- Đồng ý tham gia nghiên cứu
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng bộ câu hỏi để thực hiện thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp kết hợp với điền câu trả lời của người được phỏng vấn.
Các bước tiến hành thu thập số liệu:
Quá trình thu thập số liệu được tiến hành ngay tại khoa Sản thường, bệnh viện Phụ sản Trung ương. Trình tự thực hiện gồm:
- Tiếp xúc với từng đối tượng: giới thiệu bản thân, giới thiệu về nội dung và mục đích khảo sát của phỏng vấn viên, và đảm bảo bí mật thông tin của đối tượng tham gia nghiên cứu, thời gian thực hiện nội dung phỏng vấn khoảng 15– 20 phút.
- Sau khi bà mẹ đồng ý tham gia, phỏng vấn viên tiến hành phỏng vấn theo trình tự các câu hỏi trong bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, đồng thời tiến hành ghi chép lại nội dung trả lời của đối tượng được phỏng vấn.
- Kết thúc buổi phỏng vấn mượn hồ sơ bệnh án đánh vào phần còn lại của phiếu khảo sát.
- Sau đó tiếp tục phỏng vấn cho đến khi đạt 100 mẫu. 2.2.6. Biện pháp khắc phục sai số
Sai số do nội dung câu hỏi làm người trả lời không hiểu rõ ràng. Cách khắc phục:
Bộ câu hỏi được soạn đơn giản, dùng từ thông dụng, hạn chế dùng các từ ngữ chuyên môn.
Sai số do người trả lời không trung thực: để khắc phục sai số, trước khi phỏng
vấn đối tượng nghiên cứu, tiến hành phổ biến mục tiêu, ý nghĩa của nghiên cứu, đảm bảo bí mật thông tin của các sản phụ tham gia nghiên cứu.
Bộ câu hỏi được sử dụng khảo sát mẫu 10 đối tượng nghiên cứu sau đó chỉnh sửa cho phù hợp mới đưa vào nghiên cứu chính thức.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Kết quả nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi
Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ (%)
Dưới 23 tuổi 18 18,0
Từ 23 đến 35 tuổi 68 68,0
Trên 35 tuổi 14 14,0
Tổng 100 100,0
Nhóm bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai tham gia nghiên cứu nằm trong độ tuổi từ 23 đến 35 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 62% và thấp nhất là các bà mẹ có độ tuổi trên 35 chiếm 14%.
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo khu vực sinh sống
Khu vực sinh sống Số lượng Tỷ lệ (%)
Nông thôn 74 74
Thành thị 26 26
Tổng 100 100
Nhóm bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai tham gia nghiên cứu đa số sống ở khu vực nông thôn có tỷ lệ là 74% cao hơn các bà mẹ sống ở khu vực thành thị là 26%.
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp Nghề nghiệp Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Nội trợ 41 41
Làm ruộng, làm vườn 11 11
Công chức 43 43
Khác 5 5
Tổng 100 100
Nghề nghiệp chính của các bà mẹ tham nghiên cứu cứu chủ yếu là nội trợ và công chức chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 41% và 43%.
Bảng 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ (%) Không biết chữ 0 0 Tiểu học 14 14 THCS 40 40 THPT 29 29 Đại học, cao đẳng 17 17 Tổng 100 100
Đa số các bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai tham gia nghiên cứu có trình độ học vấn cấp 2 chiếm tỷ lệ cao nhất là 40% và thấp nhất là các bà mẹ có trình độ học vấn cấp 1 chiếm 14%.
Bảng 3.5. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc
Dân tộc Số lượng Tỷ lệ (%)
Kinh 97 97
Dân tộc khác 3 3
Tổng 100 100
Đa số các bà mẹ tham gia nghiên cứu đều thuộc dân tộc kinh, chiếm tỷ cao nhất là 97% và các bà mẹ thuộc dân tộc khác chiếm tỷ lệ thấp nhất là 3%.
Bảng 3.6. Dấu hiệu sinh tồn của bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai
Dấu hiệu sinh tồn Số lượng
(người) Tỷ lệ (%)
Tốt 100 100
Chưa tốt 0 0
Tổng 100 100
Các bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai tham gia nghiên cứu đều có dấu hiệu sinh tồn được chăm sóc tốt, chiếm tỉ lệ 100%.
Bảng 3.7. Biến chứng của bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai Biến chứng sau phẫu thuật lấy
Có 0 0
Không 100 100
Tổng 100 100
Trong tổng số 100 bà mẹ tham gia nghiên cứu, thì không có bà mẹ nào có biến chứng sau phẫu thuật lấy thai.
Bảng 3.8. Chăm sóc vết mổ của bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai Chăm sóc vết mổ
của bà mẹ
Tốt Chưa tốt Tổng
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Không đau vết mổ 100 100 0 0 100
Thay băng và rửa vết
mổ 75 75 25 25 100
Uống thuốc theo
hướng dẫn của bác sĩ 100 100 0 0 100
Vết mổ khô 100 100 0 0 100
Có 25% bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai không được chăm sóc tốt vấn đề thay băng và rửa vết mổ.
Bảng 3.9. Chế độ dinh dưỡng của bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai Chăm sóc chế độ
dinh dưỡng cho bà mẹ Tốt Chưa tốt Tổng Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Đảm bảo đủ dinh dưỡng 29 29 71 71 100 Cung cấp đủ vitamin, chất khoáng 1 1 99 99 100
Cung cấp đủ lượng
nước mỗi ngày 70 70 30 30 100
Đa số các bà mẹ tham gia nghiên cứu không cung cấp đủ vitamin và chất khoáng chiếm tỷ lệ cao nhất là 99% và thấp nhất là không cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày chiếm 30%.
Bảng 3.10. Tình trạng đại tiện của bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai Tình trạng đại tiện của bà mẹ Số lượng Tỷ lệ
Bình thường 46 46
Táo bón 53 53
Tiêu chảy 1 1
Các bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai tham gia nghiên cứu bị táo bón chiếm tỷ lệ cao nhất là 53% và thấp nhất là tiêu chảy chiếm 1%.
Bảng 3.11. Màu sắc phân sau khi đi đại tiện của bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai
Màu sắc phân của bà mẹ Số lượng Tỷ lệ
Màu nâu 24 24
Màu vàng 19 19
Màu đen 7 7
Đang bị táo bón 50 50
Tổng 100 100
Các bà mẹ tham gia nghiên cứu đi đại tiện phân đen chiếm tỷ lệ thấp nhất là 7% và cao nhất là đang bị táo bón chiếm 50%.
Tình trạng nước tiểu của mẹ
Tốt Chưa tốt Tổng
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Tiểu gắt, buốt 79 79 21 21 100
Số lượng nước tiểu
mỗi ngày 86 86 14 14 100
Nước tiểu màu
vàng nhạt và trong 55 55 41 41 100
Các bà mẹ tham gia nghiên cứu chăm sóc tốt về số lượng nước tiểu mỗi ngày chiếm tỷ lệ cao nhất là 86% và nước tiểu màu vàng nhạt và trong tốt chiếm tỉ lệ thấp nhất là 55%.
Bảng 3.13. Theo dõi về hô hấp và tuần hoàn của bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai Chăm sóc hô hấp và tuần hoàn Tốt Chưa tốt Tổng Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Không có khó thở và ho 93 93 7 7 100 Không có nhức đầu, chóng mặt, tim đập nhanh hay mệt 97 97 3 3 100
Các bà mẹ tham gia nghiên cứu chăm sóc tốt về hô hấp và tuần hoàn chiếm tỉ lệ cao, lần lượt là 93% và 97%.
3.1.2. Tư vấn chế độ vệ sinh, chăm sóc, nghỉ ngơi hàng ngày của sản phụ Bảng 3.14. Chế độ vệ sinh hàng ngày của bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai Bảng 3.14. Chế độ vệ sinh hàng ngày của bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai Chăm sóc vệ sinh
bà mẹ
Tốt Chưa tốt Tổng
Vệ sinh cá nhân sau
khi mổ 72 72 28 28 100
Vệ sinh vú trước và
sau khi cho trẻ bú 63 63 37 37 100
Thay khăn trải
giường hàng ngày 100 100 0 0 100
Đa số các bà mẹ đều có thay khăn trải giường hàng ngày chiếm tỷ lệ cao nhất là 100% và có vệ sinh vú trước và sau khi cho trẻ bú tỷ lệ thấp nhất là 63%.
Bảng 3.15. Chế độ vận động, nghỉ ngơi và tinh thần của bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai
Chăm sóc Tốt Chưa tốt Tổng Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Đi lại, vận động sớm sau mổ 96 96 4 4 100 Nghỉ ngơi 50 50 50 50 100 Tinh thần của bà mẹ 90 90 10 10 100
Các bà mẹ tham gia nghiên cứu có chế độ vận động tốt, chiếm tỷ lệ cao nhất là 96% và đa số các bà mẹ có chế độ nghỉ nghơi tốt chiếm tỷ lệ thấp nhất là 50%.
Bảng 3.16. Thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai
Chăm sóc trẻ Tốt Chưa tốt Tổng Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Trẻ được bú mẹ ngay sau sinh 48 48 52 52 100 Trẻ bú mẹ hoàn toàn 34 34 66 66 100 Số lần cho trẻ bú trong ngày 98 98 2 2 100
Tắm và vệ sinh rốn
cho trẻ hàng ngày 100 100 0 0 100
Các dấu hiệu bất
thường của trẻ 99 99 1 1 100
Các bà mẹ thực hành tốt vấn đề cho trẻ bú mẹ hoàn toàn chiếm tỷ lệ thấp nhất là 34% và tắm và vệ sinh rốn cho trẻ hàng ngày chiếm tỷ lệ cao nhất là 100%.
Bảng 3.17. Tư vấn kế hoạch hóa gia đình
Tư vấn KHHGĐ Tốt Chưa tốt Tổng
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Tư vấn khi nào có
thể
mang thai lại
74 74 26 26 100
Biện pháp kế hoạch
hóa gia đình 83 83 17 17 100
Có 74% các bà mẹ tham gia nghiên cứu có tư vấn về lần mang thai kế tiếp và 83% các bà mẹ có thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
Bảng 3.18. Thực hành chung trong chăm sóc bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai
Chăm sóc bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai Số lượng Tỷ lệ
Tốt 57 57
Chưa tốt 43 43
Tổng 100 100
Đa số bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai tham gia nghiên cứu được chăm sóc tốt chiếm tỷ lệ là 57% cao hơn các bà mẹ chưa được chăm sóc tốt chiếm tỷ lệ là 43%.
3.2. Bàn luận về đặc điểm chung của bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai
Mang thai và sinh con là quyết định quan trọng của cả vợ và chồng, nó liên quan đến nhiều yếu tố cần quan tâm như độ tuổi, kinh tế gia đình và kiến thức nuôi con. Trong đó độ tuổi của bà mẹ khi sinh con là vô cùng quan trọng, vì sinh con ở độ tuổi quá trẻ (dưới 18 tuổi) hoặc quá muộn (trên 35 tuổi) đều có thể có những bất lợi cho cả mẹ và con. Qua kết quả phỏng vấn 100 bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai, cho thấy độ tuổi của bà mẹ từ 23–35 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 68%, đây cũng là độ tuổi có sức khỏe sinh sản tốt nhất. Ở độ tuổi này người phụ nữ đã phát triển đầy đủ cả về mặt tâm–sinh lý, chuẩn bị cho việc mang thai và làm mẹ. Kết quả khảo sát được cũng tương đồng với kết quả của Lê Thu Đào (2012), độ tuổi từ 23–35 chiếm tỷ lệ cao nhất là 77,5% [8] và nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Châu (2016) cũng có độ tuổi từ 23–35 chiếm tỷ lệ cao nhất là 77,5% [14]. Ngoài ra, trong khảo sát tỷ lệ bà mẹ dưới 23 tuổi chiếm tỷ lệ là 18%, tương đồng với nghiên cứu của Lê Thu Đào (2012) tỉ lệ bà mẹ dưới 23 là 15% [8]. Do trong khảo sát, các bà mẹ chủ yếu sống ở khu vực nông thôn, một số ít có trình độ học vấn thấp, nên thường lập gia đình và sinh con khi còn nhỏ tuổi. Trong nghiên cứu của Lê Thu Đào, các bà mẹ sống ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao nhất và đa số có trình độ học vấn thấp, nên kết quả bà mẹ có độ tuổi dưới 23 tuổi giữa hai nghiên cứu tương đồng nhau là phù hợp. Nhưng trong khảo sát, có sự chênh lệch khá lớn của các bà mẹ trên 35 tuổi, chiếm tỷ lệ là 14% với nghiên cứu của Lê Thu Đào (2012), bà mẹ có độ tuổi trên 35 chiếm 7,5% [8]. Cũng do ngày nay vị trí của người phụ nữ trong xã hội được cải thiện, một số lớn phụ nữ trì hoãn việc lập gia đình hoặc có thai, đặc biệt là đối với các phụ nữ có học thức, có địa vị trong xã hội. Nếu như trước đây, phụ nữ có thai trên 35 tuổi thường là những người có nhiều con, có thai ngoài ý muốn do vỡ kế hoạch thì ngày nay càng có nhiều trường hợp có thai lần đầu ở tuổi trên 35. Từ những lý do đó mà trong hai nghiên cứu có sự chênh lệch khá lớn giữa các bà mẹ có độ tuổi trên 35 tuổi là hoàn toàn hợp lý. Mang
thai ở độ tuổi quá nhỏ hay quá muộn đều không có lợi cho cả mẹ và con. Giai đoạn từ 18 đến 22 tuổi là thời điểm các bạn đang có những chuyển biến trong nhận thức về thể chất lẫn tinh thần và tình cảm. Mang thai ở tuổi này, bà mẹ chưa chuẩn bị tâm lý sẳn sàng để làm mẹ, thiếu kiến thức chăm sóc và nuôi dạy con sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ. Ngoài ra người mẹ còn bị hạn chế khả năng học tập và có được công việc ổn định do đó không đủ điều kiện để nuôi dạy trẻ. Nhưng ngược lại mang thai quá muộn, dẫn đến sự gia tăng các tai biến sản khoa như sẩy thai, đái tháo đường thai kỳ, bệnh lý cao huyết áp, bất thường về nhiễm sắc thể, chuyển dạ kéo dài. Nguy cơ bất thường nhiễm sắc ở thai nhi, đặc biệt là hội chứng Down gia tăng theo tuổi của mẹ. [9]
Sự phát triển của xã hội, nơi sinh sống cũng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ các sản phụ sinh phẫu thuật lấy thai. Như kết quả khảo sát được, đa số các bà mẹ sinh mổ phân bố chủ yếu ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao nhất là 74%. Kết quả khảo sát cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê Thu Đào (2012), tỷ lệ bà mẹ sinh mổ ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ là 73% [8]. Từ kết quả khảo sát được cho thấy, hiện nay mỗi gia đình chỉ có từ 1–2 con, nên sức khỏe của bà mẹ và trẻ được quan tâm hàng đầu. Gia đình và người thân luôn chọn những điều kiện tốt nhất để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Cũng chính vì những lý do đó mà bệnh viện Phụ sản Trung ương là một trong những lựa chọn hàng đầu của bà mẹ khi đến sinh mổ. Các sản phụ không cần phải chuyển tuyến xa khi sinh khó. Bên cạnh đó, kết quả cũng thể hiện lên sự thiếu thốn về trang thiết bị, đội ngũ y bác sĩ tại các bệnh viện tuyến dưới chưa đáp ứng và đảm bảo được sự an toàn cũng như sức khỏe của sản phụ và thai nhi. Cho nên hầu hết những trường hợp sinh khó đều chuyển về tuyến trên.
Về nghề nghiệp, kết quả khảo sát được đa số các bà mẹ sinh mổ chủ yếu là nội trợ và công chức chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 41% và 43%. Theo kết quả khảo sát được thì tỷ lệ bà mẹ có nghiệp là nội trợ phù hợp với nghiên cứu của Lê Thu Đào (2012) bà mẹ có nghề nghiệp là nội trợ, chiếm tỷ lệ cao nhất 39% [8], nhưng tỷ lệ bà mẹ có nghề nghiệp là công chức chiếm tỷ lệ cao hơn
nghiên cứu của Lê Thu Đào (2012) là 24,5% [8]. Do xã hội ngày càng phát triển, vị trí của người phụ nữ trong xã hội ngày càng quan trọng. Ngoài công việc nội trợ, người phụ nữ còn tham gia vào các công tác xã hội như nam giới. Và ngay nay, nhiều phụ nữ có trình độ học vấn cao và địa vị xã hội không kém gì nam giới. Cho nên tỷ lệ bà mẹ có nghề nghiệp công chức cao hơn trong nghiên cứu của Lê Thu Đào là phù hợp. Các bà mẹ chủ yếu làm việc văn phòng, hoặc chỉ ở nhà nuôi dạy con, ít lao động nặng. Đa số các bà mẹ lao động nặng, làm ruộng, làm vườn sinh con qua ngả âm đạo dễ dàng hơn so với các bà mẹ làm lao động nhẹ, làm nội trợ hay công chức.
Đa số sản phụ tham gia nghiên cứu có trình độ học vấn tiểu học chiếm