng da, vàng mắt

+ Bé có tím tái toàn thân, đầu chi hoặc môi không + Bé không bú

+ Bé không có các dấu hiệu trên

Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn đáp án: bé không có các dấu hiệu trên - Lần mang thai kế tiếp: chia làm 4 loại:

+ Lần mang thai kế tiếp trong vòng 1 năm + Lần mang thai kế tiếp sau 2 năm

+ Lần mang thai kế tiếp trên 3 năm + Không biết

Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn 1 trong 2 đáp án: lần mang thai kế tiếp sau 2 năm; lần mang thai kế tiếp trên 3 năm

- Biện pháp kế hoạch hóa gia đình: + Cho bú vô kinh

+ Đặt vòng tránh thai + Bao cao su

+ Viên tránh thai + Khác

Bà mẹ được chăm sóc tốt là bà mẹ chọn 1 trong các đáp án: cho bú vô kinh; đặt vòng tránh thai; bao cao su; viên tránh thai

- Dấu hiệu sinh tồn: chia làm 6 loại + Bình thường

+ Sốt

+ Tăng huyết áp + Nhịp tim nhanh + Nhịp thở chậm + Mạch chậm

Bà mẹ được chăm sóc khi khi dấu hiệu sinh tồn bình thường - Tình trạng vết mổ hiện tại: chia làm ba loại

+ Vết mổ khô

+ Vết mổ thấm dịch ra băng + Khác

Bà mẹ được chăm sóc tốt khi vết mổ khô

- Biến chứng của bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai: chia làm 2 loại có và không Bà mẹ được chăm tốt khi không có biến chứng

- Các biến chứng hậu phẫu: chia làm 4 loại + Nhiễm trùng hậu sản

+ Nhiễm trùng vết mổ + Nhiễm trùng tiểu + Biến chứng khác

Bà mẹ được chăm sóc tốt khi không có biến chứng - Thực hành chăm sóc bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai:

+ Bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai được chăm sóc tốt là bà mẹ có từ 23–30 điểm + Bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai được chăm sóc chưa tốt là bà mẹ có từ 0–22 điểm.

2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu

Sử dụng bộ câu hỏi để thực hiện thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp kết hợp với điền câu trả lời của người được phỏng vấn.

Các bước tiến hành thu thập số liệu:

Quá trình thu thập số liệu được tiến hành ngay tại khoa Sản thường, bệnh viện Phụ sản Trung ương. Trình tự thực hiện gồm:

- Tiếp xúc với từng đối tượng: giới thiệu bản thân, giới thiệu về nội dung và mục đích khảo sát của phỏng vấn viên, và đảm bảo bí mật thông tin của đối tượng tham gia nghiên cứu, thời gian thực hiện nội dung phỏng vấn khoảng 15– 20 phút.

- Sau khi bà mẹ đồng ý tham gia, phỏng vấn viên tiến hành phỏng vấn theo trình tự các câu hỏi trong bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, đồng thời tiến hành ghi chép lại nội dung trả lời của đối tượng được phỏng vấn.

- Kết thúc buổi phỏng vấn mượn hồ sơ bệnh án đánh vào phần còn lại của phiếu khảo sát.

- Sau đó tiếp tục phỏng vấn cho đến khi đạt 100 mẫu. 2.2.6. Biện pháp khắc phục sai số

Sai số do nội dung câu hỏi làm người trả lời không hiểu rõ ràng. Cách khắc phục:

 Bộ câu hỏi được soạn đơn giản, dùng từ thông dụng, hạn chế dùng các từ ngữ chuyên môn.

 Sai số do người trả lời không trung thực: để khắc phục sai số, trước khi phỏng

vấn đối tượng nghiên cứu, tiến hành phổ biến mục tiêu, ý nghĩa của nghiên cứu, đảm bảo bí mật thông tin của các sản phụ tham gia nghiên cứu.

 Bộ câu hỏi được sử dụng khảo sát mẫu 10 đối tượng nghiên cứu sau đó chỉnh sửa cho phù hợp mới đưa vào nghiên cứu chính thức.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Kết quả nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi

Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ (%)

Dưới 23 tuổi 18 18,0

Từ 23 đến 35 tuổi 68 68,0

Trên 35 tuổi 14 14,0

Tổng 100 100,0

Nhóm bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai tham gia nghiên cứu nằm trong độ tuổi từ 23 đến 35 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 62% và thấp nhất là các bà mẹ có độ tuổi trên 35 chiếm 14%.

Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo khu vực sinh sống

Khu vực sinh sống Số lượng Tỷ lệ (%)

Nông thôn 74 74

Thành thị 26 26

Tổng 100 100

Nhóm bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai tham gia nghiên cứu đa số sống ở khu vực nông thôn có tỷ lệ là 74% cao hơn các bà mẹ sống ở khu vực thành thị là 26%.

Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp Nghề nghiệp Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Nội trợ 41 41

Làm ruộng, làm vườn 11 11

Công chức 43 43

Khác 5 5

Tổng 100 100

Nghề nghiệp chính của các bà mẹ tham nghiên cứu cứu chủ yếu là nội trợ và công chức chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 41% và 43%.

Bảng 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ (%) Không biết chữ 0 0 Tiểu học 14 14 THCS 40 40 THPT 29 29 Đại học, cao đẳng 17 17 Tổng 100 100

Đa số các bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai tham gia nghiên cứu có trình độ học vấn cấp 2 chiếm tỷ lệ cao nhất là 40% và thấp nhất là các bà mẹ có trình độ học vấn cấp 1 chiếm 14%.

Bảng 3.5. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc

Dân tộc Số lượng Tỷ lệ (%)

Kinh 97 97

Dân tộc khác 3 3

Tổng 100 100

Đa số các bà mẹ tham gia nghiên cứu đều thuộc dân tộc kinh, chiếm tỷ cao nhất là 97% và các bà mẹ thuộc dân tộc khác chiếm tỷ lệ thấp nhất là 3%.

Bảng 3.6. Dấu hiệu sinh tồn của bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai

Dấu hiệu sinh tồn Số lượng

(người) Tỷ lệ (%)

Tốt 100 100

Chưa tốt 0 0

Tổng 100 100

Các bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai tham gia nghiên cứu đều có dấu hiệu sinh tồn được chăm sóc tốt, chiếm tỉ lệ 100%.

Bảng 3.7. Biến chứng của bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai Biến chứng sau phẫu thuật lấy

Có 0 0

Không 100 100

Tổng 100 100

Trong tổng số 100 bà mẹ tham gia nghiên cứu, thì không có bà mẹ nào có biến chứng sau phẫu thuật lấy thai.

Bảng 3.8. Chăm sóc vết mổ của bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai Chăm sóc vết mổ

của bà mẹ

Tốt Chưa tốt Tổng

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Không đau vết mổ 100 100 0 0 100

Thay băng và rửa vết

mổ 75 75 25 25 100

Uống thuốc theo

hướng dẫn của bác sĩ 100 100 0 0 100

Vết mổ khô 100 100 0 0 100

Có 25% bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai không được chăm sóc tốt vấn đề thay

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác chăm sóc bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai tại khoa sản thường bệnh viện phụ sản trung ương năm 2021 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)