Chi phí trong ngắn hạn và trong dài hạn:

Một phần của tài liệu Tóm tắt lý thuyết kinh tế vi mô (Trang 30 - 34)

1. Mối quan hệ giữa chi phí trung bình ngắn hạn và dài hạn:

- Trong ngắn hạn, quy mô sản xuất không thay đổi nhưng doanh nghiệp có thể thay đổi sản lượng bằng cách sử dụng thêm nguyên vật liệu, lao động.

- Chi phí sản xuất được chia thành hai nhóm: chi phí cố định và chi phí biến đổi.

- Trong dài hạn, quy mô sản xuất của doanh nghiệp sẽ thay đổi. Việc thay đổi quy mô sản xuất còn tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất của mỗi ngành nghề.

- Chi phí sản xuất trong dài hạn không phân biệt chi phí cố định và chi phí biến đổi vì tất cả đều thay đổi.

2. Lợi thế và bất lợi kinh tế theo quy mô:

- Trong dài hạn, DN tăng sản lượng bằng cách mở rộng QMSX xuất hiện lợi thế kinh tế theo quy mô khi đó LATC giảm dần và bất lợi kinh tế theo quy mô khi đó LATC tăng.

- Nguyên nhân lợi thế kinh tế theo quy mô: chuyên môn hoá trong quá trình sản xuất và chi phí quản lý ít tốn kém

- Nguyên nhân bất lợi kinh tế theo quy mô: do các vấn đề công tác phối hợp ẩn chứa trong các phối hợp có quy mô lớn và chi phí quản lý tăng.

3. Chi phí biên dài hạn (LMC):

- LMC là sự thay đổi trong LTC khi thay đổi 1 đơn vị sản phẩm trong sản xuất dài hạn: LMC = delta LTC / delta Q

- Mối quan hệ giữa LMC và LAC:

 Khi LMC < LATC LATC giảm.  Khi LMC = LATC LATC min.  Khi LMC > LATC LATC tăng.

4. Quy mô sản xuất tối ưu:

- Là QMSX có hiệu quả nhất trong tất cả các QMSX mà DN có thể thiết lập.

- Là QMSX có SATC tiếp xúc với đường LATC tại điểm cực tiểu của cả 2 đường.

- Tại Q*: LATC min = SATC min = LMC = SMC. - Nhưng nếu Q < Q* thì: SATC > LATC.

CHƯƠNG XIV: DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANHA. Thị trường cạnh tranh là gì? A. Thị trường cạnh tranh là gì?

1. Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo:

- Có rất nhiều người mua và người bán trên thị trường thị trường

Mỗi người bán và người mua chấp nhận giá do thị trường quyết định.

- Hàng hoá được nhiều nhà cung cấp khác nhau bán ra thị trường phần lớn là như nhau.

- Doanh nghiệp có thể tự do gia nhập hay rời khỏi thị trường. - Đầy đủ thông tin và mua bán đúng giá.

2. Doanh thu của doanh nghiệp cạnh tranh:a. Đường tổng doanh thu (TR): a. Đường tổng doanh thu (TR):

- Là toàn bộ số tiền thu được khi bán một số lượng sản phẩm trên thị trường.

- Công thức tính: TR = P x Q.

 P luôn không đổi (chỉ có trong thị trường cạnh tranh

hoàn hảo)

 TR là đường thẳng đi qua gốc O.

 Độ dốc không đổi là P.

b. Doanh thu trung bình (AR):

- Là doanh thu tính trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm bán ra: - Công thức tính: AR = TR / Q = P x Q : Q = P

c. Doanh thu biên (MR):

- Doanh thu biên là doanh thu tăng thêm trong tổng doanh thu khi doanh nghiệp bán thêm một đơn vị sản phẩm.

- Công thức tính: MR = TR – TR = deltaTR / deltaQQ Q Q-1 - Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo: MR = P = AR. - Đường MR trùng với đường d.

- MR là độ dốc của đường TR.

B. Tối đa hoá lợi nhuận và đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh:1. Tối đa hoá lợi nhuận: 1. Tối đa hoá lợi nhuận:

- Doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận sản xuất ở mức sản lượng tại đó hiệu số giữa TR và TC lớn nhất.

 Nếu MR > MC gia tăng sản lượng.  Nếu MR < MC giảm sản lượng.  Nếu MR = MC lợi nhuận max.

- Vì MR = P nên MR = MC = P.

2. Tối thiểu hoá lỗi:

- Tối thiểu hoá lỗ (P < ATC) - P < ATC; Pr < 0 lỗ

- Để lỗ thấp nhất doanh nghiệp có 2 lựa chọn:

 Tiếp tục sản xuất hoặc đóng cửa, ngưng sản xuất (Tuỳ

thuộc vào P và AVC).

3. Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo:

- Cho biết số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp cung ứng cho thị trường ở mỗi mức giá.

- Doanh nghiệp tiến hành sản xuất ở sản lượng Q: MC = P. - Nếu P < AVC min Doanh nghiệp ngưng sản xuất.

- Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp chính là phần đường MC

nằm phía trên đường AVC. 4. Các chi phí chìm khác:

- Một chi phí chìm là một khoản chi tiêu đã thực hiện xong rồi nhưng không thể thu hồi lại.

- Trong trường hợp P < ATC doanh nghiệp có thể ngừng sản xuất

hoặc tiếp tục sản xuất thì phần chi phí cố định sẽ trở thành chi phí chìm trong ngắn hạn.

- Doanh nghiệp có thể không quan tâm đến khoản chi phí này khi quyết định sản lượng.

5. Quyết định gia nhập hay rời khỏi thị trường của doanh nghiệptrong dài hạn: trong dài hạn:

- Rời khỏi thị trường khi:

 Tổng doanh thu < Tổng chi phí hoặc P < ATC. - Gia nhập thị trường khi:

 Tổng doanh thu < Tổng chi phí; TR > TC hoặc P >

ATC.

- Trong dài hạn, doanh nghiệp sẽ tối đa hoá lợi nhuận tại đó MC = P. - Nếu P < ATC, doanh nghiệp sẽ rời khỏi thị trường.

 Đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh trong dài hạn là một phần của đường MC kể từ ATC min trở lên.

6. Đo lường lợi nhuận của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo:

- Nếu P > ATC:

 Lợi nhuận = TR – TC = (P – ATC) x Q. - Nếu P < ATC:

 Lỗ = TC – TR = (ATC – P) x Q.

Một phần của tài liệu Tóm tắt lý thuyết kinh tế vi mô (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)