Đánh giá của học viên về các yếu tố chất lượng dịch vụ tại học viện đào ạo quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối liên hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng, lòng trung thành của học viên tại học viện đào tạo quốc tế ani (Trang 62 - 67)

4. Xây dựng thang đo

2.2.7.Đánh giá của học viên về các yếu tố chất lượng dịch vụ tại học viện đào ạo quốc

quốc tế ANI

2.2.7.1. Đánh giá của học viên về các yếu tố chất lượng chương trình giảng dạy

H0: đánh giá về nhóm nhân tố chương trình giảng dạy = 4 H1: đánh giá về nhóm nhân tố chương trình giảng dạy ≠ 4

Qua xử lý SPSS kết quả thu được là:

Bảng 2,14: Kết quả phân tích One sample T-test One sample t-test

Mean Sig, (2-tailed) Mức 1-2 Mức 4-5 Chất lượng chương trình giảng dạy CTGD1 3,50602 ,000 15,6% 71,1% CTGD2 3,72892 ,001 15,6% 74,7% CTGD3 3,33735 ,000 23,5% 39,7% CTGD4 3,80120 ,012 12,6% 77,1% CTGD5 3,47590 ,000 12% 54,8%

Chú thích thanhg đo linkert: 1-Rất không đồng ý5 – rất đồng ý,

Với kết quả phân tích như trên, tất cả các mức ý nghĩa của các yếu tố đều bé hơn mức ý nghĩa 0,05, Do vậy, ta bác bỏ H0và nghiên cứu sẽ dựa vào giá trị trung bình và tần số cả các nhận định.

Tất cả các biến có giá trị trung bình <4, nhưng các biến CTGD1, CTGD2 và CTGD4 có tần số mức 1-2 khá thấp trong khi mức 4-5 cao điều đó cho thấy học viên đồng ý với các nhận định rằng “Nội dụng giảng dạy phù hợp với mục tiêu đầu ra của khóa học”, “Nội dung kiến thức phù hợp với khả năng của học viên”, “Lộ trình khóa học được tư vấn đầy đủ” nhưng mức độ đồng ý không cao, Các biến CTGD3, CTGD5 có tần số mức 3 khá cao cho thấy học viên đánh giá trung lập về 2 nhận định này.

Như vậy, ANI đã làm tốt công tác tư vấn lộ trình, kiến thức của các khóa học, Nhưng vấn đề về tài liệu và sự gắn kết giữa các khóa học chưa được đánh gia cao.

2.2.7.2. Đánh giá của học viên về các yếu tố chất lượng cơ sở vật chất

H0: đánh giá về nhóm nhân tố cơ sở vật chất = 4

H1: đánh giá về nhóm nhân tố cơ sở vật chất ≠ 4

Kết quá thu được sau xử lý SPSS

Bảng 2,15: Kết quả phân tích One sample T-test

Chất lượng cơ sở vật chất Giá trị trung bình (Mean) Sig, (2-tailed) Mức 1-2 Mức 4-5 CSVC1 2,9940 ,000 24,1% 27,7% CSVC2 3,3494 ,000 24,7% 53% CSVC3 3,3193 ,000 18,7% 57,8% CSVC4 3,5060 ,000 10,8% 57,8% CSVC5 3,2711 ,000 21,1% 54,8%

Chú thích thanhg đo linkert: 1-Rất không đồng ý 5 – rất đồng ý, Nguồn: Kiểm định One sample t-test – Phụ lục Nhóm cơ sở vật chất

Với kết quả như trên thì Sig, > 0,05 của tất cả các biết thì ta bác bỏ H0và sử dụng đến giá trị trung bình (mean) và tần số để nhận xét.

Chỉ có biến CSVC4 có tần số mức 1-2 thấp còn lại tất cả những biến còn lại đều tương đối cao, điều này chứng tỏ học viên đánh giá không cao cơ sở vậ chất tại ANI. nhận định “Phòng học phù hợp với số lượng học viên của lớp” được đánh giá nhỏ hơn mức trung lập lên đến gần 50%, ANI cần quan tâm đến cơ sở vật chất hơn.

2.2.7.3. Đánh giá của học viên về các yếu tố Chất lượng đội ngũ tư vấn

H0: đánh giá về nhóm nhân tố chất lượng đội ngũ tư vấn = 4

H1: đánh giá về nhóm nhân tố chất lượng đội ngũ tư vấn≠ 4

Kết quả xử lý SPSS như sau:

Bảng 2,16: Kết quả phân tích One sample T-test

Nhóm nhân tố DNTV Giá trị trung bình (Mean) Sig, (2-tailed) Mức 1-2 Mức 3-4 DNTV1 3,7349 ,002 14,5% 76,5% DNTV2 3,6325 ,000 6% 64,4% DNTV3 3,9036 ,138 4,8% 80,8% DNTV4 3,6506 ,000 8,4% 58,5%

Chú thích thanhg đo linkert: 1-Rất không đồng ý5 – rất đồng ý,

Nguồn: Kiểm định One sample t-test – Phụ lục nhóm Đội ngũ tư vấn

Kết quả cho thấy biến DNTV3 có Sig,=0,138>0,05 do đó ta thừa nhận H0 đối với nhân tố này, tức là học viên đồng ý với nhận định rằng “Nhân viên tư vấn tư vấn đầy đủ các thông tin về khóa học, khuyến mãi của Học viện”, Các biến còn lại có giá trị Sig,<0,05, ta bác bỏ H0đối với 3 biến này, và sử dụng giá trị mean và tần số để nhận định.

Nhìn chung, tỉ lệ các đánh giá ở mức 1-2 đối với các biến thuộc nhóm nhân tố này đều khá thấp, trong khi mức độ 4-5 rất cao, Điều này cho thấy Đội ngũ tư vấn của

2.2.7.4. Đánh giá của học viên về các yếu tố trong Cơ cấu học phí

H0: đánh giá về nhóm nhân tố cơ cấu học phí = 4

H1: đánh giá về nhóm nhân tố cơ cấu học phí≠ 4

Kết quả phân tích SPSS như sau:

Bảng 2,17: Kết quả phân tích One sample T-test

Nhóm nhân tố HP

Giá trị trung

bình (mean) Sig, (2-tailed) Mức 1-2 Mức 4-5

HP1 3,4639 ,000 10,2% 56,6%

HP2 3,5904 ,000 10,8% 66,2%

HP3 3,8253 ,035 10,8% 68,1%

Chú thích thanhg đo linkert: 1-Rất không đồng ý5 – rất đồng ý,

Nguồn: Kiểm định One sample t-test – Phụ lục nhóm Học phí

Kết quả cho thấy tất cả các biến đều có Sig, > 0,05, như vậy ta bác bỏ H0và sử dụng giá trị mean và thống kê tần số để phân tích.

Nhận định “HP3-Học phí phù hợp với kỳ vọng ban đầu của bạn” có mean = 3,8253 và mức đánh giá 4-5 khá cao chứng tỏ học phí tại ANI rất phù hợp với kỳ vọng ban đầu của các học viên, Tuy nhiên, nhận định “HP1-Học phí phù hợp với lượng kiến thức truyền tải đến học viên” có giá trị mean chỉ 3,46 và mức độ đánh giá 4-5 không cao, như vậy đánh giá của học viên về yếu tố này nằm ở mức trung bình, ANI nên cải thiện vấn đề này.

2.2.7.5. Đánh giá của học viên về nhóm nhân tố Chất lượng chăm sóc học viên

H0: đánh giá về nhóm nhân tố chất lượng chăm sóc học viên = 4

H1: đánh giá về nhóm nhân tố chất lượng chăm sóc học viên≠ 4

Kết quả phân tích SPSS như sau:

Bảng 2,18: Kết quả phân tích One sample T-test

Nhóm nhân tố CSHV

Giá trị trung

bình (mean) Sig, (2-tailed) Mức 1-2 Mức 4-5

CSHV1 3,7590 ,002 10,2% 71,7%

CSHV2 3,4578 ,000 10,8% 57,2%

CSHV4 3,7470 ,001 6% 65,1%

Chú thích thanhg đo linkert: 1-Rất không đồng ý5 – rất đồng ý,

Nguồn: Kiểm định One sample t-test – Phụ lục nhóm Chăm sóc học viên

Theo kêt quả từ bảng trên thì tất cả các giá trị Sig, >0,05, như vậy ta bác bỏ H0

và sử dụng mean và thống kê tần số để phân tích nhân tố này.

Các nhận định “CSHV1- Nhân viên chăm soc nắm rõ thông tin và tình hình học tập cảu học viên” và “CSHV4- ANI thường xuyên liên hệ với học viên về các vấn đề phát sinh (Nghỉ học, học phí, khuyến mãi,,,)” có giá trị mean lần lượt là 3,76, 3,75 và mức độ đánh giá 4-5 đều rất cao cho thấy học viên khá hài lòng về chế độ chăm sóc học viên này, Nhưng ANI cũng nên quan tâm đến chất lượng nguồn trợ giảng của mình vì học viên vấn đánh giá mụa này ở mức trung lập rất cao.

2.2.7.6. Đánh giá của học viên về nhóm nhân tố chất lượng giảng viên

H0: đánh giá về nhóm nhân tố chất lượng giáo viên =4

H1: đánh giá về nhóm nhân tố chất lượng giáo viên≠ 4

Kết quả phân tích SPSS như sau:

Bảng 2.19: Kết quả phân tích One sample T-test

Nhóm nhân tố CLGV

Giá trị trung

bình (mean) Sig. (2-tailed) Mức 1-2 Mức 4-5

CLGV3 3,9157 ,264 12,0% 43,9%

CLGV4 3,8614 ,132 12,7% 82,5%

CLGV5 3,3554 ,000 11,4% 84,3%

Chú thích thanhg đo linkert: 1-Rất không đồng ý5 – rất đồng ý,

Nguồn: Kiểm định One sample t-test – Phụ lục nhóm Chất lượng giáo viên

Với kết quả trên thì ta thừa nhận H0với 2 biến CLGV3 và CLG4, tức là đánh giá của học viên về 2 biến trên trong nhóm nhân tố CLGV = 4 hay học viên hoàn toàn đồng ý với 2 nhận định “Giáo viên dạy đúng chương trình giảng dạy của học viện”, “Giáo viên sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm học Tiếng Anh của mình”, Biến còn lại là CLGV5 tuy có tỷ lệ đánh giá mức 4-5 rất cao nhưng giá trị trung bình mean chỉ là 3,3554, có thể suy ra rằng trong tỷ lệ chọn 4-5 thì chủ yêu chọn mức 4 nên giá trị mean mới thấp như vậy, Như vậy, với nhóm nhân tố này, đánh giá của học viên rất cao, đây là điều tốt và nên phát huy tại ANI,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối liên hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng, lòng trung thành của học viên tại học viện đào tạo quốc tế ani (Trang 62 - 67)