1. Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu
1.2.8. Ưu, nhược điểm của ví điện tử
1.2.8.1. Ưu điểm
- Mang đến cho khách hàng sự tiện lợi và an toàn khi thanh toán
- Giúp tiết kiệm về thời gian trong quá trình làm việc và tiết kiệm thời gian di chuyển vì chỉ ngồi một chỗ đã có thể chuyển tiền thanh toán, mua hàng dễ dàng
- Việc thực hiện thanh toán, chuyển và nhận tiền trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết - Có thể thực hiện truy vấn những vấn đề liên quan đến tài khoản, biết rõ được sự biến động trong tài khoản của mình nhanh chóng vô cùng
- Thực hiện thanh toán bằng ví điện tử vô cùng đơn giản mà bất cứ ai cũng làm được, bởi bạn chỉ cần có một chiếc điện thoại di động và có một tài khoản với kết nối Internet là có thể thực hiện được các giao dịch của mình
- Mức độ bảo mật cao, tránh bị mất cắp thông tin tài khoản ngân hàng.
1.2.8.2. Nhược điểm
- Người dùng sẽ mất phí trong quá trình chuyển tiền
- Dễ dàng bị mất tài khoản do máy tính, điện thoại thường xuyên truy cập vào website không đáng tin cậy
- Không đảm bảo nhanh cho dòng chuyển tiền
- Đặc biệt một nhược điểm của ví điện tử khiến nhiều người lo lắng nữa đó là tính bảo mật. Bởi vì rất có thể chúng ta gặp phải các sự cố như mất điện thoại và ví điện tử được lưu bên trong điện thoại thì vô tình cũng sẽ làm cho thông tin của chúng ta bị đánh cắp.
1.2.9. Một số quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực ví điện tử
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 23/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán.
Theo đó, khi sử dụng ví điện tử khách hàng (chủ ví điện tử) phải tuân thủ các quy định sau:
- Chỉ được nạp tiền vào ví điện tử từ:
Tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng tại ngân hàng
Nhận tiền từ ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử mở - Mục đích sử dụng ví điện tử để:
Thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp
Chuyển tiền cho ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vị ví điện tử mở
Rút tiền ra khỏi ví điện tử về tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng tại ngân hàng
- Nghiêm cấm hành vi sử dụng ví điện tử để thực hiện các giao dịch cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Ngoài ra Thông tử 23 cũng bổ sung quy định khi cá nhân mở ví phải cung cấp các thông tin như Căn cước công dân hoặc CMND hoặc hộ chiếu còn thời hạn, giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi), bổ sung các hành vi bị cấm khi sử dụng ví điện tử, bao gồm:
- Mua, bán, thuê, cho thuê, chuyển nhượng ví điện tử hoặc thông tin ví điện tử, mở hộ ví điện tử
- Mở hoặc duy trì ví điện tử nặc danh, mạo danh
- Làm giả, tẩy xóa, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn giấy phép; ủy thác, giao đại lý cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoạt động được phép theo giấy phép
- Lợi dụng việc cung ứng dịch vụ được cấp phép để tổ chức hoặc tham gia thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật
Đáng chú ý là quy định tổng hạn mức giao dịch của một ví điện tử của cá nhân (bao gồm giao dịch chuyển tiền từ ví điện tử sang ví điện tử khác và giao dịch thanh Trường Đại học Kinh tế Huế
toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp) tối đa là 20 triệu đồng trong một ngày và 100 triệu đồng trong một tháng. Đối với tổ chức, tổng hạn mức giao dịch của một ví điện tử tối đa là 100 triệu đồng trong một ngày và 500 triệu đồng trong một tháng.