Bàn luận về thực hành chăm sóc của bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác chăm sóc bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai tại khoa sản thường bệnh viện phụ sản trung ương năm 2021 (Trang 43 - 60)

- Đồng ý tham gia nghiên cứu

3.3. Bàn luận về thực hành chăm sóc của bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai

Sức khỏe sinh sản là một trong những nội dung được quan tâm nhiều trong những năm gần đây, các bà mẹ cần được chăm sóc từ lúc mang thai, trong khi sinh và suốt thời kỳ hậu sản. Nếu giai đoạn sau sinh, các bà mẹ được chăm sóc một cách khoa học sẽ tạo được sức khỏe tốt nhất cho mẹ và con, đảm bảo

sự an toàn, phòng tránh hoặc phát hiện sớm các biến chứng sau sinh, giúp bà mẹ chóng hồi phục về sức khỏe, trẻ sơ sinh dễ dàng thích nghi với môi trường sống bên ngoài cơ thể mẹ. Đặc biệt là sau khi sinh mổ vấn đề chăm sóc hậu phẫu và hậu sản là thực sự cần thiết. Do không thể theo dõi các bà mẹ trong suốt thời gian nằm viện, nên chỉ khảo sát kết quả chăm sóc thông qua phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu và tham khảo hồ sơ bệnh án tại thời điểm nghiên cứu.

Do điều kiện sinh mổ, nên bà mẹ cần được theo dõi dấu hiệu sinh tồn. Theo dõi tình trạng huyết áp và sốt của bà mẹ thường xuyên. Sốt không phải là biến chứng trong hậu phẫu phẫu thuật lấy thai, nhưng là triệu chứng thường gặp và là dấu hiệu của những biến chứng khác. Trong vòng 24–48 giờ đầu sau phẫu thuật lấy thai, sốt nhẹ phần lớn do nguyên nhân bà mẹ nhịn ăn uống hoặc bù dịch không đủ. Tuy nhiên nếu sốt kéo dài trên 48 tiếng hoặc sốt từ 39oC, cần phải khám lại để tìm nguyên nhân nhiễm trùng [24]. Nhưng trong khảo sát, kết quả ghi nhận được tất cả các bà mẹ đều có dấu hiệu sinh tồn được chăm sóc tốt, chiếm tỷ lệ 100%.

Sau phẫu thuật lấy thai, các bà mẹ thường gặp các biến chứng như: nhiễm trùng hậu sản, biểu hiện thường là sốt cao, sản dịch có mùi hôi, tử cung co hồi kém. Nhiễm trùng tiểu biểu hiện thường là tiểu gắt, buốt hoặc bí tiểu. Nhiễm trùng vết mổ có triệu chứng sốt cao dai dẳng, phù nề, đỏ, nóng, đau quanh vết mổ [24]. Kết quả khảo sát không ghi nhận trường hợp nào là có nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng hậu sản hay nhiễm trùng tiểu, chiếm tỉ lệ 100%. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Lê Thu Đào (2012), không có tỷ lệ bà mẹ có biến chứng nhiễm trùng vết mổ và nhiễm trùng hậu sản [8]. Còn trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Châu (2016) có 99% bà mẹ không có biến chứng hậu phẫu [14]. Điều này chứng tỏ, ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của nền y học thì các điều kiện về trang thiết bị, phòng mổ, các phương pháp vô khuẩn không ngừng được nâng cao, cộng thêm sự ra đời của nhiều loại kháng sinh thế hệ mới góp phần làm hạn chế tối đa tình trạng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật lấy

thai nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa của bà mẹ. Do vậy kết quả khảo sát trên là hoàn toàn hợp lý và cũng là kết quả khả quan cho thấy tình hình chăm sóc bệnh nhân của nhân viên y tế tại bệnh viện. Tuy nhiên, do không thể theo dõi suốt đối tượng nên có thể tại thời điểm nghiên cứu chưa có trường hợp nào xảy ra biến chứng.

Về chăm sóc vết mổ, là công tác chăm sóc không thể thiếu vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bà mẹ nếu chưa được chăm sóc tốt. Cũng giống như những ca phẫu thuật, sinh mổ cũng đòi hỏi phải cắt rạch trên cơ thể của mẹ để đưa bé ra ngoài. Vì thế những vết mổ này có thể bị nhiễm trùng nếu công tác chăm sóc không an toàn. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể qua con đường vết thương này và gây hại cho cơ thể của mẹ, thậm chí có thể gây nhiễm trùng nặng nguy hại đến tính mạng. Kết quả khảo sát được đa số các bà mẹ đều được chăm sóc tốt các vấn đề như: không đau vết mổ, uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và vết mổ khô, chiếm tỉ lệ 100%. Thường thì vết mổ khô sẽ không thay băng trong ngày đầu tiên, sau 48 tiếng sẽ mở băng ra đánh giá tình trạng trạng vết mổ và sau đó rửa và thay băng vết mổ [24]. Nhưng kết quả chúng tôi ghi nhận được 75% các bà mẹ được thay băng và rửa vết mổ. Có đến 25% các bà mẹ không được chăm sóc tốt vấn đề này, không được thay băng và rửa vết mổ. Điều dưỡng cần phải quan tâm hơn trong chăm sóc vết mổ của bà mẹ, nếu chăm sóc không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tính mạng của bà mẹ. Vết mổ cần được theo dõi, rữa và thay băng hàng ngày.

Ngoài vấn đề chăm sóc vết mổ, chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ cũng góp phần quan trọng giúp bà mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh mổ, chống lại các yếu tố gây nhiễm trùng và đặc biệt hơn nữa là tạo ra nguồn sữa mẹ để nuôi con. Bên cạnh đó, đối với một bệnh nhân sau khi mổ, chế độ ăn uống hợp lý góp phần tái tạo nhu động ruột, hạn chế tình trạng tắt ruột và táo bón sau mổ. Phẫu thuật lấy thai không liên quan đến ruột nên động viên bà mẹ ăn càng sớm càng tốt [24]. Bà mẹ cần có một chế độ ăn cấp đủ lượng nước để tránh táo bón và duy trì nguồn sữa mẹ để nuôi con. Tuy nhiên kết quả khảo sát được còn quá

thấp, có đến 71% bà mẹ có chế độ ăn không đảm bảo đủ dinh dưỡng, 99% không cung cấp đủ vitamin và chất khoáng và 30% bà mẹ không cung cấp đủ lượng nước hàng ngày. Qua phỏng vấn các bà mẹ, thì nguyên nhân là do các bà mẹ đến sinh đa số ở khu vực nông thôn, được mẹ chồng hoặc mẹ ruột chăm sóc nên quan niệm sinh là phải ăn uống kiêng cử để tốt cho mẹ, cho bé và không ảnh hưởng đến vết mổ. Đa số các bà mẹ chỉ ăn cơm với thịt kho không ăn cá, và không chịu ăn canh rau củ. Không có bà mẹ nào ăn thức ăn giàu canxi, và không biết được ăn thức ăn giàu canxi để giúp nhanh liền vết mổ. Các bà mẹ không ăn trái cây vì sợ trong trái cây có mủ sẽ làm cho vết mổ nhiễm trùng, lâu lành và có nhiều bà mẹ không biết được sinh mổ có được ăn trái cây không vì thế không dám ăn. Ngoài ra, còn một số bà mẹ không biết được sau sinh mổ nên ăn những thực phẩm gì, những thức ăn nào không được ăn làm cho bà mẹ hoang mang không dám ăn uống vì sợ ảnh hưởng đến vết mổ, dẫn đến chế độ ăn thiếu hụt dinh dưỡng. Kết quả khảo sát thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Lê Thu Đào (2012) có 79% bà mẹ có chế độ ăn uống đúng [8] và Nguyễn Thị Mỹ Châu (2016) là 97% [14]. Kết quả sát có phần thấp hơn là do trong khảo sát đi sâu vào từng vấn đề của dinh dưỡng, đa số từ ngày thứ hai sau sinh mổ các bà mẹ đã ăn cơm, nhưng trong chế độ ăn các bà mẹ ăn uống kiêng khem. Còn trong nghiên cứu của Lê Thu Đào và Nguyễn Thị Mỹ Châu chỉ khảo sát chế độ ăn uống đúng và chưa đúng, nhưng chưa đi sâu vào khảo sát chi tiết chế độ dinh dưỡng hang ngày của bà mẹ. Qua đó nhân viên y tế cần giải thích tầm quan trọng của chế độ ăn uống đúng sau mổ, giải thích cho bà mẹ hiểu những quan niệm sai lầm. Hướng dẫn các bà mẹ có chế độ ăn uống hợp lý và không nên kiêng khem vô lý. Hướng dẫn bà mẹ nên ăn các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như đạm đường, chất sắt, rau củ nấu chín. Đặc biệt trong quá trình liền vết mổ bà mẹ nên cung cấp thêm vitamin A, B, C (cam, quýt, bưởi..) giúp tăng cường sức đề kháng, chắc khỏe xương. Vitamin K và các chất như canxi, kẽm, sắt, đồng có trong trứng sữa có vai trò tạo máu, giúp cầm máu và nhanh liền vết xẹo. Mỗi ngày, các bà mẹ nên uống nhiều nước, từ 1,5–2 lít, ngoài việc

uống nước nên uống thêm các loại nước ép trái cây. Và theo dõi để biết được các bà mẹ có thực hiện đúng theo lời hướng dẫn hay không để tìm biện pháp khắc phục.

Về vấn đề tiêu hóa, qua khảo sát ghi nhận được 53% bà mẹ bị táo bón sau mổ. Như vậy kết quả khảo sát cao hơn nhiều so với kết quả của Lê Thu Đào (2012), chỉ có 10,6% bà mẹ bị táo bón sau sinh mổ [8]. Sau sinh mổ, tình trạng táo bón sẽ kéo dài từ 3–5 ngày do ảnh hưởng của thuốc tê. Mặc khác do ăn uống không đầy đủ đầy dinh dưởng, lượng nước uống mỗi ngày quá ít cũng sẽ dẫn đến tình trạng táo bón. Cũng do tình trạng táo bón kéo dài, không đi đại tiện được nên có đến 50% bà mẹ không biết được màu sắt phân sau khi đi đại tiện. Từ đó cho thấy nhân viên y tế cần phải theo dõi tình trạng đại tiện của bà mẹ sau khi mổ, hướng dẫn các biện pháp khắc phục vấn đề táo bón, bao gồm hướng dẫn bà mẹ chế độ ăn uống hợp lý và vận động thích hợp để khắc phục tình trạng táo bón. Bởi táo bón kéo dài không có lợi cho các bà mẹ và nhất là các bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai.

Vấn đề tiết niệu của bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai, qua khảo sát có 21% bà mẹ tham gia nghiên cứu có tình trạng tiểu gắt buốt. Tỷ lệ này phù hợp với nghiên cứu của Lê Thu Đào (2012), có 20,5% bà mẹ tiểu gắt buốt [8]. Tiểu gắt buốt có thể do ảnh hưởng sau khi rút ống thông niệu đạo bàng quang, gây chấn thương bên trong. Về số lượng nước tiểu có 86% bà mẹ có số lượng nước tiểu bình thường mỗi ngày là từ 1,5–2 lít. Các bà mẹ tham gia phỏng vấn có 55% bà mẹ có nước tiểu màu vàng nhạt và trong. Do ảnh hưởng của chế độ ăn uống không hợp lý, lượng nước uống quá ít và hàng ngày phải sử dụng thuốc giảm đau, nên dẫn đến đa số các bà mẹ đi tiểu tiện nước tiểu vàng đậm như nước trà hoặc nước tiểu có màu đỏ do ảnh hưởng sau khi rút ống thông niệu đạo bang quang. Qua đó điều dưỡng cần theo dõi tình trạng tiết niệu của bà mẹ, để hướng dẫn biện pháp khắc phục tình trạng nước tiểu màu vàng đậm như nước trà bằng cách uống nhiều nước. Hoặc theo dõi để biết được nguyên nhân nước tiểu có màu đỏ, để biết cách chăm sóc.

Về hô hấp, thường sau phẫu thuật lấy thai các bà mẹ có tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp và tăng tiết đờm gây ho và khó thở. Qua khảo sát kết quả thu được đa số các bà mẹ đều không có ho và khó thở được chăm sóc tốt, chiếm 93%.

Về tuần hoàn, trong phẫu thuật lấy thai các phương pháp vô cảm được sử dụng nhiều là gây tê tủy sống. Tác dụng phụ hay gặp của gây tê tủy sống là tụt huyết áp tư thế dẫn đến nhức đầu sau mổ thường gặp nhất, có thể chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh. Do đó cần hướng dẫn bà mẹ nghiêng người qua lại trên giường, co duỗi chân và hạn chế ngồi dậy trong vòng 12 giờ đầu sau mổ. Kết quả khảo sát ghi nhận đa số các bà mẹ không có nhức đầu, chóng mặt, tim đập nhanh hay mệt được chăm sóc tốt, chiếm tỷ lệ rất cao là 97%.

Vệ sinh tốt sau phẫu thuật lấy thai là yếu tố cần thiết góp phần bảo vệ bà mẹ tránh các nguy cơ nhiễm trùng và hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn chéo từ mẹ sang trẻ. Vệ sinh tốt còn giúp bà mẹ cảm thấy dễ chịu, ăn uống ngon hơn và nghỉ ngơi thoải mái hơn. Kết quả khảo sát được, có 72% bà mẹ có vệ sinh cá nhân sau mổ. Trong đó còn đa số các bà mẹ chăm sóc chưa tốt vấn đề vệ sinh răng miệng, các bà mẹ chỉ súc miệng và rửa mặt bằng nước và không đánh răng mỗi ngày. Qua tìm hiểu nguyên nhân thì các bà mẹ cho rằng sau sinh mà đánh răng sớm sẽ gây chảy máu và lớn tưởi sẽ gây rụng răng. Một phần nữa là do nhân viên y tế không hướng dẫn bà mẹ cách vệ sinh răng miệng đúng, do đó các bà mẹ chỉ súc miệng và rửa mặt. Có 63% bà mẹ có vệ sinh vú trước và sau khi cho trẻ bú, trong đó phần lớn các bà mẹ chăm sóc chưa tốt là do không biết vắt hết sữa còn dư sau khi cho trẻ bú và các bà mẹ sau khi cho bú xong không lau sạch đầu vú. 100% bà mẹ đều thay khăn trải giường hàng ngày. Nhìn chung vấn đề vệ sinh của các bà mẹ sau mổ còn chưa tốt. Nhân viên y tế cần theo dõi, hướng dẫn bà mẹ chăm sóc tốt vấn đề vệ sinh cá nhân như: ngay sau khi sinh, bà mẹ có thể đánh răng, súc miệng, rửa mặt mỗi ngày. Nên dung bàn chảy long mềm, có thể dung loại dành cho trẻ em để tránh gây chảy máu răng. Hàng ngày nên lau mình bằng nước ấm và thay đồ sạch. Vệ sinh bộ phận sinh dục thường

xuyên, rửa và lau khô bộ phận sinh dục sau mỗi lần đi dại tiểu tiện để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng hậu sản. Hướng dẫn bà mẹ lau sạch vú bằng nước ấm trước và sau khi cho trẻ bú, vắt hết sữa còn dư sau khi cho trẻ bú để tránh tình trạng giảm tiết sữa. Vệ sinh vú trước và sau khi cho trẻ bú để hạn chế tối đa tình trạng nhiễm khuẩn chéo cho trẻ sơ sinh.

Chế độ vận động giữ vai trò quan trọng trong kết quả khảo sát, vận động thích hợp giúp thông sản dịch, chống bế sản dịch, chống tắc ruột do dính sau mổ. Lười vận động sau sinh mổ làm cho nhu động ruột chậm hồi phục, từ đó dẫn đến chứng táo bón rất khó chịu. Đồng thời đây cũng là yếu tố nguy cơ nghiêm trọng dẫn đến hình thành cục máu đông ở chân, tay, gây huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân và gây viêm phổi sau phẫu thuật do nằm một chỗ, phổi bị ứ động. Qua khảo sát kết quả thu được có 96% bà mẹ có chế độ đi lại, vận động sau sớm mổ được chăm sóc tốt. Nhìn chung kết quả khảo sát có phần khả quan hơn nghiên cứu của Lê Thu Đào (2012) với với tỷ lệ không thực hiện chế độ vận động đúng sau mổ là 15,5% [8]. Kết quả khảo sát cao hơn cũng có thể do trong khảo sát trình độ học vấn độ học vấn cao hơn trong nghiên cứu của Lê Thu Đào, cho nên bà mẹ có thể nhận thức được tầm quan trọng của chế độ vận động sau khi mổ. Nghỉ ngơi đối với bà mẹ cũng rất quan trọng vì nghỉ ngơi đủ giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh mổ. Nhưng kết quả khảo sát được thì đa số các bà mẹ nghỉ ngơi chưa tốt, có 50% bà mẹ mỗi ngày không ngủ đủ 8 tiếng do phải thức để cho trẻ bú, môi trường bệnh viện ồn ào hay lạ chỗ nên không ngủ được. Sau khi sinh tâm lý của sản phụ thường không ổn định [24], nhưng kết quả chúng tôi thu được có 90% các bà mẹ có tâm lý bình thường sau khi sinh và cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Châu (2016), bà mẹ có tâm trạng ổn định sau sinh chiếm 97,5% [14]. Qua đó điều dưỡng cần giải thích cho bà mẹ tầm quan trọng của chế độ nghỉ ngơi, nghỉ ngơi tốt giúp nhanh hồi phục, đủ sức khỏe nuôi con. Nghỉ ngơi tốt, còn là một trong những biện pháp giúp duy trì nguồn sữa mẹ. Hướng dẫn bà mẹ nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc, mỗi ngày bà mẹ nên cố gắng ngủ đủ 8 tiếng và tôn trọng giấc ngủ.

Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới, bắt đầu cho trẻ bú sớm từ 0,5–1 giờ sau khi sinh vì sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ từ lúc mới sinh cho đến khi trẻ 6 tháng tuổi. Trẻ sinh mổ dễ mắc bệnh hơn trẻ sinh thường, đặc biết là các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa và bệnh hen suyễn. Trẻ sinh mổ có hệ

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác chăm sóc bà mẹ sau phẫu thuật lấy thai tại khoa sản thường bệnh viện phụ sản trung ương năm 2021 (Trang 43 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)