Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV rồng việt (Trang 35)

2017 và 2018

1.2.5. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

1.2.5.1. Khái niệm

Theo CMKT số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”

Thu nhập chịu thuế: Là thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của một kỳ, được xác định theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được).

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp): Là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ củamột kỳ.

Thuế thu nhập hiện hành: Là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành.

TK 811

TK 111, 112 TK 911

Chi phí khác phát sinh (chi phí hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ Phạt do vi phạm hợp đồng TK 211 TK 214 Ghi giảm TSCĐ do thanh lý, nhượng bán Cuối kỳ, kết chuyển chi phí khác để xác định kết quả HĐKD

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành.

1.2.5.2. Phương pháp tính thuế

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN * Thuế suất thuế TNDN

Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí hợp lý được trừ + Các khoản thu nhập khác 1.2.5.3. Chứng từ và sổ sách sử dụng

- Tờkhai quyết toán thuếTNDN cuối năm. - Giấy nộp tiền

1.2.5.4. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán

Kế toán sử dụng Tài khoản 821-“Chi phíthuế thu nhập doanh nghiệp” Kết cấu Tài khoản 821 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”

Bên Nợ Bên Có

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm;

- Thuếthu nhập doanh nghiệp của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện tại

- Sốthuếthu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp đã ghi nhận trong năm;

- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện tại;

- Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuếthu nhập doanh nghiệp trong năm vào tài khoản 911 -“Xác định kết quả kinh doanh”.

Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.

Phương pháp hạch toán:

Sơ đồ 1.9 – Kế toán chi phí thuế TNDN 1.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh

1.9.1. Khái niệm

Xác định kết quả kinh doanh dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.

1.9.2. Chứng từ và sổ sách sử dụng

- Chứng từ sử dụng:

+ Các chứng từ lập để xác định kết quả. + Kết chuyểndoanh thu, chi phí.

- Sổ sách sử dụng: Sổ chi tiết TK 511, 515, 632, 635, 642, 711, 811, 821, 911. TK 333 (3334) TK 911 TK 821 SốthuếTNDN phải nộp trong kỳ Kết chuyển CP TNDN xác định KQKD Sốchênh lệch giữa sốthuế TNDN tạm nộp > sốphải nộp

1.9.3. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán

- Tài khoản sử dụng: TK 911- XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

Bên Nợ Bên Có

- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán;

- Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác;

- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp;

- Kết chuyển lãi.

- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ;

- Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản kết

chuyển giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Kết chuyển lỗ.

Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ. - Phương pháp hạch toán:

Sơ đồ 1.10 – Kế toán thu nhập khác 911 632, 635, 642, 811 821 421 511, 515, 711 421 Kết chuyển chi phí Kết chuyển doanh thu và

Thu nhập khác

Kết chuyển CP thuế

TNDN

Kết chuyển lãi hoạt động kinh doanh trong kỳ

Kết chuyển lỗ

hoạt động kinh doanh trong kỳ

CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN

DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV RỒNG VIỆT

2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH MTV Rồng Việt

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Tên Công ty: Công ty TNHH Một thành viên Rồng Việt

Công ty TNHH MTV Rồng Việtthành lập năm 2010 với vốn điều lệ 5,1 tỷ đồng. Trong giai đoạn đầu thành lập, công ty có quy mô siêu nhỏ và chỉ nhận được các dự án xây dựng nhỏ. Thời gian đầu hoạt động, công ty chỉ có một kế toán thực hiện mọi công việc. Sau gần 10 năm hoạt động, quy mô cũng được nâng lên, được biết đến nhiều hơn trong lĩnh vực xây dựng ở Tỉnh Thừa Thiên Huế, tạo ra công ăn việc làm cho trên một trăm công nhân, nhân viên. Công ty chủ yếu nhận thi công các công trình ở Thừa Thiên Huế và các tỉnh thuộc miền Trung. Một số công trình xây dựng hiện nay Công ty đang thi công thực hiện: Trường Tiểu học Quang Trung, Kè An Xuân, Cống Mai Dương, khu gửi xe Trường Quốc Học,…

Địa chỉ: Tổ 6, khu vực 2, P.Hương Long, TP Huế, Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Mã số thuế: 3301166981

Điện thoại: (0234)3938932 Giám đốc: Nguyễn Văn Nhân Vốn điều lệ: 5.100.000.000đ TNHH MTV Rồng Việtcó:

- Tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam; con dấu riêng,độc lập về tài sản, mở tài khoản tại các ngân hàng trong nước theo quy định của pháp luật;

- Điều lệ tổ chức và hoạt động.

2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh

- Sản phẩm của xây dựng mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ. Mỗi đối tượng xây lắp là từng công trình, hạng mục công trình, đòi hỏi yêu cầu kinh nghiệm, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng thích hợp, được xác định cụ thể trên từng thiết kế dự toán của từng đối tượng riêng biệt. Do tính chất đơn chiếc, riêng lẻ nên chi phí bỏ ra để thi công xây lắp các công trình và kết cấu không đồng nhất như các loại sản phẩm công nghiệp. Do đó, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp xây dựng rất khác nhau theo từng thời điểm nhận công trình hay không.

- Đối tượng của doanh nghiệp có khối lượng lớn, giá trị lớn, thời gian thi công dài, kỳ tính giá sản phẩm không phải là hàng tháng như các loại hình doanh nghiệp khác, mà được xác định tùy theo đặc điểm kỹ thuật của từng công trình, điều này thể hiện qua phương thức thanh toán giữa hai bên nhà thầu và khách hàng.

Công ty TNHH MTV Rồng Việt kinh doanh chính các sản phẩm sau đây: - Xây dựngcông trình dân dụng, giao thông, thuỷ lợi

- Lắp đặt hệ thống điện, nước

2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ 2.1 – Sơ đồ, cơ cấu tổ chức công ty của TNHH MTV Rồng Việt

Chú thích: : Quan hệ chỉ đạo : Quan hệ hỗ trợ : Quan hệ chức năng GIÁM ĐỐC BP KỸ THUẬT BP KẾ HOẠCH

CÁC ĐỘI THI CÔNG

BP KẾ TOÁN

1.Giám đốc:

Giám đốc là người đứng đầu công ty, đồng thời cũng là chủ sở hữu. Vì thế, giám đốc sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, quản lý và điều hành hoạt động của doanh nghiệp.

2. Bộphận kỹ thuật:

- Lập kế hoạch, theo dõi, kiểm tra và báo cáo tình hình thực hiện các công trình của doanh nghiệp định kỳ hàng tháng, quý, năm và đột xuất theo yêu cầu của Lãnhđạo Công ty. Trực tiếp hoặc phối hợp với Ban quản lý dự án để quản lý về mặt kỹ thuật, tiến độ, chất lượng đối với các công trình và hạng mục công trình thi công xây dựng thuộc các dự án do Công ty đầu tư hoặc tại các gói thầu do Công ty ký kết hợp đồng.

- Phối hợp với phòng Kế toán của công ty xây dựng nhu cầu và kế hoạch vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Xây dựng định mức vật tư, định mức kinh tế kỹ thuật,nhiên liệu… và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các định mức đó.

+ Lập kế hoạch vật tư, thiết bị, công cụ lao động theo kế hoạch để chủ động đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho hoạt động sản xuất của Công ty.

+ Thực hiện việc quản lý vật tư của Công ty theo đúng quy chế. Có trách nhiệm kiểm tra tình hình sử dụng vật tư ở tất cả các bộ phận trong Công ty, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.

+ Thực hiện chế độ báo cáo, quyết toán vật tư, nguyên nhiên liệu theo quy định của của Công ty.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác về lĩnh vực kế hoạch kỹ thuật theo sự phân cấp, giao quyền của Giám đốc.

3. Bộ phận kế hoạch:

- Xây dựng kế hoạch đấu thầu và hồ sơ mời thầu trình Công ty phê duyệt đối với các gói thầu do Công ty làm chủ đầu tư.

- Thực hiện việc soạn thảo các Hợp đồng kinh tế, theo dõi tiến độ thực hiện và thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật.

4. Bộ phận kế toán:

- Giúp việc và tham mưu cho Giám đốc Công ty trong công tác tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động kinh tế, tài chính, hạch toán và thống kê.

- Theo dõi, phân tích và phản ảnh tình hình biến động tài sản, nguồn vốn tại Công ty và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh tế cho Giám đốc trong công tác điều hành và hoạch định.

5. Các đội thi công:

- Thi công, lập quyết toàn các công trình, hạng mục công trình theo hợp đồng do Công ty giao; tham gia nghiệm thu công tác thực hiện.

- Quản lý, bảo dưỡng, sử dụng các loại xe chuyên dụng, công cụ lao động, nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho công tác được an toàn và hiệu quả.

- Đề xuất các định mức kinh tế kỹ thuật, nguyên vật liệu, công cụ có liên quan đến nhiệm vụ của Đội.

2.1.4.Đặc điểm tổ chức kế toán

2.1.4.1. Chức năng của phòng kế toán

Với đặc thù là một công ty xây dựng, nhiệm vụ chính của phòng kế toán bao gồm: - Thực hiện công tác hạch toán kế toán, thống kê theo Pháp lệnh kế toán và thống kê, Luật Kế toán.

- Căn cứ vào bảng bóc tách khối lượng công việc và vật tư tiêu hao để theo dõi việc đưa chi phí nguyên vật liệu vào theo định mức xây dựng

- Lập và theo dõi bảng lương nhân công theo tiến độ thi công thực tế - Theo dõi chi phí máy, nhân công máy theo từng công trình

- Tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng công trình, hạng mục công trình - Tập hợp, phân bổchi phí và tính ra giá thành từng công trình, hạng mục công trình

- Lập báo cáo thuế tháng, quý, và lập báo cáo tài chính cuối năm - Theo dõi chi phí dở dang của từng công trình, hạng mục

- Theo dõi doanh thu hoàn thành của từng công trình, hạng mục - Lập BCTC nội bộ phục vụ yêu cầu quản lý của cấp trên

- Sắp xếp, lưu trữ cẩn thận hồ sơ, hóa đơn, chứng từ, dự toán, quyết toán, biên bản nghiệm thu bàn giao…

2.1.4.2. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

- Hệ Thống tổ chức : gồm 4 biên chế (1 kế toán trưởng, 2 kế toán viên và một thủquỹ)

Sơ đồ 2.2 – Sơ đồ bộ máy kế toán

Chú thích:

: Quan hệ chỉ đạo : Quan hệ hỗ trợ

+ Kế toán trưởng (phụtrách chính kếtoán thuế): quản lý chung mọi hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kếtoán, theo dõi tiến độ hoàn thành của các công trình, lập các báo cáo tài chính. Theo dõi các chi phí liên quan đến các công trình, quản lý và tính hao mòn Tài sản cố định. Chịu trách nhiệm xác định cơ sở để tính thuế; thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với Nhà Nước; các công việc khác của kế toán thuế như: Sắp xếp hóa đơn và chứng từ liên quan đến thuế theo trình tự thời gian

KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN VIÊN THỦ QUỸ KẾ TOÁN VIÊN

thiết trước khi tiến hành kê khai để đảm bảo các hóa đơn được đưa vào bảng kê khai đảm bảo tính hợp lý hợp lệ, Lập các báo cáo liên quan đến nghiệp vụ kế toán thuế khi có yêu cầu từ phía ban giám đốc hay cơ quan thuế. Vì quy mô nhỏ nên ngoài những công việc trên, Kếtoán Thuếcủa Công ty TNHH MTV Rồng Việt còn phụtrách thêm việc hạch toán chứng từ đầu vào, đầu ra.

+ Kế toán vật tư + công nợ: Lập phiếu nhập xuất kho mỗi khi nhập hay xuất hàng hoá. vào sổchi tiết theo dõi nhập xuất tồn kho theo từng mặt hàng có trong kho; định kỳ(tùy theo DN : 1 tuần, 1 tháng ….) đối chiếu kiểm kê giữa kho và sổ theo dõi tồn kho. Sau khi kiểm kê phải có biên bản ghi lại đủ hay thiếu quy trách nhiệm để xử lý. Một việc quan trọng nữa mà kếtoán vật tư phải làm là lập dựtoán công trình. Theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng, khi khách hàng trả tiền tách các khoản nợ theo hợp đồng. Theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu theo từng đối tượng, thường xuyên tiến hành đối chiếu kiểm tra, đôn đốc việc thanh toán được kịp thời.

+ Kế toán ngân hàng + Tiền lương: Hạch toán tiền lương dựa vào các yếu tố như: Bảng chấm công, bảng theo dõi công tác, hợp đồng lao động, hợp đồng khoán…. để lập bảng tính, thanh toán lương và bảo hiểm xã hội cho người lao động; phản ánh và hạch toán tiền lương lên phần mềm Misa; thực hiện các giao dịch và kiểm tra, đối chiếu sở sách với ngân hàng sau đó trực tiếp hạch toán vào phần mềm Misa các nghiệp vụ liên quan đến giao dịch với ngân hàng.

+ Thủquỹ: Căn cứ vào Quy định thu– Quy định chi của doanh nghiệp do kếtoán lậpđểthực hiện thu chi và sổtheo dõi và quản lý luồng tiền qua quỹvà quản lý tiền.

Công ty thành lập phòng kiểm toán riêng. Phòng này có chức năng kế toán nội bộ công ty. Phòng này gồm một trưởng phòng và 3 nhân viên hoạt động độc lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV rồng việt (Trang 35)