Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân rong kinh rong huyết

Một phần của tài liệu Nhận xét sự thay đổi kiến thức về các yếu tố nguy cơ sau tư vấn giáo dục sức khoẻ của điều dưỡng cho người bệnh rong kinh tại khoa phụ nội tiết, bệnh viện phụ sản trung ương năm 2021 (Trang 26 - 30)

1.8.1. Nhận định bệnh nhân

- Nhận định toàn trạng bệnh nhân:

 Dấu hiệu sinh tồn: Mạch, huyết áp.  Thể trạng.

 Tình trạng thiếu máu: da, niêm mạc.

- Tính chất ra máu âm đạo: số lượng, màu sắc, thời gian …

- Các vấn đề sức khỏe kèm theo: ăn, đau bụng, nôn, ngủ, bệnh lý có sẵn của bệnh nhân.

- Yêu cầu xét nghiệm của bác sĩ: công thức máu, đông máu, β hCG - Y lệnh thuốc

1.8.2. Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân:

Cần tập trung vào một số vấn đề chính trong quá trình bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa.

Tinh thần

Bệnh nhân và người nhà lo lắng với tình trạng ra máu bất thường, kéo dài, cảnh hưởng đến sức khoẻ, công việc, học tập, sinh đẻ, không biết có vấn đề bất thường như ung thư hay không, bệnh có tái phát và khó điều trị không.

Cần động viên, tư vấn cho bệnh nhân và người nhà yên tâm để đạt kết quả điều trị tốt.

Thiếu máu

Chẩn đoán chăm sóc

- Bệnh nhân mệt mỏi, giảm khả năng hoạt động do thiếu máu. - Thiếu hụt về dinh dưỡng do cung cấp thiếu.

Kế hoạch chăm sóc

- Giúp bệnh nhân hoạt động bình thường. - Duy trì dinh dưỡng đầy đủ.

Thực hiện chăm sóc

- Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở.

- Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ. - Xen kẽ với nghỉ ngơi cần luyện tập nhẹ nhàng.

- Khi thiếu máu được điều trị và các xét nghiệm máu trở về bình thường cần động viên bệnh nhân vận động bình thường.

- Cho các loại thuốc bổ máu, truyền máu khi thiếu máu nhiều. - Thực hiện chế độ ăn bổ sung dinh dưỡng.

Nhiễm khuẩn: thường ít gặp trong rong kinh, rong huyết.

Nguyên nhân

- Do ra máu âm đạo kéo dài - Do vệ sinh kém

- Do băng vệ sinh để lâu không thay

Chẩn đoán chăm sóc

- Rong kinh, rong huyết điều trị lâu khỏi do nhiễm trùng vào niêm mạc tử cung.

- Gia đình và bệnh nhân lo lắng về bệnh tật.

Lập kế hoạch chăm sóc

− Hạ thân nhiệt và làm hết tình trạng nhiễm trùng nếu có.

− Tăng cường chăm sóc toàn diện, giúp bệnh nhân hồi phục sức khoẻ. − Giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân và gia đình.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc

− Dự phòng hoặc làm hết tình trạng nhiễm trùng.  Dùng kháng sinh: uống hoặc tiêm.

 Hạ sốt nếu thân nhiệt tăng cao (> 38,5oC): paracetamol, truyền dịch. − Theo dõi thân nhiệt của bệnh nhân.

Giáo dục sức khoẻ

− Ngay sau khi bệnh nhân vào viện, cần hướng dẫn cho bệnh nhân và gia đình về nội quy khoa phòng, chế độ chăm sóc và theo dõi.

− Giải thích cho bệnh nhân và người nhà về tình trạng bệnh, nguyên nhân và diễn biến có thể xảy ra trong quá trình điều trị để người nhà và bệnh nhân phối hợp điều trị.

Chế độ nghỉ ngơi

− Động viên về tinh thần để người bệnh không lo lắng, không căng thẳng về tình trạng rong kinh, rong huyết; yên tâm hợp tác điều trị.

− Nếu bệnh nhân thiếu máu nặng cần nghỉ ngơi tại giường, hạn chế đi lại để tránh tụt huyết áp tư thế, cần có người nhà hỗ trợ khi cần đi lại. − Có thể kết hợp tập luyện nhẹ nhàng xen giữa những lúc nghỉ ngơi. − Khi bệnh nhân đã ổn định, hướng dẫn bệnh nhân vận động bình

thường.

− Tránh những căng thẳng, những sang chấn về tâm lý có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

− Cho bệnh nhân ăn chế độ ăn nhiều Protein, giầu năng lượng, ăn nhiều hoa quả và rau tươi. Chú ý các thực phẩm có nhiều sắt và Vitamin B12. − Thức ăn phải hợp khẩu vị giúp bệnh nhân ăn ngon miệng.

− Thức ăn sinh hơi; có nhiều gia vị cay, nóng cần tránh. − Ăn làm nhiều bữa trong ngày.

− Bệnh nhân cần ăn đủ chất, đủ bữa. Điều này cần chú ý đặc biệt ở hai độ tuổi:

o Tuổi vị thành niên vì có một số em theo trào lưu ăn uống hạn chế để có dáng đẹp, hoặc do áp lực học hành nên ăn uống không đúng giờ …

o Tuổi tiền mãn kinh cũng có thể gặp những người bệnh thực hiện chế độ ăn giảm cân hoặc có bệnh lý kết hợp như đái tháo đường, tăng huyết áp, hội chứng tiền mãn kinh…

− Một số trường hợp bệnh nhân bắt buộc phải ăn kiêng như bị đái tháo đường, bệnh lý về gan, thận hoặc bệnh lý về chuyển hoá cần có chế độ ăn phù hợp để có thể nhanh chóng hồi phục sức khoẻ.

Chế độ vệ sinh

− Không kiêng tắm, cần tắm rửa thường xuyên.

− Thay bỉm hoặc băng vệ sinh thường xuyên theo giờ hoặc khi đã đầy. Mỗi lần thay băng vệ sinh hay bỉm, cần rửa sạch bộ phận sinh dục bằng nước ấm. Không nên dùng xà phòng vì làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn do rối loạn cân bằng môi trường kiềm toan của âm hộ, âm đạo. Không thụt rửa vào sâu bên trong, không ngâm mình trong chậu nước vì làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Sau khi rửa cần lau khô rồi mới đóng băng vệ sinh hoặc bỉm mới.

− Sau khi thay bỉm hoặc băng vệ sinh, bệnh nhân cần giữ lại để theo dõi lượng máu mất hàng ngày để có hướng điều trị hợp lý.

− Hàng ngày, nhân viên y tế phát thuốc cho bệnh nhân, hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng cách dùng và thời gian sử dụng thuốc theo y lệnh.

− Tư vấn, giải thích cho bệnh nhân tác dụng của thuốc, hiệu quả điều trị khi sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn.

− Dặn bệnh nhân và người nhà khi dùng thuốc có tác dụng phụ như: ngứa, buồn nôn, nôn, chóng mặt, nổi mề đay, khó thở … phải nhanh chóng báo với nhân viên y tế.

GDSK sau khi ra viện

− Nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, phù hợp, tránh lao động nặng, tránh những sang chấn tâm lý.

− Tiếp tục duy trì chế độ ăn đang thực hiện để cơ thể nhanh chóng hồi phục.

− Giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh kinh nguyệt.

− Dùng thuốc đúng, đủ, theo đúng hướng dẫn của bác sĩ đã kê. Không được quên thuốc, đặc biệt là các thuốc nội tiết để tránh bị rối loạn kinh nguyệt.

− Phát tờ rơi cho bệnh nhân về quy trình chẩn đoán, điều trị và theo dõi rong kinh, rong huyết.

− Khám lại theo đúng hẹn trên giấy ra viện. Tư vấn về giá trị của việc đi khám theo đúng hẹn để được sử dụng thuốc, tránh rong kinh, rong huyết tái phát.

− Khi có dấu hiệu bất thường: ra máu âm đạo khi đang dùng thuốc, cần đi khám lại ngay.

Một phần của tài liệu Nhận xét sự thay đổi kiến thức về các yếu tố nguy cơ sau tư vấn giáo dục sức khoẻ của điều dưỡng cho người bệnh rong kinh tại khoa phụ nội tiết, bệnh viện phụ sản trung ương năm 2021 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)