Tiêu chuẩn đánh giá

Một phần của tài liệu Thay đổi kiến thức và thái độ tuân thủ điều trị của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngoại trú sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh lạng sơn (Trang 38 - 39)

- Đánh giá kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh về BPTNMT

Gồm 17 câu hỏi lựa chọn đúng. Người bệnh tham gia trả lời điền vào bộ câu hỏi với mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm, trả lời không đúng hoặc không biết là 0 điểm, sau đó tính tổng điểm kiến thức và lấy mức điểm đạt được để phân loại kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh theo nghiên cứu của Trần Thu Hiền [11]

+ Tổng số điểm đạt được của 17 câu hỏi là 31 điểm. Tiêu chuẩn đánh giá khi trả lời bộ câu hỏi:

* Điểm kiến thức của đối tượng nghiên cứu sẽ được đánh giá như sau. + Người bệnh có kiến thức về tuân thủ điều trị khi trả lời đúng ≥ 50% tổng điểm (tương đương với người bệnh trả lời được từ 16 điểm trở lên)

+ Người bệnh thiếu kiến thức về tuân thủ điều trị khi trả lời đúng < 50% tổng điểm (tương đương với người bệnh trả lời từ dưới 15 điểm)

+ Cách tính điểm và phân loại kiến thức trước can thiệp và sau can thiệp là giống nhau.

- Đánh giá thái độ tuân thủ điều trị của người bệnh về BPTNMT

Gồm 7 câu hỏi, câu trả lời được xếp thứ tự 5 mức theo thang điểm likert là: Rất không đồng ý, không đồng ý, không rõ, đồng ý, rất đồng ý. Tương ứng các lựa chọn trả lời trên với số điểm là 1, 2, 3, 4, 5. Sau đó tính tổng điểm đạt được và quy về điểm trung bình của mỗi câu trả lời (Tổng điểm 35/7 câu hỏi). Người

bệnh có điểm trung bình từ 4 đến 5 điểm (tương ứng câu trả lời đồng ý và rất đồng ý) xếp loại thái độ đúng, dưới 4 điểm (tương ứng câu trả lời là rất không đồng ý, không đồng ý và không rõ) xếp loại thái độ không đúng.

- Xác định đúng/ sai dựa trên những nội dung về BPTNMT trong các tài liệu chính thống gồm tài liệu 2562/QĐ - BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” (bản cập nhật năm 2018) ngày 19 tháng 07 năm 2018 [3]

- Đánh giá sự thay đổi sau can thiệp giáo dục so với trước can thiệp dựa trên mức chênh điểm trung bình trả lời các câu hỏi và sự khác biệt về tỷ lệ đúng đối với mỗi nội dung đánh giá.

Thử nghiệm trước bộ công cụ nghiên cứu

Sau khi xây dựng được bộ công cụ tiến hành kiểm tra độ tin cậy của bộ công cụ qua 3 bước:

Bước 1: Bộ công cụ hoàn chỉnh được sử dụng nghiên cứu thử nghiệm trên 20 người bệnh BPTNMT tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu (số người này không tham gia vào cỡ mẫu nghiên cứu nhằm tránh đối tượng đã biết trước nội dung câu hỏi lần đánh giá kiến thức về sau thiếu khách quan).

Bước 2: Nhập số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0

Bước 3: Xác định độ tin cậy của bộ công cụ bằng cách xác định hệ số Cronbach alpha thu được. Về kiến thức hệ số Cronbach alpha thu được là 0,791; thái độ hệ số Cronbach alpha thu được là 0,71. Do đó, bộ công cụ có độ tin cậy cao và được sử dụng để thu thập số liệu.

Một phần của tài liệu Thay đổi kiến thức và thái độ tuân thủ điều trị của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngoại trú sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh lạng sơn (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)