5. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Kinh nghiệm về hoạt động thanh tra,giám sát ngân hàng đối với các
của một số NHNN chi nhánh các tỉnh
1.3.1.1. Kinh nghiệm về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng đối với các NHTM của NHNN chi nhánh tỉnh Nghệ An
Tỉnh Nghệ An được đánh giá là địa phương có hệ thống dịch vụ ngân hàng tài chính mạnh của cả nước. Hiện nay, tổng số đầu mối NHTM, Chi nhánh NHTM toàn địa bàn tỉnh Nghệ An hiện có 100 đơn vị trong đó có 59 QTDND, 05 chi nhánh TCVM; 13 chi nhánh NHTM Nhà nước hoặc Nhà nước chiếm cổ phần chi phối, 19 chi nhánh NHTM cổ phần và 01 Hội sở chính NHTM cổ phần, 01 chi nhánh ngân hàng HTX, 01 chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An và 01 Chi nhánh NHPT Nghệ An. Năm 2017, tín dụng của ngành Ngân hàng Nghệ An đứng thứ 3 cả nước (chỉ sau thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Đến 31/12/2017, “tổng dư nợ đạt 167.800 tỷ đồng, tăng trưởng 15,6% so với đầu năm”[22].
NHNN chi nhánh tỉnh Nghệ An đã thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về tiền tệ, ngân hàng trên địa bàn tương đối hiệu quả trong đó không thể không nói hoạt động động thanh tra, giám sát ngân hàng của TTGSNH nhà nước.
NHNN chi nhánh tỉnh Nghệ AN đã tổ chức thực hiện một số biện pháp để nâng cao công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đối với NHTM trên địa bàn là:
- Một là, NHNN chi nhánh tỉnh Nghệ An đã thực hiện tốt giám sát ngân hàng để đánh giá hoạt động và đưa ra những cảnh báo đối với các TCTD, hoạt động thanh tra trực tiếp được tiến hành dựa trên những thông tin có được từ hoạt động giám sát hoặc theo chương trình đã được xây dựng theo kế hoạch. Hoạt động giám sát ngân hàng của TTGSNH nhà nước chi nhánh tỉnh Nghệ An hiện tại dừng lại ở hoạt động thống kê, báo cáo chưa thực sự là mang tính cảnh báo sớm đối với hoạt động của các TCTD trên địa bàn.
- Hai là, NHNN chi nhánh tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo TTGSNH nhà nước chi nhánh tỉnh Nghệ An thực hiện kế hợp thanh tra trực tiếp và thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với các TCTD trên địa bàn (đặc biệt là các QTDND) nhằm đánh giá rủi ro hoạt động trong môi trường hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển và cạnh tranh giữa các TCTD với nhau về mọi mặt.
Hoạt động thanh tra trực tiếp nhằm phát hiện những vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động của các TCTD nhưng chưa đánh giá được toàn diện rủi ro trong hoạt động của các TCTD. Hoạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro là việc xem xét, đánh giá rủi ro tiềm ẩn, chất lượng và hiệu quả của hệ thống quản trị, kiểm toán, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro của các TCTD bao gồm việc nhận diện, đo lường, giám sát, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro, xử lý rủi ro thông qua xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý rủi ro, khả năng chịu đựng rủi ro của các TCTD.
- Ba là, NHNN chi nhánh tỉnh Nghệ An đã ký quy chế phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh như: Công An tỉnh Nghệ An, Cục thuế tỉnh Nghệ An, Tòa Án tỉnh Nghệ An, Cục thi hành án dân sự tỉnh nghệ an v.v… Nhờ đó đã hỗ trợ hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của TTGSNH nhà nước chi nhánh tỉnh Nghệ An thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định và là công cụ quan trọng để NHNN chi nhánh nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, trật tự, kỷ cương về tiền tệ, hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh.
1.3.1.2. Kinh nghiệm về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng đối với các NHTM của NHNN chi nhánh tỉnh Phú Thọ
Tỉnh Phú Thọ là đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, có tổng số đầu mối TCTD tương đối lớn gồm 39 QTDND , 01 Chi nhánh TYM; 8 Chi nhánh NHTM Nhà nước hoặc Nhà nước chiếm cổ phần chi phối, 8 Chi nhánh NHTM cổ phần, 01 Chi nhánh ngân hàng HTX, 01 Chi nhánh NHCSXH tỉnh Phú Thọ và 01 Chi nhánh NHPT Phú Thọ. “Tính đến thời điểm 31/12/2017 tổng dư nợ 48.889 tỷ đồng”[23].
TTGSNH nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã chủ động xây dựng Kế hoạch hoạt động thanh tra, giám sát đối với các TCTD trên địa bàn từ tháng 12 năm trước để thực hiện trong năm năm tiếp theo trên cơ sở kết hợp các yếu tố sau: phải bán sát vào mục tiêu quản lý nhà nước về điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, Kế hoạch thanh tra đã được Thống đốc NHNN phê duyệt, chương trình kế hoạch của CQTTGSNH, kết quả báo cáo giám sát của công chức TTGSNH được giao chuyên quản từng TCTD.
Hoạt động TTGSNH được thực hiện liên tục, công chức làm công tác thanh tra, giám sát được tập huấn, cập nhật kiến thức chuyên môn thường xuyên. Mỗi công chức làm công tác thanh tra, giám sát được giao theo dõi, giám sát hoạt động từ 2 đến 4 TCTD theo năng lực, ngạch công chức (chuyên viên hay thanh tra viên). Định kỳ, hàng quý các công chức được giao theo dõi, giám sát từng TCTD sẽ phải lập báo cáo kết quả gửi lãnh đạo TTGSNH nhà nước chi nhánh tổng hợp, trình lãnh đạo NHNN đưa ra các cảnh báo, khuyến nghị kịp thời đối với các TCTD.Qua đó, NHNN chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã luôn làm tốt được công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
NHNN chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã tổ chức thực hiện một số biện pháp để nâng cao công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đối với NHTM trên địa bàn là:
- NHNN chi nhánh tỉnh Phú Thọ thường xuyên phối hợp với Trường bồi dưỡng cán bộ ngân hàng; Vụ Pháp chế NHNN Việt Nam tổ chức các khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức của Chi nhánh, trong đó có các nghiệp vụ về công tác thanh tra, giám sát ngân hàng với các giảng viên thực hiện chương trình bồi dưỡng là các cán bộ chuyên gia của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; các giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, có khả năng sư phạm, đáp ứng yêu cầu của khóa học.
- Áp dung công nghệ thông tin vào hoạt động thanh tra, giam sát ngân hàng. Cụ thể: NHNN chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã xây dựng và đưa vào sử dụng hiệu quả phần mềm “Hệ thống kết nối thông tin, báo cáo giữa QTDND với NHNN” cũng đã góp phần đổi mới mạnh mẽ về phương pháp, nội dung công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát, chuyển mạnh từ thanh tra trực tiếp sang thanh tra trên cơ sở rủi ro. Cũng nhờ hệ thống công nghệ này mà công tác giám sát từ xa đã được nâng tần suất lên 10 ngày/lần đối với các QTDND qua đó giảm thiểu được sự rủi ro, đảm bảo an toàn cho hệ thống QTDND.
- Khi thực hiện hoạt động thanh tra trực tiếp tại TCTD thì kế hoạch thanh tra được xây căn cứ vào tình hình hoạt động cụ thể của từng TCTC qua thông tin từ hoạt động giám sát ngân hàng và nắm bắt tình hình từ bên ngoài để tập trung vào từng mảng hoạt động hoặc toàn diện của TCTD đó.
1.3.2. Bài học rút ra cho NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng đối với các NHTM trên địa bàn
NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương theo ủy quyền của Thống đốc. Bài kinh nghiệm cho NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên về công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đối với các NHTM trên địa bàn từ kinh nghiệm của các NHNN chi nhánh tỉnh Nghệ An và NHNN chi nhánh tỉnh Phú Thọ là:
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo NHNN Việt Nam, cấp ủy,chính quyền tỉnh Thái Nguyên trong hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng của NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên nói chung, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng nói riêng.
- Xây dựng kế hoạch thanh tra, giám sát hàng năm phải bán sát nội dung Kế hoạch thanh tra đã được Thống đốc NHNN phê duyệt, chương trình kế hoạch của CQTTGSNH, kết quả báo cáo giám sát của công chức TTGSNH được giao chuyên quản từng TCTD.
chi nhánh cần tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý, điều hành, cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến tiền tệ, ngân hàng, để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động tiền tệ, ngân hàng, nâng cao nhận thức của các NHTM và khách hàng về chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng.
- Liên hệ, phối hợp với các đơn vị chuyên môn về thuộc NHNN tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ nhằm nâng cao kiến thức, thực tiễn, trình độ của công chức làm công tác thanh tra, giám sát ngân hàng như Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng, Vụ Pháp chế NHNN Việt Nam, Vụ các tổ chức tín dụng trong nước - Cơ quan TTGS v.v...để trao đổi thông tin, nghiệp vụ và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Trú trọng tới công tác cán bộ thực hiện hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của đơn vị: Tuyển dụng công chức có trình độ về lĩnh vực ngân hàng; sắp xếp công việc phù hợp với năng lực, sở trường; thường xuyên đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng lý luận chính; đạo đức nghề nghiệp, không làm ảnh hưởng tới hoạt động của đối tượng thanh tra, giám sát khi thi hành công vụ.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đối với các NHTM trên địa bàn như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đối với các NHTM trên địa bàn?
- Giải pháp nào giúp tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đối với các NHTM trên địa bàn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Luận văn sử dụng những tài liệu thứ cấp (các báo cáo sơ kết, tổng kết hoạt động của NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 đến 2018 về hoạt động thanh tra, giám sát để nghiên cứu. Việc thu thập thông tin thứ cấp giúp cung cấp đầy đủ chính xác và toàn diện toàn bộ hệ thống thông tin liên quan đến hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đối với các NHTM trên địa bàn trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018. Từ các số liệu này để phân tích hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đối với các NHTM trên địa bàn và đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Ngoài ra, đề tài tham khảo thêm một số thông tin, số liệu thứ cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng, luận văn, các sách, tạp chí, các website có liên quan do chính tác giả tổng hợp và xử lý.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được tác giả thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các công chức làm công tác thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, Giám đốc NHNN chi nhánh và các cán bộ lãnh đạo của các NHTM trên địa
+ Đối tượng điều tra:
Đối tượng thứ nhất: 14/14 cán bộ Thanh tra, giám sát ngân hàng và Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.
Đối tượng thứ hai: Các cá nhân là lãnh đạo tại 25 NHTM (bao gồm Ban giám đốc, lãnh đạo các phòng nghiệp vụ, lãnh đạo các phòng giao dịch trực thuộc các NHTM) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
+Chọn mẫu điều tra: Là bước quan trọng có liên quan trực tiếp tới độ chính xác của các kết quả nghiên cứu.
Cỡ mẫu điều tra được xác định theo công thức của Slovin N
n = (1 + N * e2)
Trong đó: n là kích thước mẫu (Số lượng mẫu cần điều tra). N là kích thước mẫu tổng thể.e là sai số mô hình (với độ tin cậy 95% thì sai số mô hình là 5%). Luận văn điều tra 2 đối tượng liên quan đến hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng như sau:
- Đối tượng thứ nhất: Luận văn điều tra toàn bộ công chức làm công tác thanh tra, giám sát ngân hàng và Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Tổng số là 15 người.
- Đối tượng thứ hai:
Theo bảng 2.2 thì số lượng cán bộ làm công tác lãnh đạo của NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cần điều tra là:
N 373
n = = = 193 (mẫu) (1 + N * e2) (1+ 373 x 0,052)
Như vậy, tổng số phiếu điều tra đối với các đối tượng nghiên cứu là 208 phiếu (gồm Giám đốc NHNN, 14 cán bộ TTGS và 193 người lao động là lãnh đạo các chi nhánh NHTM).
+ Xây dựng thang đo:
Thang đo là công cụ dùng để mã hoá các biểu hiện khác nhau của các đặc trưng nghiên cứu.
Phương pháp tiến hành điều là bằng bảng câu hỏi. Để xác định ý kiến phản hồi của người tham gia bảng hỏi điều tra, tác giả sử dụng các câu hỏi với thang đo 5 bậc. Người tham gia phỏng vấn sẽ lựa chọn điểm số bằng cách đánh dấu vào ô tương ứng với mức điểm từ 1 đến 5, tương ứng với ý kiến cá nhân từ Rất ít tới Rất nhiều.
Tổng hợp số điểm bình quan sẽ phản ánh kết quả hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đối với các NHTM.
Bảng 2.1. Thang đánh giá Likert
Mức Khoảng điểm Ý nghĩa
5 4,21 - 5,00 Rất nhiều/Rất đồng ý
4 3,41 - 4,20 Nhiều/Đồng ý
3 2,61 - 3,40 Bình thường
2 1,81 - 2,60 Ít/Không đồng ý
1 1,00 - 1,80 Rất ít/Rất không đồng ý
* Thiết kế bảng câu hỏi:
Bảng câu hỏi bao gồm một tập hợp các câu hỏi và các câu trả lời được sắp xếp theo một logic nhất định. Bảng câu hỏi là phương tiện dùng để giao tiếp giữa người nghiên cứu và người được hỏi trong tất cả các phương pháp phỏng vấn.
Thiết kế và trình bày bảng câu hỏi: Bảng hỏi được thiết kế trình bày trên 4 trang giấy A4, với cấu trúc như ở phần phụ lục đã trình bày và được gửi kèm qua thư điện tử và sau đó in trên giấy A4 để thuận tiện cho việc hỏi, lưu trữ và thống kê.
Điều tra thử để trắc nghiệm bảng câu hỏi: Sau khi thiết kế, bảng hỏi được gửi trước cho 30 người (bao gồm công chức là 7 thanh tra viên tại TTGSNH của NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, và 23 cá nhân là lãnh đạo tại các chi nhánh NHTM) để xin ý kiến và hiệu chỉnh bảng hỏi trước khi nghiên cứu chính thức.
Bảng 2.2. Thống kê số lượng người lao động là lãnh đạo tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
STT Tên NHTM Lãnh đạo (người) Ghi chú
1 Vietinbank chi nhánh Thái Nguyên 50
2 Vietinbank chi nhánh Lưu Xá 28
3 Vietinbank chi nhánh Sông Công 23
4 Agribank chi nhánh Thái Nguyên 86
5 BIDV chi nhánh Thái Nguyên 32
6 BIDV chi nhánh Nam Thái Nguyên 23
7 Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên 12
8 BacABank chi nhánh Thái Nguyên 4
9 MSB chi nhánh Thái Nguyên 7
10 ACB chi nhánh Thái Nguyên 6
11 Sacombankchi nhánh Thái Nguyên 8