Bàn luận về đặc điểm chung của bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác chăm sóc bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai tại khoa sản thường bệnh viện phụ sản trung ương năm 2021 (Trang 41 - 43)

- Đồng ý tham gia nghiên cứu

3.2. Bàn luận về đặc điểm chung của bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai

Mang thai và sinh con là quyết định quan trọng của cả vợ và chồng, nó liên quan đến nhiều yếu tố cần quan tâm như độ tuổi, kinh tế gia đình và kiến thức nuôi con. Trong đó độ tuổi của bà mẹ khi sinh con là vô cùng quan trọng, vì sinh con ở độ tuổi quá trẻ (dưới 18 tuổi) hoặc quá muộn (trên 35 tuổi) đều có thể có những bất lợi cho cả mẹ và con. Qua kết quả phỏng vấn 100 bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai, cho thấy độ tuổi của bà mẹ từ 23–35 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 68%, đây cũng là độ tuổi có sức khỏe sinh sản tốt nhất. Ở độ tuổi này người phụ nữ đã phát triển đầy đủ cả về mặt tâm–sinh lý, chuẩn bị cho việc mang thai và làm mẹ. Kết quả khảo sát được cũng tương đồng với kết quả của Lê Thu Đào (2012), độ tuổi từ 23–35 chiếm tỷ lệ cao nhất là 77,5% [8] và nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Châu (2016) cũng có độ tuổi từ 23–35 chiếm tỷ lệ cao nhất là 77,5% [14]. Ngoài ra, trong khảo sát tỷ lệ bà mẹ dưới 23 tuổi chiếm tỷ lệ là 18%, tương đồng với nghiên cứu của Lê Thu Đào (2012) tỉ lệ bà mẹ dưới 23 là 15% [8]. Do trong khảo sát, các bà mẹ chủ yếu sống ở khu vực nông thôn, một số ít có trình độ học vấn thấp, nên thường lập gia đình và sinh con khi còn nhỏ tuổi. Trong nghiên cứu của Lê Thu Đào, các bà mẹ sống ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao nhất và đa số có trình độ học vấn thấp, nên kết quả bà mẹ có độ tuổi dưới 23 tuổi giữa hai nghiên cứu tương đồng nhau là phù hợp. Nhưng trong khảo sát, có sự chênh lệch khá lớn của các bà mẹ trên 35 tuổi, chiếm tỷ lệ là 14% với nghiên cứu của Lê Thu Đào (2012), bà mẹ có độ tuổi trên 35 chiếm 7,5% [8]. Cũng do ngày nay vị trí của người phụ nữ trong xã hội được cải thiện, một số lớn phụ nữ trì hoãn việc lập gia đình hoặc có thai, đặc biệt là đối với các phụ nữ có học thức, có địa vị trong xã hội. Nếu như trước đây, phụ nữ có thai trên 35 tuổi thường là những người có nhiều con, có thai ngoài ý muốn do vỡ kế hoạch thì ngày nay càng có nhiều trường hợp có thai lần đầu ở tuổi trên 35. Từ những lý do đó mà trong hai nghiên cứu có sự chênh lệch khá lớn giữa các bà mẹ có độ tuổi trên 35 tuổi là hoàn toàn hợp lý. Mang

thai ở độ tuổi quá nhỏ hay quá muộn đều không có lợi cho cả mẹ và con. Giai đoạn từ 18 đến 22 tuổi là thời điểm các bạn đang có những chuyển biến trong nhận thức về thể chất lẫn tinh thần và tình cảm. Mang thai ở tuổi này, bà mẹ chưa chuẩn bị tâm lý sẳn sàng để làm mẹ, thiếu kiến thức chăm sóc và nuôi dạy con sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ. Ngoài ra người mẹ còn bị hạn chế khả năng học tập và có được công việc ổn định do đó không đủ điều kiện để nuôi dạy trẻ. Nhưng ngược lại mang thai quá muộn, dẫn đến sự gia tăng các tai biến sản khoa như sẩy thai, đái tháo đường thai kỳ, bệnh lý cao huyết áp, bất thường về nhiễm sắc thể, chuyển dạ kéo dài. Nguy cơ bất thường nhiễm sắc ở thai nhi, đặc biệt là hội chứng Down gia tăng theo tuổi của mẹ. [9]

Sự phát triển của xã hội, nơi sinh sống cũng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ các sản phụ sinh phẫu thuật lấy thai. Như kết quả khảo sát được, đa số các bà mẹ sinh mổ phân bố chủ yếu ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao nhất là 74%. Kết quả khảo sát cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê Thu Đào (2012), tỷ lệ bà mẹ sinh mổ ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ là 73% [8]. Từ kết quả khảo sát được cho thấy, hiện nay mỗi gia đình chỉ có từ 1–2 con, nên sức khỏe của bà mẹ và trẻ được quan tâm hàng đầu. Gia đình và người thân luôn chọn những điều kiện tốt nhất để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Cũng chính vì những lý do đó mà bệnh viện Phụ sản Trung ương là một trong những lựa chọn hàng đầu của bà mẹ khi đến sinh mổ. Các sản phụ không cần phải chuyển tuyến xa khi sinh khó. Bên cạnh đó, kết quả cũng thể hiện lên sự thiếu thốn về trang thiết bị, đội ngũ y bác sĩ tại các bệnh viện tuyến dưới chưa đáp ứng và đảm bảo được sự an toàn cũng như sức khỏe của sản phụ và thai nhi. Cho nên hầu hết những trường hợp sinh khó đều chuyển về tuyến trên.

Về nghề nghiệp, kết quả khảo sát được đa số các bà mẹ sinh mổ chủ yếu là nội trợ và công chức chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 41% và 43%. Theo kết quả khảo sát được thì tỷ lệ bà mẹ có nghiệp là nội trợ phù hợp với nghiên cứu của Lê Thu Đào (2012) bà mẹ có nghề nghiệp là nội trợ, chiếm tỷ lệ cao nhất 39% [8], nhưng tỷ lệ bà mẹ có nghề nghiệp là công chức chiếm tỷ lệ cao hơn

nghiên cứu của Lê Thu Đào (2012) là 24,5% [8]. Do xã hội ngày càng phát triển, vị trí của người phụ nữ trong xã hội ngày càng quan trọng. Ngoài công việc nội trợ, người phụ nữ còn tham gia vào các công tác xã hội như nam giới. Và ngay nay, nhiều phụ nữ có trình độ học vấn cao và địa vị xã hội không kém gì nam giới. Cho nên tỷ lệ bà mẹ có nghề nghiệp công chức cao hơn trong nghiên cứu của Lê Thu Đào là phù hợp. Các bà mẹ chủ yếu làm việc văn phòng, hoặc chỉ ở nhà nuôi dạy con, ít lao động nặng. Đa số các bà mẹ lao động nặng, làm ruộng, làm vườn sinh con qua ngả âm đạo dễ dàng hơn so với các bà mẹ làm lao động nhẹ, làm nội trợ hay công chức.

Đa số sản phụ tham gia nghiên cứu có trình độ học vấn tiểu học chiếm tỷ lệ 14%, THCS là 40%, THPT là 29% và cao đẳng, đại học là 17% cao hơn kết quả nghiên cứu của Lê Thu Đào cấp 1 và 2 chiếm 64%, cấp 3 trở lên 33,5% [8]. Trong khảo sát kết quả ghi nhận được không có bà mẹ không biết đọc, biết viết. Điều này nói lên sự phát triển của xã hội ngày càng cao, đặc biệt là ngành giáo dục đã phấn đấu cải thiện trình độ dân trí của con người. Nhà nước ta đang thực hiện chính sách xóa mù chữ, do đó trong khảo sát không có tỷ lệ bà mẹ không biết đọc biết viết là phù hợp. Nhưng nhìn chung trình độ học vấn khảo sát được vẫn còn thấp, do đó đa số các bà mẹ không biết tự chăm sóc sức khỏe khi mang thai đúng cách, dẫn đến sức khỏe không tốt không thể sinh con qua ngả âm đạo.

Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là vùng đất cư trú của nhiều dân tộc, dân tộc Kinh, dân tộc Khmer và dân tộc Hoa. Trong đó, chủ yếu là dân tộc Kinh. Qua khảo sát, kết quả thu được dân tộc kinh chiếm tỷ lệ cao nhất là 97%, kết quả ghi nhận được là hoàn toàn phù hợp.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác chăm sóc bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai tại khoa sản thường bệnh viện phụ sản trung ương năm 2021 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)