Các nghiên cứu liên quan đến kiến thức và thái độ tuân thủ điều trị của ngườ

Một phần của tài liệu Thay đổi kiến thức và thái độ tuân thủ điều trị của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngoại trú sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh lạng sơn (Trang 26)

người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Vai trò của tuân thủ điều trị cần được chú ý trong điều trị COPD. Nhiều thử nghiệm lớn trên thế giới về điều trị COPD đã cho thấy tác dụng của điều trị làm giảm đáng kể tỷ lệ bệnh lý, biến chứng và tử vong, hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc sẽ giúp cho các dấu hiệu lâm sàng của người bệnh cải thiện rõ rệt như cải thiện chức năng hô hấp giúp người bệnh dễ thở, có thể đứng dậy và đi lại được mà không run chân tay, chất lượng cuộc sống tốt hơn. Tuy vậy, mặc dù hiện nay đang có rất nhiều loại thuốc hỗ trợ, những khuyến nghị, hướng dẫn điều trị của Tổ chức Y tế Thế Giới nhưng tỷ lệ tuân thủ điều trị vẫn còn thấp [25], [52]

Nghiên cứu Dariusz Wiśniewski và cộng sự nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị của 49 người bệnh BPTNMT đang điều trị tai bệnh viện Lao và bệnh Phổi ở Ba Lan. Hầu hết các NB được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn và tình hình bệnh tật đã ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của họ. Tuy nhiên sau khi xuất viện 30 ngày thì tỷ lệ tuân thủ chỉ là 67%. Theo nghiên cứu này

cũng chỉ ra chỉ có 27% đối tượng tham gia nghiên cứu là nhận được sự tư vấn về kiến thức tuân thủ điều trị bệnh. Kiến thức mà NB mong muốn nhận được là hiểu được tầm quan trọng của tuân thủ điều trị, cách sử dụng các loại thuốc hít. Nghiên cứu cũng chỉ ra có mối liên quan khi NB hiểu được kiến thức tuân thủ điều trị có ảnh hưởng tốt đến quá trình điều trị của người bệnh, cụ thể giúp NB cải thiện các triệu chứng, giảm tần suất và thời gian nhập viện của NB [58]

Nghiên cứu về sự tuân thủ thuốc của NB, Ruben D Restrepo và cộng sự tại Trung tâm Chăm sóc hô hấp, Đại học San Antonio, Texas, USA Chỉ có khoảng 45% NBPTNMT là nhận thức tốt về hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị BPTNMT theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Bằng cách xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành tuân thủ điều trị của NB thì kiến thức của người bệnh về sự tuân thủ điều trị đóng vai trò rất quan trọng, Hiểu được tầm quan trọng của sự tuân thủ điều trị sẽ có những thực hành tốt hơn [48]

Theo Crawford TV (2012) nghiên cứu ở Jamaica cho thấy không phải tất cả những người hút thuốc đã nhận thức được sự nguy hại của việc sử dụng thuốc lá bất kể ở trình độ giáo dục nào. Điều này cho thấy sự cần thiết phải nâng cao nhận thức công cộng, nơi cả người hút thuốc và không hút thuốc được thông báo về sự nguy hiểm hoặc rủi ro sức khỏe của việc tiêu thụ thuốc lá [35]

Theo tác giả Shannon L Walker (2010) khảo sát 3.036 người ở Canada, tác giả nhận thấy lượng giá kiến thức về BPTNMT là một thách thức bởi vì không phải tất cả những người có nguy cơ mắc BPTNMT nhận thức được về thuật ngữ “COPD” hoặc “Chronic obstructive pulmonary disease” [56].

Sayiner A nghiên cứu BPTNMT tiến hành trong 10 nước trong khu vực Trung Đông và Bắc Phi (Algeria, Ai Cập, Jordan, Lebanon, Morocco, Saudi Arabia, Syria, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Saudi). Khi phân tích 1.392 đối tượng thấy có 38,9% số người được hỏi tin rằng không có phương pháp điều trị thực sự hiệu quả. Mặc dù 81% số người được hỏi tin rằng hút thuốc là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp BPTNMT nói chung, chỉ có 51% chấp nhận rằng đó là nguyên nhân của các vấn đề hô hấp của mình [52]

Yıldız F nghiên cứu người trên 15 tuổi ở Thổ Nhĩ Kỳ, kết quả 49,6% đối tượng biết rằng BPTNMT là một bệnh phổi; 51,1% cho rằng hút thuốc là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với BPTNMT và 48% xác định cai thuốc là biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất [60]

Nghiên cứu của Ziba Farajzadegan và cộng sự (2013) tiến hành trên 62 người bệnh đái tháo đường và được phân công vào 2 nhóm đối chứng và nhóm can thiệp. Nhóm can thiệp được điều dưỡng tiến hành giáo dục sức khỏe và theo dõi qua điện thoại trong 12 tuần. Kết quả tỷ lệ người bệnh tuân thủ rất tốt ở nhóm chứng giảm từ 12,5% xuống 0%; ở nhóm can thiệp tăng từ 6,5% lên 90,3%. Theo kết quả này có thể thấy giáo dục sức khỏe giúp cải thiện đáng kể các thông số chuyển hóa và tuân thủ điều trị ở người bệnh đái tháo đường [61].

Nghiên cứu của Ali và cộng sự (2014) đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng ngắn hạn cho bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gồm 30 người bệnh chia làm 2 nhóm. Kết quả sau 3 tuần can thiệp giáo dục sức khỏe khoảng cách đi bộ 6 phút của nhóm chứng tăng từ (325,3 ± 89,2 m) lên (332,1 ±101,4 m) trong khi đó nhóm can thiệp tăng từ (291,1 ± 124,9 m) lên (363,5 ± 85,6 m) [30].

1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam

Nghiên cứu của Trịnh Mạnh Hùng năm 2012, thực hiện trên 47 NB BPTNMT nằm điều trị tại khoa Hô hấp - Dị ứng bệnh viện Hữu Nghị từ năm 2008 đến 2010, có số lần nhập viện > 6 lần/ năm ghi nhận được kết quả yếu tố, nguyên nhân hay gặp gây xuất hiện đợt cấp của BPTNMT là không sử dụng theo đơn thuốc chiếm tỷ lệ đến 29,79% số người bệnh tham gia nghiên cứu. Sau khi xác định rõ những yếu tố và nguyên nhân gây xuất hiện đợt cấp của BPTNMT, nhóm nghiên cứu đã trao đổi và tư vấn cho từng NB yêu cầu tuân thủ theo chế độ điều trị (bao gồm thực hiện nghiêm chỉnh đơn thuốc của bác sĩ, cai thuốc lá, hướng dẫn luyện tập phù hợp với bệnh và điều trị một số bệnh kèm theo) kết quả thu nhận được sau 1 năm theo dõi có 72,34% số NB đã có sự cải thiện tốt hơn, và số lần nhập viện đã giảm. Qua nghiên cứu tác giả cũng đưa ra khuyến cáo tư vấn về sự tuân thủ điều trị cho bệnh nhân BPTNMT mang

lại những hiệu quả tốt như cải thiện số lần nhập viện, giảm bớt gắng nặng cho kinh tế NB, ngăn ngừa những tiến triển xấu cho NB BPTNMT [14]

Theo nghiên cứu của Nguyễn Hoài Bắc năm 2020 cho thấy tỷ lệ người bệnh ở nhóm can thiệp có kiến thức chung tốt thay đổi rõ rệt, cụ thể tỷ lệ này tăng lên từ 9,3 trước can thiệp lên tới 69,8% sau can thiệp với hiệu quả can thiệp là 630,0% [2]

Năm 2017, Trần Thu Hiền nghiên cứu cho thấy trước can thiệp 100% kiến thức tuân thủ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của người bệnh được đánh giá ở mức độ yếu, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 10% tại thời điểm ngay sau can thiệp giáo dục sức khỏe tuy nhiên sau 8 tuần tỷ lệ người bệnh có kiến thức ở mức độ yếu tăng lên đến 50%. Điểm trung bình kiến thức về tuân thủ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước can thiệp là 8,57± 3,07 tăng lên 21,94 ± 2,47 và 18,65 ± 2.97 sau can thiệp sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,01 [11]

Thái độ của người bệnh phản ánh cách suy nghĩ nhìn nhận của người bệnh về các vấn đề liên quan đến bệnh tật (có thể đúng hoặc sai), được hình thành qua quá trình tìm hiểu trau dồi kiến thức hoặc qua kinh nghiệm bị bệnh của bản thân cũng như ảnh hưởng bởi ngoại cảnh xung quanh (thái độ của các người bệnh khác, thái độ của nhân viên y tế, thái độ của người nhà…). Nếu thái độ của người bệnh về bệnh tốt sẽ tác động tích cực tới thực hành của người bệnh tốt hơn. Trong nghiên cứu của Nguyễn Mai Hương, có 76% người bệnh được hỏi có thái độ tìm hiểu về COPD. Thái độ của người bệnh trong việc dự phòng và điều trị bệnh cũng rất tốt: 93% người bệnh cho rằng nên khám bệnh định kỳ, 88% người bệnh cho rằng nên điều trị thường xuyên, 83% người bệnh cho rằng nên điều trị lâu dài và 83% người bệnh cho rằng nên tập thở khi bị COPD, tuy nhiên chỉ có 44% người bệnh cho rằng nên tiêm phòng vắc xin cúm và 37% cho rằng nên tiêm vắc xin phế cầu để phòng COPD [15]. Trong nghiên cứu của Trần Thị Thanh chỉ có 30% người bệnh có thái độ tốt trong việc tìm hiểu thông tin về bệnh [21]. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Thọ tại Hải Phòng ở những đối tượng trên 40 tuổi cũng cho thấy sự hạn chế về thái độ đối với bệnh COPD [24]. Thái độ có sự liên quan mật thiết với kiến thức về bệnh. Thường thì những người có kiến thức tốt về bệnh sẽ có thái độ phòng bệnh,

điều trị và nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh cao hơn những người khác. Vì vậy trong nghiên cứu của chúng tôi đối tượng

Theo nghiên cứu của Nguyễn Hoài Bắc (2020) thái độ của người bệnh được cải thiện khá rõ rệt ở nhóm can thiệp với hiệu quả can thiệp lến tới 61,0%, cụ thể tỷ lệ thái độ tốt tăng lên từ 60,5% lên tới 100,0% sau can thiệp. Thái độ có sự liên quan mật thiết với kiến thức về bệnh. Thường thì những người có kiến thức tốt về bệnh sẽ có thái độ phòng bệnh, điều trị và nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh cao hơn những người khác. Vì trong nghiên cứu của chúng tôi đối tượng nghiên cứu có kiến thức rất tốt về triệu chứng của bệnh, về các yếu tố nguy cơ, do vậy họ cũng có thái độ tốt với bệnh [2]. Điều này rất có ý nghĩa bởi lẽ có kiến thức và thái độ tốt sẽ làm nâng cao thực hành của người bệnh khi xảy ra đợt cấp của bệnh hay việc thực hiện những biện pháp dự phòng

1.3. Giáo dục sức khỏe

1.3.1. Định nghĩa

Giáo dục sức khỏe là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái đội và thực hành hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho các cá nhân, tập thể, cộng đồng [12].

1.3.2. Mục đích

Giúp cho cá nhân và cộng đồng đủ kiến thức để xác đinh nhu cầu chăm sóc sức khỏe của họ và giới thiệu các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để cá nhân và cộng đồng có thể tiếp cận và sử dụng hợp lý.

Giúp đối tượng người được thực hiện GDSK hiểu rõ những việc cần làm để giải quyết các vấn đề sức khỏe bằng những khả năng của chính mình với sự giúp đỡ, hõ trợ của cán bộ y tế cũng như những người liên quan.

Quyết định và thực hiện các hành động thích hợp nhất để có cuộc sống khỏe mạnh, đạt được tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể được [12]

GDSK là sự trao đổi giữa người làm GDSK với đối tượng, với phương pháp này người TT-GDSK có thể nhận được tin phản hồi từ đối tượng.

GDSK là quá trình cung cấp thông tin, giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện để mọi người hiểu được vấn đề sức khỏe của họ và biết được cách giải quyết thích hợp nhất vấn đề ấy.

GDSK có tác động vào 3 lĩnh vực của đối tượng được truyền thông là: kiến thức, thái độ và thực hành để giải quyết vấn đề sức khỏe

Thực chất của GDSK là quá trình dạy và học, trong đó tác động giữa người thực hiện GDSK và người được giáo dục sức khỏe (GDSK) theo 2 chiều. Người thực hiện GDSK không chỉ là người “dạy” mà còn phải biết “học” từ đối tượng của mình qua việc thu nhận các thông tin phản hồi từ đối tượng được GDSK để có thể điều chỉnh, bổ sung nhằm nâng cao kỹ năng, hiểu quả khi thực hiện GDSK [7]

1.3.4. Tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe đối với người bệnh COPD.

Người bệnh COPD là xác định sống chung với bệnh suốt cuộc đời còn lại. Vấn đề chính của bệnh là giảm thông khí phổi, khó thở là đặc trưng của bệnh, kèm theo ho mạn tính và khạc đờm. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, lo lắng vì bệnh không chữa khỏi được và có xu hướng nặng dần.Việc điều trị bệnh ở bệnh viện thường là đợt cấp còn chủ yếu người bệnh điều trị và phòng bệnh ở nhà và cộng đồng. Do đó người bệnh COPD rất cần hiểu biết về bệnh, cách dùng thuốc ở nhà, cách phòng bệnh và đặc biệt là biết tập thở sâu, ho có hiệu quả, chế độ ăn uống, tập luyện duy trì thường xuyên. Để giúp người bệnh có kiến thức và kỹ năng trên là do cán bộ y tế, đặc biệt là điều dưỡng GDSK cho người bệnh. Điều đó thể hiện tầm quan trọng của GDSK đối với người bệnh COPD. Nếu làm tốt người bệnh sẽ cải thiện được triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm số lần nhập viện đợt cấp, tiết kiệm chi phí điều trị. Yên tâm, lạc quan sống chung với bệnh.

1.4. Khung lý thuyết nghiên cứu

Yếu tố liên quan Trước can thiệp Sau can thiệp

1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn được đóng tại thôn Đại Sơn, xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Hiện nay Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn là Bệnh viện hạng I, với tổng số giường bệnh 650 (70 giường xã hội hóa); với tổng số 37 khoa phòng. Phòng khám chăm sóc và điều trị ngoại trú người mắc BPTNMT của Bệnh viện có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và được tập huấn thường xuyên, chuyên sâu về công tác điều trị BPTNMT. Hiện tại phòng khám đang quản lý số lượng NB BPTNMT là 425 người và phân bố trên toàn bộ địa bàn toàn tỉnh.

Bệnh viện thường xuyên chú trọng tới công tác nghiên cứu khoa học về y học, nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu lựa chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu chính thức để đánh giá một cách đầy đủ về thực trạng tuân thủ cũng như một chương trình can thiệp giáo dục sức khoẻ với đầy đủ các nội dung của tuân thủ điều trị được thực hiện bởi người điều dưỡng cho người bệnh COPD.

Tuổi Kiến thức và thái

độ tuân thủ điều trị COPD - Bệnh COPD - Sử dụng thuốc - Chế độ dinh dưỡng

- Cai thuốc lá, bia rượu - Chế độ luyện tập Can thiệp GDSK Trình độ học vấn Nghề nghiệp Tình trạng hôn nhân Tình trạng bệnh Nguồn thông tin Bệnh lý kèm theo Kiến thức và thái độ tuân thủ điều trị COPD - Bệnh COPD - Sử dụng thuốc -Chế độ dinh dưỡng

- Cai thuốc lá, bia rượu

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Tất cả người bệnh được chẩn đoán là BPTNMT (theo TC Gold 2018), đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn trong thời gian nghiên cứu.

* Tiêu chuẩn chọn:

- Người bệnh từ 18 tuổi trở lên.

- Người bệnh có khả năng đọc hiểu được tiếng việt và trả lời được phỏng vấn - Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu.

* Tiêu chuẩn loại trừ:

- Người bệnh mắc bệnh rối loạn tâm thần

- Người bệnh không có khả năng hợp tác trong chương trình như khó nhận thức, khó giao tiếp thính lực, thị lực kém

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2021 đến tháng 6/2021

- Thời gian thu thập số liệu: Từ tháng 01/2021 đến hết tháng 4/2021. - Địa điểm: Tại khoa khám bệnh bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. 2.3. Thiết kế nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu can thiệp giáo dục sức khỏe có so sánh trước sau trên một nhóm đối tượng

Đánh giá 1 nhóm đối tượng nghiên cứu tại các thời điểm T1, T2, T3 T1: Tại thời điểm đánh giá ban đầu

T2: Tại thời điểm ngay sau can thiệp T3: Tại thời điểm sau can thiệp 8 tuần

Sơ đồ nghiên cứu

2.4. Cỡ mẫu

Cỡ mẫu được tính theo công thức:

n = Z2 (α,β)

2s2

∆2

Trong đó:

n: Cỡ mẫu nghiên cứu cần có.

Một phần của tài liệu Thay đổi kiến thức và thái độ tuân thủ điều trị của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngoại trú sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh lạng sơn (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)