Phương pháp và công cụ thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Thay đổi kiến thức và thái độ tuân thủ điều trị của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngoại trú sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh lạng sơn (Trang 35 - 38)

2.6.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu trong luận văn được thu thập bằng phương pháp tự điền vào bộ câu hỏi (phụ lục 1)

Người thu thập: Người nghiên cứu và 01 cộng tác viên là điều dưỡng tại khoa khám bệnh ngoại trú Bệnh viên đa khoa tỉnh Lạng Sơn

Thời điểm thu thập: Đánh giá lần 1 thực hiện trước can thiệp, đánh giá lần 2 thực hiện ngay sau can thiệp, đánh giá lần 3 sau can thiệp 08 tuần.

Địa điểm thu thập: Người thu thập số liệu ngồi ở phòng khám ngoại trú sẽ đánh giá kiến thức, thái độ của đối tượng nghiên cứu lần 1 bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, kết hợp phát phiếu tự điền thông qua bộ câu hỏi có sẵn cho những NB đang điều trị ngoại trú BPTNMT đủ tiêu chuẩn vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu và sau can thiệp.

Tiến trình thu thập thông tin/dữ liệu

Bước 1: Tập huấn phương pháp thu thập số liệu và phương pháp can thiệp cho cộng tác viên

Người nghiên cứu triển khai tập huấn 01 buổi cho công tác viên về phương pháp thu thập số liệu, phương pháp can thiệp. Cộng tác viên có chứng chỉ hành nghề, có kỹ năng thuyết trình và giao tiếp tốt với người bệnh

Bước 2: Đánh giá kiến thức, thái độ của người bệnh trước can thiệp (T1) Những đối tượng đủ tiêu chuẩn lựa chọn, trong lúc chờ lĩnh thuốc được người nghiên cứu và cộng tác viên giới thiệu mục đích, nội dung, phương pháp và quyền lợi của người tham gia vào nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu đồng ý tham gia nghiên cứu ký vào bản đồng thuận (phụ lục 5). Sau đó được phát và hướng dẫn về cách trả lời các thông tin trong bộ câu hỏi tự diền trong thời gian 15 phút.

Người nghiên cứu, cộng tác viên xác định những nội dung kiến thức còn hạn chế, những quan điểm thái độ tuân thủ điều trị còn chưa đúng của ĐTNC dựa vào kết quả trả lời trong bộ câu hỏi tự điển để TT-GDSK.

Chương trình can thiệp

Mục tiêu: Nâng cao kiến thức và thái độ về chế độ tuân thủ điều trị BPTNMT thông qua giáo dục sức khỏe.

Cơ sở can thiệp:

+ Dựa vào kết quả đánh giá lần 1

+ Dựa vào tài liệu Quyết định số 4562/QĐ - BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” (bản cập nhật năm 2018) ngày 19 tháng 07 năm 2018 [3]

Cách thức và địa điểm can thiệp: Hỏi ý kiến bệnh viện và khoa khám bệnh để sử dụng phòng chờ tại khoa khám bệnh làm phòng tư vấn cho nghiên cứu. Nghiên cứu viên trực tiếp thực hiện thu thập số liệu và can thiệp đối với đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu viên phát tài liệu cho người bệnh đọc 10 phút và sau đó tư vấn trực tiếp 20 phút cho nhóm 3-5 người bệnh bằng nội dung xây dựng sẵn dựa theo chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống bệnh BPTNMT kết hợp một số hình ảnh tờ rơi về kiểm soát BPTNMT không dùng thuốc được phát cho NB.

Thời gian can thiệp: Thời gian cho can thiệp là 30 phút. Trong đó người bệnh đọc tài liệu 10 phút, tư vấn về các nội dung và trả lời thắc mắc 20 phút.

Nội dung can thiệp của chương trình giáo dục sức khỏe gồm:

- Thế nào là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Các yếu tố nguy cơ

- Phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính + Cai thuốc lá/ thuốc lào

+ Hướng dẫn NB tự làm sạch đường thở

+ Các kiến thức dự phòng: khả năng khỏi BPTNMT; tuân thủ điều trị của bác sỹ về thuốc; tái khám; chế độ dinh dưỡng; chế dộ tập luyện và hít thở đúng cách; tránh lo âu, căng thẳng thần kinh

Bước 3: Tiến hành đánh giá ngay sau khi thực hiện can thiệp (T2) Người nghiên cứu và cộng tác viên tiến hành đánh giá lại kiến thức và thái độ tuân thủ điều trị của ĐTNC ngay sau khi thực hiện tư vấn sức khỏe cùng với bộ câu hỏi ở bước 2. Sau đó người nghiên cứu và cộng tác viên thu lại toàn bộ phiếu trả lời của đối tượng tham gia nghiên cứu.

Bước 4: Tiến hành đánh giá sau khi thực hiện can thiệp 8 tuần (T3) Người nghiên cứu và cộng tác viên tiến hành đánh giá sau tư vấn sức khỏe 8 tuần cùng với bộ câu hỏi ở bước 2. Sau đó người nghiên cứu và cộng tác viên thu lại toàn bộ phiếu trả lời của đối tượng tham gia nghiên cứu.

2.6.2. Công cụ thu thập số liệu

Căn cứ để xây dựng bộ câu hỏi (phụ lục 1) đó là:

Tài liệu 4562/QĐ - BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” (bản cập nhật năm 2018) ngày 19 tháng 07 năm 2018 [3]

Để đánh giá sự phù hợp của từng câu trong bộ câu hỏi, chúng tôi xin ý kiến của 2 bác sỹ chuyên khoa hệ nội hiện đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh và bệnh viện phổi tỉnh Lạng Sơn (Phụ lục 3;4).

Bộ câu hỏi được xây dựng gồm có 35 câu và chia thành 3 phần đó là thông tin chung của người bệnh, kiến thức và thái độ về tuân thủ điều trị:

Phần I: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: bao gồm 11 câu hỏi tìm hiểu về tuổi, trình độ, tình trạng bệnh, tình trạng hôn nhân, bệnh lý khác kèm theo...

Phần II: Kiến thức về tuân thủ điều trị bệnh: gồm 17 câu như kiến thức chung về tuân thủ điều trị bệnh, tuân thủ sử dụng thuốc, chế độ dinh dưỡng, cai thuốc lá/thuốc lào, uống bia/rượu và chế độ luyện tập – PHCN hô hấp

Phần III: Thái độ về tuân thủ điều trị bệnh: gồm 7 câu như thái độ về tuân thủ sử dụng thuốc, chế độ dinh dưỡng, cai thuốc lá/thuốc lào, uống bia/rượu và tuân thủ chế độ luyện tập – PHCN hô hấp.

Một phần của tài liệu Thay đổi kiến thức và thái độ tuân thủ điều trị của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngoại trú sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh lạng sơn (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)