Tổn thất phúc lợi do độc quyền gây ra:

Một phần của tài liệu Tóm tắt lý thuyết kinh tế vi mô (Trang 39 - 40)

- Tổng thặng dư được sử dụng để đo lường phúc lợi kinh tế của người mua và người bán trong một thị trường.

- Tổng thặng dư bao gồm thặng dư của người tiêu dùng và thặng dư của nhà sản xuất.

- Thặng dư tiêu dùng là phần chênh lệch giữa số tiền mà người tiêu dùng sẵn lòng trả và số iền mà người tiêu dùng thực tế phải trả khi mua một loại hàng hoá.

- Thặng dư sản xuất là phần chênh lệch giữa số tiền mà nhà sản xuất nhận được khi bán được một sản phẩm và chi phí sản xuất sản phẩm đó.

1. Tổn thất vô ích:

- Nếu là một nhà hoạch định xã hội tốt bụng họ sẽ chọn mức sản lượng của doanh nghiệp độc quyền tại điểm đường cầu của doanh nghiệp cắt đường chi phí biên (P = MC).

- Doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn:

 Sản xuất ở mức sản lượng: MC = MR.

 Mức sản lượng này nhro hơn mức sản lượng hiệu quả xã hội.

 Dẫn đến P > MC.

 Tổn thất vô ích: Phần diện tích tam giác giữa đường cầu và đường MC.

 Những tổn thất vô ích do độc quyền gây ra cũng giống tổn thất vô ích do thuế gây ra. Cả hai trường hợp đều dẫn đến sản lượng giảm dưới mức hiệu quả xã hội.

2. Lợi nhuận độc quyền có phải là chi phí xã hội?

- Doanh nghiệp độc quyền đạt được lợi nhuận cao hơn nhờ thế lực độc quyền. Tuy nhiên lợi nhuận độc quyền không phải bao giờ cũng là tổn thất xã hội.

- Tổng thặng dư bao gồm thặng dư tiêu dùng và thặng dư người sản xuất:

 Thặng dư tiêu dùng giảm xuống.

- Tổng thặng dư không thay đổi. Lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền không phải là vấn đề tiêu cực của xã hội, không phải là một tổn thất xã hội.

- Tổn thất vô ích xã hội chính là điểm doanh nghiệp độc quyền sản xuất ở mức sản lượng nhỏ hơn mức sản lượng hiệu quả xã hội ở đó tổng thặng dư đạt được mức tối đa.

Một phần của tài liệu Tóm tắt lý thuyết kinh tế vi mô (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)