3.1.1. Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 3.1. Phân bố độ tuổi của đối tượng nghiên cứu
Nhóm tuổi trên 40 chiếm tỷ lệ cao nhất (55,5%) sau đó đến nhóm tuổi từ 30-39 (27,5%), ít nhất là nhóm từ 20-29 tuổi với 17,0%). Tuổi nhỏ nhất là 20 tuổi và lớn nhất là 49 tuổi, độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 39,7±9,2 tuổi. Độ tuổi trung bình này tương đối cao so với các nghiên cứu khác vì trong nghiên cứu chủ yếu là độ tuổi sinh đẻ và tuổi tiền mãn kinh [18][23]. Tuổi tiền mãn kinh tâm lý lo lắng, nguyên nhân thường do không phóng noãn dẫn tới niêm mạc tử cung dày gây kinh nhiều kéo dài thậm chí băng kinh dẫn tới tốn kém về kinh tế (chi phí nằm viện, tiền thuốc, thiếu máu phải truyền máu).
3.1.2. Tuổi có kinh lần đầu
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi lần đầu tiên có kinh nguyệt
Nhóm tuổi Số lượng (n) Tỷ lệ (%) < 13 tuổi 74 27.9 13 – 16 tuổi 173 65.3 >16 tuổi 18 6.8 17 27.5 55.5 0 10 20 30 40 50 60 20 - 29 30 - 39 >40
Tổng 265
X±SD 14,3±1,3 11-19
Tuổi có kinh lần đầu trung bình của đối tượng nghiên cứu là 14,3±1,3 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 11 tuổi và cao nhất là 19 tuổi. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của nhiều tác giả khác [17]. Trong đó nhóm có kinh lần đầu dưới 13 tuổi chiếm tỷ lệ 27,9%, 13-16 tuổi chiếm tỷ lệ 65,3% và trên 16 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là 6,8%.
3.1.3. Tiền sử kinh nguyệt của bệnh nhân
Biểu đồ 3.2. Tiền sử kinh nguyệt
Tiền sử kinh nguyệt không đều ở phụ nữ chiếm tỷ lệ 64,5%. Kết quả này khác với nghiên cứu của một tác giả vào năm 2003 cho rằng tỉ lệ bệnh nhân có chu kỳ kinh nguyệt bình thường chiếm trên 90% [8], theo Phạm Thị Bình thì tỉ lệ này là 87,4% [15], theo Nguyễn Ngọc Minh là 79,17% [16]. Sự khác biệt này là do đối tượng nghiên cứu này có lứa tuổi từ 18-49 trong khi đối tượng của các nghiên cứu trên đều chọn bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên. Điều đáng chú ý là ở những bệnh nhân chu kỳ kinh không đều thì rong kinh thường xảy ra ở những kỳ kinh trước đó có chậm kinh.
3.1.4. Tiền sử sản khoa
Bảng 3.2: Tiền sử sản khoa
Tiền sử sản khoa Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Số lần sinh 0 50 18,9 1 33 12,5 ≥2 182 68,7 35.5 64.5
Tiền sử kinh nguyệt
Kinh nguyệt đều Không đều
Số lần sẩy, nạo hút 0 140 52,8 1 57 21,5 ≥2 68 25,7 Số con sống 0 54 20,4 1 37 14,0 ≥2 174 65,7 Tổng số 265
Bệnh nhân có số lần sinh trên 2 lần chiếm đa số với 182 trường hợp (68,7%), một lần sinh chiếm tỷ lệ 12,5%. Nhóm bệnh nhân có số con sống trên 2 chiếm tỷ lệ cao 65,7%. Bệnh nhân chưa có tiền sử sẩy nạo hút thai chiếm tỷ lệ lớn với 52,8%. Theo Nguyễn Ngọc Minh 70% số bệnh nhân đã từng sảy hoặc hút thai ít nhất 1 lần [16]. Không có sự khác nhau giữa những bệnh nhân có sử dụng biện pháp tránh thai hoặc không sử dụng BPTT.
3.1.5. Tiền sử phụ khoa
Bảng 3.3: Tiền sử phụ khoa
Tiền sử phụ khoa Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Rong kinh, rong huyết Có 157 59,3
Không 108 40,7 Tổng số 265 Biện pháp tránh thai Không dùng 75 28,3 Tính ngày rụng trứng 57 21,5 Bao cao su 90 33,9 Thuốc tránh thai 43 16,2 Tổng số 265
Đối tượng nghiên cứu đã từng có tiền sử rong kinh rong huyết chiếm tỷ lệ lớn với 59,3%. Phần lớn bệnh nhân đều có sử dụng biện pháp tránh thai, chỉ có 75 bệnh nhân (28,3%) không sử dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào.
Bảng 3.4: Tiền sử phẫu thuật
Tiền sử phẫu thuật Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Không có tiền sử phẫu thuật 125 47,1
Mổ GEU 12 4,5 Mổ đẻ 89 33,6 Mổ phụ khoa 24 9,1 Mổ ngoại khoa khác 15 5,7 Tổng 265 Nhận xét:
Bệnh nhân không có tiền sử phẫu thuật chiếm tỷ lệ 47,1%. Trong nhóm bệnh nhân đã từng phẫu thuật thì mổ đẻ chiếm tỷ lệ lớn với 89 trường hợp với 33,6%, mổ phụ khoa chiếm 9,1%, ngoại khoa chiếm 5,7% và mổ chửa ngoài tử cung chiếm 4,5%.
3.1.7. Thời gian RKRH cơ năng
Bảng 3.5: Thời gian RKRH cơ năng
Thời gian RKRH cơ năng Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
≤ 14 ngày 111 41,9 15-20 ngày 82 30,9 20-30 ngày 51 19,3 >30 ngày 21 7,9 Tổng 265 X ± SD 20,2±14,3
Thời gian RKRH cơ năng dưới 14 ngày chiếm tỷ lệ lớn (41,9%). Từ 14 ngày đến 20 ngày chiếm 30,9%, từ 20-30 ngày chiếm 19,3% và trên 30 ngày chiếm tỷ lệ 7,9%. Thời gian RKRH trung bình của bệnh nhân là 20,2±14,3 ngày. Y văn cũng cho rằng có sự tương quan tỷ lệ thuận giữa thời gian ra máu và lượng máu. Nghiên cứu này cho thấy những bệnh nhân ra máu nhiều thì tiên lượng khó
điều trị hơn do tác dụng kéo dài của estrogen thì nội mạc tử cung sẽ dày lên và thơi gian ra máu dài ra. Chúng tôi cho rằng những bệnh nhân có tiền sử chu kỳ kinh không đều thì khoảng cách giữa các lần có kinh dài là dấu hiệu báo trước của RKRH. Một trong những khó khăn khi điều trị RKRH là bệnh nhân đã trải qua vòng xoắn bệnh lý khi ra máu kéo dài dẫn đến viêm, mất máu dẫn đến thiếu máu từ đó lại tiếp tục chảy máu. Trong nghiên cứu này, nhiều bệnh nhân đã trải qua tình trạng như vậy. Lý do là những bệnh nhân này đều từ tuyến dưới chuyển lên trong tình trạng điều trị hormone không đúng nguyên nhân RKRH từ đó dẫn tới ra máu kéo dài và phải truyền máu.
3.1.8. Xét nghiêm máu
Bảng 3.6. Phân bố số bệnh nhân theo mức số lượng HC Số lượng HC (triệu/mm3) Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
< 2,5 16 6,0 2,5 – 3,5 104 39,2 > 3,5 145 54,7 Tổng 265 X ± SD 3,67±0,78 Nồng độ Hb (g/dl) Số lượng (n) Tỷ lệ (%) < 7 41 15,5 7 – 9 102 38,5 9 - 11 47 17,7 ≥ 11 75 28,3 Tổng 265 100,0 X ± SD 9,3±2,5
Bệnh nhân có hồng cầu dưới 2,5 triệu/mm3 chiếm tỷ lệ 6,0%. Số lượng hồng cầu trung bình là 3,67±0,78 triệu/mm3. Bệnh nhân có Hemoglobin dưới 7 g/dl chỉ chiếm 15,5%. Nồng độ Hb trung bình là 9,3±2,5g/dl. Số bệnh nhân thiếu máu ở mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ lớn do đó dẫn đến tâm lý chủ quan không đi khám hoặc trì hoãn đi khám vì vẫn có thể chịu đựng được. Mức độ thiếu máu có liên quan tới thời gian RKRH và mức độ ra máu và độ dày niêm mạc tử cung. Một tác giả khác cũng cho rằng niêm mạc dày lên thì mức độ thiếu máu sẽ tăng lên do ra máu nhiều [8]. Từ kết quả này chúng tôi cho rằng RKRH sẽ gây ra thiếu máu nhưng không ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động hàng ngày của bệnh nhân do đó dễ gây tâm lý chủ quan cho bệnh nhân.
3.1.9. Thời gian nằm viện
Bảng 3.7. Thời gian nằm viện
Thời gian nằm viện Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
<7 ngày 223 84,2
7-14 ngày 34 12,8
>14 ngày 8 3,0
X±SD 4,1±3,8 1-25
Tổng số 265
Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân là 4,1±3,8 ngày, chủ yếu bệnh nhân nằm viện dưới 7 ngày (84,2%), bệnh nhân nằm viện trên 14 ngày chiếm tỷ lệ thấp (3,0%). Thời gian ra máu càng dài thì người bệnh càng mất máu nặng.
3.2. Sự thay đổi của kiến thức và thực hành chăm sóc rong kinh trước và sau tư vấn sức khoẻ
Bảng 3.8: Kiến thức của người bệnh về rong kinh rong huyết trước và sau can thiệp
Kiến thức Trước (n=265) Sau (n=265) Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Người bệnh có nhận biết được các dấu
hiệu bất thường của chu kỳ kinh nguyệt dẫn đến nhập viện
254 95,8 265 100,0
Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày được
coi là rong kinh 124 46,8 259 97,7
Người bệnh nhận biết lượng máu kinh ra nhiều hơn bình thường và kéo dài là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa
250 94,3 265 100,0
Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi,
giảm khả năng vận động do thiếu máu 200 75,5 260 98,1 Người bệnh có nhận biết được các bất
thường của mạch, huyết áp, nhịp thở trong thời gian ra máu kéo dài
231 87,2 257 97,0
Người bệnh nhận biết được các dấu hiệu của nhiễm khuẩn phụ khoa trong thời gian bị ra máu kéo dài
261 98,5 265 100,0
Trung bình 83,0 98,8
Trước khi được tư vấn kiến thức về RKRH tại bệnh phòng thì mặt bằng kiến thức của người bệnh tương đối tốt tỷ lệ trung bình là 83,0%. Tỷ lệ người bệnh trả lời thiếu chính xác nhất về thời gian ra máu thế nào được coi là rong kinh (46,8% chính xác). Nguyên nhân có thể do lượng máu ra ít và kéo dài
nên thường nảy sinh tâm lý chủ quan của người bệnh. Nghiên cứu của Phạm Thị Bình cũng nhận thấy rằng do ra máu ít kéo dài nên người bệnh thấy rằng không cần phải đi khám [15]. Ra máu kéo dài có thể dẫn tới thiếu máu và biểu hiện là mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt và giảm vận động. Tỷ lệ người bệnh biết được kiến thức này trong nghiên cứu của chúng tôi là 75,5%. Thiếu máu ở mức độ nhẹ và trung bình thường dẫn tới các triệu chứng nhẹ nên dễ bỏ qua. Sau khi thực hiện truyền thông và tư vấn giáo dục sức khỏe thì tỷ lệ kiến thức đạt yêu cầu trung bình của đối tượng nghiên cứu là 98,8%. Cải thiện đáng kể so với trước can thiệp truyền thông.
Bảng 3.9. Kiến thức về chế độ nghỉ ngơi khi rong kinh rong huyết trước và sau can thiệp
Kiến thức về chế độ nghỉ ngơi khi rong kinh rong huyết
Trước (n=265)
Sau (n=265) Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Thoải mái về tinh thần, hợp tác điều
trị 235 88,7 258 97,4
Thiếu máu nặng cần nghỉ ngơi tại
giường, tránh tụt huyết áp 249 94,0 265 100,0
Tập luyện nhẹ nhàng 240 90,6 260 98,1
Tránh căng thẳng 158 59,6 264 99,6
Trung bình 83,2 98,8
Kiến thức về chế độ nghỉ ngơi khi bị RKRH trước khi được truyền thông tư vấn chỉ đạt 83,2% sau truyền thông đạt tỷ lệ rất cao là 98,8%. Người bệnh không nghĩ rằng việc tránh các stress tâm lý có thể ảnh hưởng đến điều
trị nhưng trên thực tế, người bệnh bị căng thẳng về tâm lý sẽ cản trở điều trị và làm tình trạng ra máu trầm trọng hơn [16].
Bảng 3.10. Kiến thức về chế độ ăn khi rong kinh rong huyết Kiến thức về chế độ ăn khi rong
kinh rong huyết
Trước (n=265)
Sau (n=265) Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Kiến thức về chế độ ăn uống khi rong
kinh rong huyết 200 75,5 260 98,1
Chế độ ăn nhiều Protein, hoa quả, rau tươi đặc biệt là nhiều sắt và vitamin B12
189 71,3 258 97,4
Tránh thức ăn cay nóng 230 86,8 256 96,6
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày 198 74,7 241 90,9
Chế độ ăn đặc biệt đối với người có bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, suy thận…
100 37,7 250 94,3
Trung bình 69,2 95,5
Kiến thức đúng về chế độ dinh dưỡng là hạn chế nhất trong nghiên cứu của chúng tôi. Kiến thức trung bình đúng chỉ đạt 69,2%. Với những người bệnh có bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, suy thận… mà bị RKRH thì điều trị khó khăn hơn rất nhiều. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng vào kết quả điều trị ở nhóm người bệnh này. Sau tư vấn giáo dục kiến thức, tỷ lệ kiến thức đúng đã tăng lên 95,5%.
Bảng 3.11. Kiến thức về chế độ vệ sinh khi rong kinh rong huyết Kiến thức về chế độ vệ sinh khi
rong kinh rong huyết
Trước (n=265)
Sau (n=265) Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Tắm rửa thường xuyên 265 100,0 265 100,0
Thay băng vệ sinh thường xuyên 264 99,6 265 100,0 Vệ sinh bộ phận sinh dục bằng nước
ấm 243 91,7 264 99,6
Không sử dụng xà phòng 230 86,8 263 99,2
Không thụt rửa bên trong âm đạo 256 96,6 260 98,1
Lau khô trước khi mặc đồ 254 95,8 260 98,1
Trung bình 95,1 99,2
Kiến thức về chế độ vệ sinh là cải thiện ít nhất vì mặt bằng kiến thức của người bệnh tương đối tốt do đó trước khi can thiệp tỷ lệ kiến thức đúng trung bình là 95,1% và sau khi can thiệp tăng lên 99,1%.
KẾT LUẬN
Mức độ cải thiện kiến thức của người bệnh sau khi được truyền thông tư vấn giáo dục sức khoẻ về rong kinh
Người bệnh có kiến thức đúng về rong kinh trước khi nhập viện là 83,0% sau khi được tư vấn giáo dục sức khoẻ đã tăng lên 98,8%.
Người bệnh có kiến thức đúng về chế độ nghỉ ngơi trước khi nhập viện là 83,2% sau khi được tư vấn giáo dục sức khoẻ đã tăng lên 98,8%.
Người bệnh có kiến thức đúng về chế độ ăn trước khi nhập viện là 69,2% sau khi được tư vấn giáo dục sức khoẻ đã tăng lên 95,5%.
Người bệnh có kiến thức đúng về chế độ vệ sinh trước khi nhập viện là 95,1% sau khi được tư vấn giáo dục sức khoẻ đã tăng lên 99,2%.
KIẾN NGHỊ
Cần tăng cường giáo dục sức khỏe trong quá trình người bệnh nằm điều trị tại khoa bằng tờ rơi, đoạn video ngắn, tạo fanpage về những kiến thức về rong kinh.
Tổ chức buổi truyền thông tư vấn giáo dục sức khoẻ cho người bệnh nâng cao kiến thức về chăm sóc thể chất đặc biệt với chế độ dinh dưỡng sau khi điều trị rong kinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Nguyễn Khắc Liêu (2000), Rong kinh, rong huyết, Kinh nguyệt và rối loạn kinh nguyệt, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,114-141.
2. Nguyễn Khắc Liêu (2008), Miền ngưỡng hormon chảy máu kinh và ứng dụng trong thực tiễn, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,66.
3. Cao Ngọc Thành và H-Micheal Runge (2004), Dậy thì và vị thành niên, Nội tiết học sinh sản nam học, Hà Nội, Nhà xuất bảnY học,19-31. 4. Bộ môn phụ sản trường Đại học Y Dược Huế (2008), Chảy máu bất
thường từ tử cung, Bài giảng Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học635. 5. Bộ môn Sản - Trường Đại học Y Hà Nội (2004), Bài giảng Sản phụ
khoa, trong Dương Thị Cương, chủ biên, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 6. Cao Ngọc Thành và H-Micheal Runge (2004), Giải phẫu và sinh lý hệ
sinh sản nữ, Nội tiết học sinh sản nam học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,166-175.
7. Bộ môn phụ sản trường Đại học Y Dược Huế (2008), Sinh lý phụ khoa, Bài giảng Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,22-26.
8. Cao Ngọc Thành và Lê Minh Tâm (2011), Điều hoà chu kỳ kinh nguyệt, Nội tiết phụ khoa và y học sinh sản, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,42-51.
9. Nguyễn Hoàng Hà (2008), Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị rong kinh cơ năng bằng Cyclo-Progynva tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
10. Nguyễn Viết Tiến (2008), Sinh lý kinh nguyệt và điều trị rong kinh cơ năng bằng Hormon, Sinh lý kinh nguyệt, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,99. 11. Nguyễn Khắc Liêu (2000), Xác định một miền ngưỡng thật về hor-mon
chảy máu kinh nguyệt, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
12. Phạm Thị Minh Đức (2000), Sinh lý sinh sản nữ. Sinh lý học Tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,140-151.
13. Phạm Thị Minh Đức (1996), Sự phát triển cơ thể và các hormon tham gia điều hoà phát triển cơ thể. Chuyên đề sinh lý học tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
14. Nguyễn Khắc Liêu (2001), Sinh lý phụ khoa. Bài giảng sản phụ khoa tập 1., Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,225-237.
15. Phạm Thị Bình (2003), Nghiên cứu một số phương pháp điều trị RKRHCN tại bệnh viện Phụ sản Trung ương. Trường Đại học Y Hà Nôi.
16. Nguyễn Ngọc Minh (2009), "Chẩn đoán và điều trị rong kinh rong huyết do quá sản nội mạc tử cung. ", Nhà Xuất bản y học, tr. 45-46, 83- 115.
17. Nguyễn Khánh Linh và Vương Thị Ngọc Lan (2011), Nội tiết sinh sản, Nội tiết sinh sản nữ: cơ chế tác động và điều hòa, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh,17-36.
Tiếng Anh
18. Lopes J.E và Sherer E (2010), Managing menorrhagia: Evaluating and treating heavy menstrual bleeding, Adv NPs Pas, 1(2),21-24.
19. Gokyildiz S và et al (2013), The Effects of Menorrhagia on Women’s