1. Lập luận về việc làm:
- Thương mại các nước sẽ làm nguy hại đến việc làm trong nước. - Thương mại tự do tạo thêm việc làm đồng thời làm mất đi việc
làm.
2. Lập luận về an ninh quốc gia.
- Công nghiệp là yếu tố cần thiết cho an ninh quốc gia.
- Các công ty thường phóng đại vai trò của an ninh quốc gia nhằm đạt được sự bảo hộ trước sự cạnh tranh từ nước ngoài.
3. Lập luận bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ:
- Các ngành công nghiệp mới thường yêu cầu các chính sách hạn chế thương mại tạm thời nhằm giúp họ khởi nghiệp trong giai đoạn ban đầu.
- Một khi được bảo hộ khỏi sự cạnh tranh từ nước ngoài thì chính sách tạm thời khó được gỡ bỏ.
- Tóm lại bảo hộ là không cần thiết để ngành công nghiệp non trẻ có thể phát triển.
4. Lập luận cạnh tranh không công bằng:
- Tự do thương mại chỉ đáng khuyến khích khi tất cả các nước cùng áp dụng luật chơi giống nhau. Nếu không sẽ không công bằng giữa các nước doanh nghiệp.
- Gia tăng tổng thặng dư cho các nước.
5. Lập luận về bảo hộ như là chiến lược đàm phán:
- Bảo hộ thương mại đã giúp gỡ bỏ các rào cản thương mại đã được đặt ra bởi chính phủ nước ngoài.
CHƯƠNG XIII: CHI PHÍ SẢN XUẤTA. Chi phí là gì? A. Chi phí là gì?
1. Khái niệm:
- Chi phí sản xuất là những khoản chi bằng tiền mà ứng ra để mua các yếu tố sản xuất nhằm tiến hành sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên đây chỉ là một phần của trạng thái chi phí sản xuất.
2. Chi phí cơ hội (chi phí kinh tế):
- Chi phí cơ hội của một thứ gì đó là tất cả những gì mà chúng ta từ bỏ để có được đó.
- Chi phí cơ hội của sản phẩm A là số lượng sản phẩm B mà chúng ta sẵn sàng từ bỏ để sản xuất 1 sản phẩm A.
- Chi phí cơ hội (chi phí kinh tế) bao gồm chi phí kế toán và chi
phí ẩn.
- Chi phí kế toán là những khoản tiền mà doanh nghiệp chi ra để mua các yếu tố sản xuất như tiền mua nguyên nhiên vật liệu, tiền lương, khấu hao máy móc thiết bị, … hạch toán vào số sách kế
toán.
- Chi phí tiềm ẩn là những phí tổn cho các yếu tố sản xuất tự chúng sở hữu, tự chúng sử dụng mà thông thường được bỏ qua trong khi tính toán chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
3. Lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán:
- Lợi nhuận kế toán:
PR kế toán = TR – TC kế toán - Lợi nhuận kinh tế:
PR kinh tế = TR – TC kinh tế (chi phí cơ hội)
B. Sản xuất và chi phí:1. Hàm sản xuất: 1. Hàm sản xuất:
- Yếu tố sản xuất cố định: không đổi trong thời gian. (VD: vốn, nhân viên quản trị tối cao,… biểu thị cho quy mô sản xuất nhất định.)
- Yếu tố sản xuất biến đổi: dễ dàng thay đổi về số lượng. (VD: lao động trực tiếp, vật liệu,…)
- Sản lượng trung bình: số sản phẩm sản xuất tính trung bình trên mỗi đơn vị yếu tố sản xuất sử dụng.
Công thức tính: AP = Q/LL
- Sản lượng biên: Số sản phẩm tăng thêm trong tổng sản lượng khi sử dụng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi trong khi các yếu tố sản xuất khác được giữ nguyên.
Sản lượng biên có đặc điểm tăng đần và sau đó giảm dần khi số lượng yếu tố sản xuất biến đổi gia tăng.
Trên đồ thị độ dốc của hàm sản xuất biểu thị sản lượng biên của yếu tố sản xuất biến đổi.
Nếu hảm sản xuất liên tục, thì sản lượng biên là đạo hàm bậc nhất của hàm sản xuất: MPL = deltaQ / deltaL.
2. Mối quan hệ giữa hàm sản xuất và đường tổng chi phí:
- Lúc ban đầu khi sử dụng thêm lao động tổng sản lượng gia tăng nhanh nên tổng chi phí gia tăng chậm.
- Về sau khi tiếp tục sử dụng thêm lao động sản lượng gia tăng nhỏ dần nên tổng chi phí gia tăng nhanh.