Thực trạng hoạt động giám sát ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh thái nguyên đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 85 - 143)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Thực trạng hoạt động giám sát ngân hàng

Trước thời điểm 01/12/2017 hoạt động động giám sát ngân hàng được thực hiện theo Quyết định 398/1999/QĐ-NHNN3 ngày 9/11/1999 của Thống đốc NHNN về việc Ban hành quy chế giám sát từ xa đối với các TCTD, TTGS chi nhánh báo cáo định kỳ tháng, quý và báo cáo năm. Sau khi Thông tư 08/2017/TT-NHNN ngày 01/8/2017 của Thống đốc NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng có hiệu lực (Từ ngày 01/12/2017). Thanh tra, giám sát ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Nguyên thực hiện hoạt động giám sát đối với các NHTM tập trung vào một số chỉ tiêu đánh giá giám sát an toàn vi mô do đặc thù các NHTM trên địa bàn là các chi nhánh NHTM trực thuộc trụ sở chính của NHTM.

Sau các bước thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin, dữ liệu của đối tượng giám sát ngân hàng theo yêu cầu giám sát từ các nguồn sau: Báo cáo theo quy định pháp luật hiện hành về chế độ báo cáo thống kê; Tài liệu, thông tin, dữ liệu trong hoạt động tiếp xúc với đối tượng giám sát ngân hàng (Biên bản các buổi làm việc trực tiếp với đối tượng giám sát ngân hàng, Văn bản giải trình và hồ sơ tài liệu của đối tượng giám sát ngân hàng theo yêu cầu của đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng trong quá trình tiếp xúc với đối tượng giám sát ngân hàng) Kết quả hoạt động giám sát ngân hàng như sau:

3.3.2.1. Kết quả giám sát về hoạt động huy động vốn

Phân tích về sự biến động đối với nguồn vốn huy động: TTGSNH nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Nguyên tập trung đánh giá sự tăng, giảm nguồn huy động vốn, đánh giá mức độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn so với kế hoạch đề ra, so với kỳ giám sát trước và cùng kỳ; từ đó phân tích nguyên nhân và dự báo xu hướng trong thời gian tới. Khi đánh giá nguồn vốn, TTGSNH nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Nguyên tiến hành phân loại nguồn vốn, xem xét các nguồn vốn đó được huy động từ dân cư, từ tổ chức kinh tế, từ việc vay vốn lẫn nhau giữa NHTM, từ phát hành giấy tờ có giá hoặc tiền gửi khác để đánh giá sự chủ động trong nguồn vốn của NHTM.

Bảng 3.11. Kết quả giám sát về hoạt động huy động vốn

Đơn vị: triệu đồng, %

S T T

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Giá trị Giá trị Tăng trưởng so với năm 2015 % Giá trị Tăng trưởng so với năm 2015 % Giá trị Tăng trưởng so với năm 2015 % Tổng nguồn vốn huy động 32.236.030 38.484.147 19,38 46.446.752 44,08 53.555.239 66,13

1 Tiền gửi dân cư 23.584.231 28.769.754 21,99 34.773.790 47,45 40.804.312 73,02

2

Tiền gửi các tổ chức kinh

tế 6.193.419 8.863.353 43,11 10.221.240 65,03 11.685.771 88,68

3 Tiền vay 0 0 0 0

4 Phát hành giấy tờ có giá 1.005.171 669.409 -33,40 1.234.732 22,84 769.790 -23,42

5 Tiền gửi khác 1.453.209 181.631 -87,50 216.990 -85,07 295.366 -79,67

(Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên 2016, 2017, 2018)

Qua phân tích, giám sát cho thấy tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2018 có xu hướng tăng dần qua các thời điểm phân tích. Trong đó, tiền gửi từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động của các NHTM. Cụ thể: Năm 2015 vốn huy động từ tiền gửi dân cư là 23.584.231 triệu, chiếm tỷ lệ 72%/tổng nguồn vốn huy đồng; Năm 2016 vốn huy động từ tiền gửi dân cư là 28.769.754 triệu, chiếm tỷ lệ 75%/tổng nguồn vốn huy động; Năm 2017 vốn huy động từ tiền gửi dân cư là 34.773.790 triệu, chiếm tỷ lệ 75%/tổng nguồn vốn huy động; Năm 2018 vốn huy động từ tiền gửi dân cư là 40.804.312 triệu, chiếm tỷ lệ 76%/tổng nguồn vốn huy động. Kế hợp với đánh giá tình hình kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2018: Tốc độ tăng trưởng các năm đều tăng trên 10%, quy mô tổng sản phẩm trong tỉnh năm sau cao hơn năm trước, thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ 80 triệu/người/năm.

Các NHTM trên địa bàn thực hiện các hoạt động huy động vốn chủ yếu từ nguồn tiền gửi dân cư trên địa bàn tỉnh. Nhìn chung, tổng vốn huy động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2018 có tăng trưởng qua các năm do tình hình kinh tế tỉnh Thái Nguyên đang khởi sắc, nhiều doanh nghiệp được thành lập mới, thu nhập bình quân đầu người tăng. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động của một số NHTM tăng trưởng chưa ổn định; vốn huy động tăng mạnh vào thời điểm cuối năm để phấn đấu đạt chỉ tiêu kế hoạch do Hội sở giao; nguồn vốn huy động trung, dài hạn chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng nguồn vốn huy động.

3.3.2.2. Kết quả giám sát về hoạt động tín dụng của các NHTM

Kết quả phân tích giám sát hoạt động tín dụng của các NHTM là tiêu chí cơ bản để đánh giá thực trạng hoạt động cũng như định hướng phát triển, kết quả kinh doanh của NHTM, thấy năng lực quản trị điều hành của người quản lý NHTM đó. TTGSNH nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Nguyên tiến hành phân tích, đánh giá hoạt động cấp tín dụng, tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu tín dung so với kế hoạch được giao, diễn biến hoạt động trong từng thời kỳ, tỷ lệ giữa huy động vốn và cho vay trên địa bàn; đánh giá công tác phân loại tín dụng theo kỳ hạn cho vay (dư nợ cho vay ngắn hạn, dư nợ cho vay trung,

dài hạn). Bên cạnh đó, TTGSNH nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Nguyên còn đánh giá về trích lập Quỹ dự phòng để xử lý rủi ro; giám sát giới hạn tín dụng đối với một khách hàng và/hoặc một nhóm khách hàng, doanh số cho vay, thu nợ .v.v…

* Về dư nợ cho vay của các NHTM

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên các NHTM đưa ra các sản phẩm tín dụng phong phú, đa dạng kết hợp với nhiều ưu đãi về lãi suất, đơn giản thủ tục, hồ sơ vay vốn, quy trình chặt chẽ nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của mọi đối tượng khách hàng. Nguồn vốn tín dụng của các NHTM góp phần quan trọng phục vụ phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Bảng 3.12. Kết quả giám sát về hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Đơn vị: triệu đồng, % TT Tên NHTM Năm 2015 (triệu đồng)

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng trưởng so với năm 2015 (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng trưởng so với năm 2015 (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng trưởng so với năm 2015 (%)

1 VietinBank chi nhánh Thái Nguyên 3.483.908 3.823.887 10 10 4.137.768 10 19 4.339.089 9 25

2 VietinBank chi nhánh Lưu Xá 2.445.939 2.482.990 7 2 2.748.130 6 12 1.983.483 4 -19

3 VietinBank chi nhánh CN Sông Công 1.519.709 1.455.802 4 -4 1.534.212 4 1 1.586.165 3 4

4 AgriBank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên 6.670.009 8.452.642 23 27 10.143.151 24 52 11.430.225 24 71

5 BIDV chi nhánh Thái Nguyên 6.030.266 7.172.481 20 19 8.598.081 20 43 9.881.967 21 64

6 BIDV chi nhánh Nam Thái Nguyên 2.989.720 3.327.197 9 11 4.515.265 11 51 4.982.024 11 67

7 VietcomBank chi nhánh Thái Nguyên 932.777 1.589.596 4 70 2.359.348 5 153 2.337.324 5 151

8 ABBank chi nhánh Thái Nguyên 525.679 641.389 2 22 .683.877 2 30 660.250 1 26

9 ACB chi nhánh Thái Nguyên 379.649 468.177 1 23 .566.612 1 49 639.390 1 68

10 BacABank chi nhánh Thái Nguyên 796 0 24.801 0 57.332 0

11 DongABank chi nhánh Thái Nguyên 36.543 44.934 0 23 82.768 0 126 46.766 0 28

12 LienVietPostBank chi nhánh Thái Nguyên 123.697 332.726 1 169 598.067 1 383 1.044.615 2 744

13 MBBank chi nhánh Thái Nguyên 1.581.614 1.631.599 4 3 1.543.392 4 -2 1.756.328 4 11

14 MSB chi nhánh Thái Nguyên 59.848 131.593 0 120 149.883 0 150 233.770 0 291

15 NCB chi nhánh Thái Nguyên 508.054 759.106 2 49 787.055 2 55 775.678 2 53

16 Sacombank chi nhánh Thái Nguyên 330.533 438.459 1 33 634.670 1 92 693.594 1 110

17 SeaBank chi nhánh Thái Nguyên 271.179 328.323 1 21 398.041 1 47 451.953 1 67

18 SHB chi nhánh Thái Nguyên 273.598 396.282 1 45 544.724 1 99 815.737 2 198

19 ShinhanBank chi nhánh Thái Nguyên 1.007.671 1.289.563 4 28 809.234 2 -20 615.384 1 -39

20 Techcombank chi nhánh Thái Nguyên 528.576 377.984 1 -28 662.619 2 25 1.077.180 2 104

21 VIB chi nhánh Thái Nguyên 759.451 974.228 3 28 871.070 2 15 810.534 2 7

22 VPBank chi nhánh Thái Nguyên 274.901 469.061 1 71 584.261 1 113 637.618 1 132

23 HDBank chi nhánh Thái Nguyên 0 0 0 0 0 0 0 72.616 0 0

24 BaoVietBank chi nhánh Thái Nguyên 0 0 0 0 0 0 0 85.825 0 0

Tổng dư nợ cho vay của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2018 có sự tăng trưởng liên tục cả về tuyệt đối và tương đối. Tuy hiên, xét trên khía cạnh từng NHTM, có một số đơn vị có biến động lớn (tăng, giảm) về dư nợ cho vay cần được quan tâm hơn như:

Một số NHTM có mức tăng trưởng cao là: Agribank chi nhánh Thái Nguyên năm 2016 dư nợ cho vay 8.452.642 triệu (chiếm tỷ lệ 23%/tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn); năm 2017 dư nợ cho vay 10.143.151 triệu (chiếm tỷ lệ 24%/tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn); năm 2018 dư nợ cho vay 11.430.255 triệu (chiếm tỷ lệ 24%/tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn); BIDV chi nhánh Thái Nguyên năm 2016 dư nợ cho vay 7.172.481 triệu (chiếm tỷ lệ 20%/tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn); năm 2017 dư nợ cho vay 8.598.081 triệu (chiếm tỷ lệ 20%/tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn); năm 2018 dư nợ cho vay 9.881.967 triệu (chiếm tỷ lệ 21%/tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn). Để có kết quả như vậy, các đơn vị đã thực hiện tốt công tác phát triển mạng lưới, khách hàng, cung cấp sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu thị trường, quản trị cho vay tốt và nâng cao chất lượng công tác phục vụ khách hàng.

LienVietPostBank chi nhánh Thái Nguyên có sự tăng trưởng ấn tượng về dư nợ cho vay trong giai đoạn 2016 - 2018 (năm 2016, năm 2017, năm 2018 có tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay so với năm 2015 lần lượt là 169%, 383%, 744%) mặc dù mới được thành lập trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. LienVietPostBank chi nhánh Thái Nguyên có được sự tăng trưởng như trên là do tiếp nhận lại mạng lưới các Quỹ tiết kiệm bưu điện trên địa bàn của hệ thống Bưu điện, từ đó mạng lưới hoạt động được mở rộng, đơn vị tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng;

Bên cạnh đó, có NHTM có mức tăng trưởng dư nợ cho vay âm như ShinhanBank chi nhánh Thái Nguyên, dư nợ cho vay giảm trong giai đoạn 2016 - 2018. Năm 2017 dư nợ cho vay là 809.234 triệu, giảm so với dư nợ cho vay năm 2016 là 408.329 triệu, năm 2018 dư nợ cho vay là 615.384 triệu, giảm so với năm 2016 là 486.821 triệu. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp vệ tinh của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam đã tất toán các khoản vay của ShinhanBank chi nhánh Thái Nguyên.

Cơ cấu dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2018 cho thấy dư nợ cho vay ngắn hạn của các NHTM trên địa bàn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Cụ thể: Năm 2016 dư nợ cho vay ngăn hạn chiếm tỷ lệ 60%/tổng dư nợ; năm

2017 dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ 63%/tổng dư nợ, năm 2018 dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ 62%/tổng dư nợ. Thực trạng trên cho thấy nhu cầu vay vốn lớn của các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên đang khởi sắc, liên tục có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Do đó nguồn vốn tín dụng ngân hàng vẫn là nguồn lực quan trọng góp phần đầu tư phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

* Về doanh số cho vay, thu nợ của các NHTM

Hoạt động cho vay của các NHTM trên địa bàn có sự tăng trưởng đều qua các năm trong giai đoạn 2016 - 2018. Bám sát Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 -2020; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh và thực hiện kế hoạch được Hội sở giao hàng năm, các NHTM triển khai thực hiện công tác tín dụng đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại, trong đó ưu tiên phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn v.v… Trong giai đoạn 2016 - 2018 ngoài có lợi thế về thương hiệu, các NHTM nhà nước cũng đã nâng cao chất lượng nhân sự, cung cấp sản phẩm, dịch vụ tín dung đa dạng hướng tới khách hàng và thể hiện ở kết quả doanh số cho vay của 7 NHTM nhà nước (Vietinbank chi nhánh Thái Nguyên, Vietinbank chi nhánh Lưu Xá, Vietinbank chi nhánh Sông Công, Agribank chi nhánh Thái Nguyên, BIDV chi nhánh Thái Nguyên, BIDV chi nhánh Nam Thái Nguyên, Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên) như sau: Năm 2016 doanh số cho vay là 193.160.294 triệu; Năm 2017 doanh số cho vay là 199.251.126 triệu; Năm 2018 doanh số cho vay là 219.849.669 triệu. Các NHTM cổ phần tuy phải cạnh tranh với các NHTM nhà nước có nhiều lợi thế nhưng cũng có kết quả cho vay như trên là do đã đẩy mạnh công tác đào tạo, tuyển dụng cán bộ có năng lực, nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng. Một số NHTM cổ phần có doanh số cho vay cao là MBBank chi nhánh Thái Nguyên, Techcombank chi nhánh Thái Nguyên có doanh số cho vay tương đối cao trong nhóm các NHTM cổ phần.

Bên cạnh đó, một số NHTM cổ phần có thị phần cho vay nhỏ như: HDbank chi nhánh Thái Nguyên (doanh số cho vay 125.635 triệu), BaoVietBank chi nhánh Thái Nguyên (dư nợ cho vay 178.253 triệu), Wooribank chi nhánh Thái Nguyên (dư nợ cho vay 113.564 triệu) do mới thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2018, tiếp cận khách

Bảng 3.13. Kết quả giám sát về doanh số cho vay, thu nợ của các NHTM trên địa bàn Đơn vị: triệu đồng S T T Tên NHTM

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Dư nợ Cho vay Thu nợ Dư nợ Cho vay Thu nợ Dư nợ Cho vay Thu nợ Dư nợ

1 VietinBank chi nhánh Thái Nguyên 3.483.908 7.712.447 7.372.468 3.823.887 12.352.242 11.955.358 4.137.768 12.953.234 12.537.040 4.339.089

2 VietinBank chi nhánh Lưu Xá 2.445.939 6.618.984 6.581.933 2.482.990 9.824.677 9.540.914 2.748.130 7.091.033 6.886.225 1.983.483

3 VietinBank chi nhánh CN Sông Công 1.519.709 2.624.917 2.688.825 1.455.802 4.865.595 4.797.260 1.534.212 5.030.359 4.959.710 1.586.165

4 AgriBank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên 6.670.009 24.795.329 23.012.702 8.452.642 29.840.279 28.122.406 10.143.151 33.626.740 31.690.885 11.430.225

5 BIDV chi nhánh Thái Nguyên 6.030.266 102.372.124 101.228.219 7.172.481 103.150.686 101.715.027 8.598.081 118.553.393 116.903.358 9.881.967

6 BIDV chi nhánh Nam Thái Nguyên 2.989.720 45.159.780 44.822.312 3.327.197 33.212.733 32.024.664 4.515.265 36.646.051 35.335.167 4.982.024

7 VietcomBank chi nhánh Thái Nguyên 932.777 3.876.713 3.225.205 1.589.596 6.004.914 5.216.721 2.359.348 5.948.859 5.168.024 2.337.324

8 ABBank chi nhánh Thái Nguyên 525.679 4.445.247 4.329.518 641.389 5.726.703 5.684.583 683.877 5.528.853 5.488.189 660.250

9 ACB chi nhánh Thái Nguyên 379.649 1.241.763 1.126.029 468.177 1.776.602 1.675.109 566.612 2.004.796 1.890.267 639.390

10 BacABank chi nhánh Thái Nguyên 0 5.266 3.470 796 180.200 157.825 24.801 416.565 364.841 57.332

11 DongABank chi nhánh Thái Nguyên 36.543 143.453 134.991 44.934 240.468 202.468 82.768 135.870 114.400 46.766

12 LienVietPostBank chi nhánh Thái

Nguyên 123.697 591.385 392.362 332.726 1.615.148 1.328.030 598.067 2.821.102 2.319.606 1.044.615

13 MBBank chi nhánh Thái Nguyên 1.581.614 6.803.458 6.646.614 1.631.599 9.385.050 9.477.777 1.543.392 10.679.870 10.785.390 1.756.328

14 MSB chi nhánh Thái Nguyên 59.848 529.329 457.611 131.593 599.982 581.295 149.883 935.782 906.636 233.770

15 NCB chi nhánh Thái Nguyên 508.054 2.820.949 2.569.954 759.106 5.090.584 5.167.020 787.055 5.016.999 5.092.330 775.678

16 Sacombank chi nhánh Thái Nguyên 330.533 3.675.316 3.564.203 438.459 4.971.236 4.775.608 634.670 5.432.775 5.218.985 693.594

17 SeaBank chi nhánh Thái Nguyên 271.179 985.198 928.054 328.323 946.661 876.942 398.041 1.074.880 995.718 451.953

18 SHB chi nhánh Thái Nguyên 273.598 921.950 799.369 396.282 1.030.616 995.051 544.724 1.543.372 1.490.112 815.737

19 ShinhanBank chi nhánh Thái Nguyên 1.007.671 442.563 160.791 1.289.563 1.842.964 2.323.849 809.234 1.401.487 1.767.177 615.384

20 Techcombank chi nhánh Thái Nguyên 528.576 3.852.158 4.165.910 377.984 3.851.042 3.568.302 662.619 6.260.408 5.800.775 1.077.180

21 VIB chi nhánh Thái Nguyên 759.451 4.966.890 4.751.847 974.228 2.054.812 2.165.819 871.070 1.912.011 2.015.303 810.534

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh thái nguyên đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 85 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)