Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thay đổi kiến thức và thái độ tuân thủ điều trị của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngoại trú sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh lạng sơn (Trang 32)

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn được đóng tại thôn Đại Sơn, xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Hiện nay Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn là Bệnh viện hạng I, với tổng số giường bệnh 650 (70 giường xã hội hóa); với tổng số 37 khoa phòng. Phòng khám chăm sóc và điều trị ngoại trú người mắc BPTNMT của Bệnh viện có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và được tập huấn thường xuyên, chuyên sâu về công tác điều trị BPTNMT. Hiện tại phòng khám đang quản lý số lượng NB BPTNMT là 425 người và phân bố trên toàn bộ địa bàn toàn tỉnh.

Bệnh viện thường xuyên chú trọng tới công tác nghiên cứu khoa học về y học, nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu lựa chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu chính thức để đánh giá một cách đầy đủ về thực trạng tuân thủ cũng như một chương trình can thiệp giáo dục sức khoẻ với đầy đủ các nội dung của tuân thủ điều trị được thực hiện bởi người điều dưỡng cho người bệnh COPD.

Tuổi Kiến thức và thái

độ tuân thủ điều trị COPD - Bệnh COPD - Sử dụng thuốc - Chế độ dinh dưỡng

- Cai thuốc lá, bia rượu - Chế độ luyện tập Can thiệp GDSK Trình độ học vấn Nghề nghiệp Tình trạng hôn nhân Tình trạng bệnh Nguồn thông tin Bệnh lý kèm theo Kiến thức và thái độ tuân thủ điều trị COPD - Bệnh COPD - Sử dụng thuốc -Chế độ dinh dưỡng

- Cai thuốc lá, bia rượu

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Tất cả người bệnh được chẩn đoán là BPTNMT (theo TC Gold 2018), đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn trong thời gian nghiên cứu.

* Tiêu chuẩn chọn:

- Người bệnh từ 18 tuổi trở lên.

- Người bệnh có khả năng đọc hiểu được tiếng việt và trả lời được phỏng vấn - Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu.

* Tiêu chuẩn loại trừ:

- Người bệnh mắc bệnh rối loạn tâm thần

- Người bệnh không có khả năng hợp tác trong chương trình như khó nhận thức, khó giao tiếp thính lực, thị lực kém

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2021 đến tháng 6/2021

- Thời gian thu thập số liệu: Từ tháng 01/2021 đến hết tháng 4/2021. - Địa điểm: Tại khoa khám bệnh bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. 2.3. Thiết kế nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu can thiệp giáo dục sức khỏe có so sánh trước sau trên một nhóm đối tượng

Đánh giá 1 nhóm đối tượng nghiên cứu tại các thời điểm T1, T2, T3 T1: Tại thời điểm đánh giá ban đầu

T2: Tại thời điểm ngay sau can thiệp T3: Tại thời điểm sau can thiệp 8 tuần

Sơ đồ nghiên cứu

2.4. Cỡ mẫu

Cỡ mẫu được tính theo công thức:

n = Z2 (α,β)

2s2

∆2

Trong đó:

n: Cỡ mẫu nghiên cứu cần có. s: Độ lệch chuẩn.

∆: Sự khác biệt về giá trị trung bình kiến thức tuân thủ điều trị COPD của người bệnh trước và sau can thiệp

Theo nghiên cứu Trần Thu Hiền (2017) về Thay đổi kiến thức tuân thủ điều trị của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định. Kết quả nghiên cứu điểm trung bình trước can thiệp: Độ lệch

Đánh giá ngay sau can thiệp (Đánh giá kiến thức và thái độ) (T2) Đánh giá ngay sau can thiệp 08 tuần (Đánh giá kiến thức và thái độ) (T3) Can thiệp

Giáo dục sức khỏe về kiến thức và thái độ tuân thủ điều trị

Đối tượng nghiên cứu (Bệnh nhân mắc COPD) Đánh giá trước can thiệp (Đánh giá kiến thức và thái độ) T1 So sánh, bàn luận, kết luận

chuẩn s = 3,07; sự khác biệt ĐTB về kiến thức tuân thủ điều trị COPD trước can thiệp và sau can thiệp 8 tuần có ∆=10.08 [11].

α: Mức sai lầm loại 1 cho phép; α được chọn là 0,01 β: Mức sai lầm loại 2 cho phép, β được chọn là 0,05.

Z: Giá trị Z thu được từ bảng Z ứng với giá trị α, β được chọn là 17,8. Áp dụng công thức ta tính được n = 59. Để tránh trường hợp sai sót, mất số liệu chúng tôi lấy thêm 10%. Cỡ mẫu nghiên cứu: n = 65

2.5. Phương pháp chọn mẫu

Tổng số người bệnh COPD điều trị ngoại trú tại BVĐK Lạng Sơn là 425 người. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không sắc xuất được áp dụng để chọn đủ 65 người bệnh đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chọn mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu trong thời gian tiến hành nghiên cứu.

2.6. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu

2.6.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu trong luận văn được thu thập bằng phương pháp tự điền vào bộ câu hỏi (phụ lục 1)

Người thu thập: Người nghiên cứu và 01 cộng tác viên là điều dưỡng tại khoa khám bệnh ngoại trú Bệnh viên đa khoa tỉnh Lạng Sơn

Thời điểm thu thập: Đánh giá lần 1 thực hiện trước can thiệp, đánh giá lần 2 thực hiện ngay sau can thiệp, đánh giá lần 3 sau can thiệp 08 tuần.

Địa điểm thu thập: Người thu thập số liệu ngồi ở phòng khám ngoại trú sẽ đánh giá kiến thức, thái độ của đối tượng nghiên cứu lần 1 bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, kết hợp phát phiếu tự điền thông qua bộ câu hỏi có sẵn cho những NB đang điều trị ngoại trú BPTNMT đủ tiêu chuẩn vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu và sau can thiệp.

Tiến trình thu thập thông tin/dữ liệu

Bước 1: Tập huấn phương pháp thu thập số liệu và phương pháp can thiệp cho cộng tác viên

Người nghiên cứu triển khai tập huấn 01 buổi cho công tác viên về phương pháp thu thập số liệu, phương pháp can thiệp. Cộng tác viên có chứng chỉ hành nghề, có kỹ năng thuyết trình và giao tiếp tốt với người bệnh

Bước 2: Đánh giá kiến thức, thái độ của người bệnh trước can thiệp (T1) Những đối tượng đủ tiêu chuẩn lựa chọn, trong lúc chờ lĩnh thuốc được người nghiên cứu và cộng tác viên giới thiệu mục đích, nội dung, phương pháp và quyền lợi của người tham gia vào nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu đồng ý tham gia nghiên cứu ký vào bản đồng thuận (phụ lục 5). Sau đó được phát và hướng dẫn về cách trả lời các thông tin trong bộ câu hỏi tự diền trong thời gian 15 phút.

Người nghiên cứu, cộng tác viên xác định những nội dung kiến thức còn hạn chế, những quan điểm thái độ tuân thủ điều trị còn chưa đúng của ĐTNC dựa vào kết quả trả lời trong bộ câu hỏi tự điển để TT-GDSK.

Chương trình can thiệp

Mục tiêu: Nâng cao kiến thức và thái độ về chế độ tuân thủ điều trị BPTNMT thông qua giáo dục sức khỏe.

Cơ sở can thiệp:

+ Dựa vào kết quả đánh giá lần 1

+ Dựa vào tài liệu Quyết định số 4562/QĐ - BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” (bản cập nhật năm 2018) ngày 19 tháng 07 năm 2018 [3]

Cách thức và địa điểm can thiệp: Hỏi ý kiến bệnh viện và khoa khám bệnh để sử dụng phòng chờ tại khoa khám bệnh làm phòng tư vấn cho nghiên cứu. Nghiên cứu viên trực tiếp thực hiện thu thập số liệu và can thiệp đối với đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu viên phát tài liệu cho người bệnh đọc 10 phút và sau đó tư vấn trực tiếp 20 phút cho nhóm 3-5 người bệnh bằng nội dung xây dựng sẵn dựa theo chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống bệnh BPTNMT kết hợp một số hình ảnh tờ rơi về kiểm soát BPTNMT không dùng thuốc được phát cho NB.

Thời gian can thiệp: Thời gian cho can thiệp là 30 phút. Trong đó người bệnh đọc tài liệu 10 phút, tư vấn về các nội dung và trả lời thắc mắc 20 phút.

Nội dung can thiệp của chương trình giáo dục sức khỏe gồm:

- Thế nào là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Các yếu tố nguy cơ

- Phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính + Cai thuốc lá/ thuốc lào

+ Hướng dẫn NB tự làm sạch đường thở

+ Các kiến thức dự phòng: khả năng khỏi BPTNMT; tuân thủ điều trị của bác sỹ về thuốc; tái khám; chế độ dinh dưỡng; chế dộ tập luyện và hít thở đúng cách; tránh lo âu, căng thẳng thần kinh

Bước 3: Tiến hành đánh giá ngay sau khi thực hiện can thiệp (T2) Người nghiên cứu và cộng tác viên tiến hành đánh giá lại kiến thức và thái độ tuân thủ điều trị của ĐTNC ngay sau khi thực hiện tư vấn sức khỏe cùng với bộ câu hỏi ở bước 2. Sau đó người nghiên cứu và cộng tác viên thu lại toàn bộ phiếu trả lời của đối tượng tham gia nghiên cứu.

Bước 4: Tiến hành đánh giá sau khi thực hiện can thiệp 8 tuần (T3) Người nghiên cứu và cộng tác viên tiến hành đánh giá sau tư vấn sức khỏe 8 tuần cùng với bộ câu hỏi ở bước 2. Sau đó người nghiên cứu và cộng tác viên thu lại toàn bộ phiếu trả lời của đối tượng tham gia nghiên cứu.

2.6.2. Công cụ thu thập số liệu

Căn cứ để xây dựng bộ câu hỏi (phụ lục 1) đó là:

Tài liệu 4562/QĐ - BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” (bản cập nhật năm 2018) ngày 19 tháng 07 năm 2018 [3]

Để đánh giá sự phù hợp của từng câu trong bộ câu hỏi, chúng tôi xin ý kiến của 2 bác sỹ chuyên khoa hệ nội hiện đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh và bệnh viện phổi tỉnh Lạng Sơn (Phụ lục 3;4).

Bộ câu hỏi được xây dựng gồm có 35 câu và chia thành 3 phần đó là thông tin chung của người bệnh, kiến thức và thái độ về tuân thủ điều trị:

Phần I: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: bao gồm 11 câu hỏi tìm hiểu về tuổi, trình độ, tình trạng bệnh, tình trạng hôn nhân, bệnh lý khác kèm theo...

Phần II: Kiến thức về tuân thủ điều trị bệnh: gồm 17 câu như kiến thức chung về tuân thủ điều trị bệnh, tuân thủ sử dụng thuốc, chế độ dinh dưỡng, cai thuốc lá/thuốc lào, uống bia/rượu và chế độ luyện tập – PHCN hô hấp

Phần III: Thái độ về tuân thủ điều trị bệnh: gồm 7 câu như thái độ về tuân thủ sử dụng thuốc, chế độ dinh dưỡng, cai thuốc lá/thuốc lào, uống bia/rượu và tuân thủ chế độ luyện tập – PHCN hô hấp.

2.7. Tiêu chuẩn đánh giá

- Đánh giá kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh về BPTNMT

Gồm 17 câu hỏi lựa chọn đúng. Người bệnh tham gia trả lời điền vào bộ câu hỏi với mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm, trả lời không đúng hoặc không biết là 0 điểm, sau đó tính tổng điểm kiến thức và lấy mức điểm đạt được để phân loại kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh theo nghiên cứu của Trần Thu Hiền [11]

+ Tổng số điểm đạt được của 17 câu hỏi là 31 điểm. Tiêu chuẩn đánh giá khi trả lời bộ câu hỏi:

* Điểm kiến thức của đối tượng nghiên cứu sẽ được đánh giá như sau. + Người bệnh có kiến thức về tuân thủ điều trị khi trả lời đúng ≥ 50% tổng điểm (tương đương với người bệnh trả lời được từ 16 điểm trở lên)

+ Người bệnh thiếu kiến thức về tuân thủ điều trị khi trả lời đúng < 50% tổng điểm (tương đương với người bệnh trả lời từ dưới 15 điểm)

+ Cách tính điểm và phân loại kiến thức trước can thiệp và sau can thiệp là giống nhau.

- Đánh giá thái độ tuân thủ điều trị của người bệnh về BPTNMT

Gồm 7 câu hỏi, câu trả lời được xếp thứ tự 5 mức theo thang điểm likert là: Rất không đồng ý, không đồng ý, không rõ, đồng ý, rất đồng ý. Tương ứng các lựa chọn trả lời trên với số điểm là 1, 2, 3, 4, 5. Sau đó tính tổng điểm đạt được và quy về điểm trung bình của mỗi câu trả lời (Tổng điểm 35/7 câu hỏi). Người

bệnh có điểm trung bình từ 4 đến 5 điểm (tương ứng câu trả lời đồng ý và rất đồng ý) xếp loại thái độ đúng, dưới 4 điểm (tương ứng câu trả lời là rất không đồng ý, không đồng ý và không rõ) xếp loại thái độ không đúng.

- Xác định đúng/ sai dựa trên những nội dung về BPTNMT trong các tài liệu chính thống gồm tài liệu 2562/QĐ - BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” (bản cập nhật năm 2018) ngày 19 tháng 07 năm 2018 [3]

- Đánh giá sự thay đổi sau can thiệp giáo dục so với trước can thiệp dựa trên mức chênh điểm trung bình trả lời các câu hỏi và sự khác biệt về tỷ lệ đúng đối với mỗi nội dung đánh giá.

Thử nghiệm trước bộ công cụ nghiên cứu

Sau khi xây dựng được bộ công cụ tiến hành kiểm tra độ tin cậy của bộ công cụ qua 3 bước:

Bước 1: Bộ công cụ hoàn chỉnh được sử dụng nghiên cứu thử nghiệm trên 20 người bệnh BPTNMT tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu (số người này không tham gia vào cỡ mẫu nghiên cứu nhằm tránh đối tượng đã biết trước nội dung câu hỏi lần đánh giá kiến thức về sau thiếu khách quan).

Bước 2: Nhập số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0

Bước 3: Xác định độ tin cậy của bộ công cụ bằng cách xác định hệ số Cronbach alpha thu được. Về kiến thức hệ số Cronbach alpha thu được là 0,791; thái độ hệ số Cronbach alpha thu được là 0,71. Do đó, bộ công cụ có độ tin cậy cao và được sử dụng để thu thập số liệu.

2.8. Xử lý và phân tích số liệu

Các số liệu được làm sạch, sau đó được nhập và phân tích bằng phần mềm SPSS 18.0. Các số liệu được trình bày dưới dạng các bảng, biểu đồ phù hợp.

- Phân tích sự khác biệt: kiểm định sự khác biệt các tỷ lệ sử dụng test McNemar và χ2 – test, kiểm định sự khác biệt giữa các giá trị trung bình bằng t - test. Mức có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

2.9. Các biến số nghiên cứu

2.9.1. Nhóm biến về nhân khẩu học

Stt Biến số/chỉ số Định nghĩa Phân loại biến số

Phương pháp thu thập 1. Nơi ở Là nơi người bệnh đang

sinh sống

Biến định danh

Bộ câu hỏi tự điền 2. Dân tộc Là dân tộc của người bệnh Biến định

danh 3. Giới Là sự khác biệt về mặt sinh

học giữa nam giới và nữ giới Biến nhị phân Bộ câu hỏi tự điền 4. Trình độ học vấn Cấp học cao nhất mà NB trải qua (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Biến định danh

Bộ câu hỏi tự điền

5. Công việc hiện tại

Là một việc làm có tính ổn định, đem lại thu nhập để duy trì và phát triển cuộc sống cho NB Biến định danh Bộ câu hỏi tự điền 6. Tình trạng hôn nhân Là tình trạng hôn nhân hiện tại của người bệnh

Danh mục Bộ câu hỏi tự điền 7. Thời gian mắc BPTNMT

Số năm mắc bệnh của NB Biến thứ tự Bộ câu hỏi tự điền 8. Bệnh đồng mắc khác Là bệnh khác ngoài BPTNMT mà NB mắc phải Biến định danh Bộ câu hỏi tự điền

Stt Biến số/chỉ số Định nghĩa Phân loại biến số Phương pháp thu thập 9. Phát hiện bệnh trong tình huống

Là biểu hiện của các triệu chứng do đợt cấp, bệnh mắc kèm hay do đi khám sưc skhoer định kỳ Biến định danh Bộ câu hỏi tự điền 10. Nguồn thông tin người bệnh mong muốn nhận được Xác định NB nhận được các thông tin về bệnh BPTNMT gồm các giá trị: Nhân viên y tế; Thông tin truyền thông đại chúng; Bạn bè / người thân; các nguồn thông tin khác

Biến định danh

Bộ câu hỏi tự điền

2.9.2 Nhóm biến kiến thức và thái độ tuân thủ điều trị

Một phần của tài liệu Thay đổi kiến thức và thái độ tuân thủ điều trị của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngoại trú sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh lạng sơn (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)