5. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Luận văn sử dụng những tài liệu thứ cấp (các báo cáo sơ kết, tổng kết hoạt động của NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 đến 2018 về hoạt động thanh tra, giám sát để nghiên cứu. Việc thu thập thông tin thứ cấp giúp cung cấp đầy đủ chính xác và toàn diện toàn bộ hệ thống thông tin liên quan đến hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đối với các NHTM trên địa bàn trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018. Từ các số liệu này để phân tích hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đối với các NHTM trên địa bàn và đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Ngoài ra, đề tài tham khảo thêm một số thông tin, số liệu thứ cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng, luận văn, các sách, tạp chí, các website có liên quan do chính tác giả tổng hợp và xử lý.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được tác giả thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các công chức làm công tác thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, Giám đốc NHNN chi nhánh và các cán bộ lãnh đạo của các NHTM trên địa
+ Đối tượng điều tra:
Đối tượng thứ nhất: 14/14 cán bộ Thanh tra, giám sát ngân hàng và Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.
Đối tượng thứ hai: Các cá nhân là lãnh đạo tại 25 NHTM (bao gồm Ban giám đốc, lãnh đạo các phòng nghiệp vụ, lãnh đạo các phòng giao dịch trực thuộc các NHTM) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
+Chọn mẫu điều tra: Là bước quan trọng có liên quan trực tiếp tới độ chính xác của các kết quả nghiên cứu.
Cỡ mẫu điều tra được xác định theo công thức của Slovin N
n = (1 + N * e2)
Trong đó: n là kích thước mẫu (Số lượng mẫu cần điều tra). N là kích thước mẫu tổng thể.e là sai số mô hình (với độ tin cậy 95% thì sai số mô hình là 5%). Luận văn điều tra 2 đối tượng liên quan đến hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng như sau:
- Đối tượng thứ nhất: Luận văn điều tra toàn bộ công chức làm công tác thanh tra, giám sát ngân hàng và Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Tổng số là 15 người.
- Đối tượng thứ hai:
Theo bảng 2.2 thì số lượng cán bộ làm công tác lãnh đạo của NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cần điều tra là:
N 373
n = = = 193 (mẫu) (1 + N * e2) (1+ 373 x 0,052)
Như vậy, tổng số phiếu điều tra đối với các đối tượng nghiên cứu là 208 phiếu (gồm Giám đốc NHNN, 14 cán bộ TTGS và 193 người lao động là lãnh đạo các chi nhánh NHTM).
+ Xây dựng thang đo:
Thang đo là công cụ dùng để mã hoá các biểu hiện khác nhau của các đặc trưng nghiên cứu.
Phương pháp tiến hành điều là bằng bảng câu hỏi. Để xác định ý kiến phản hồi của người tham gia bảng hỏi điều tra, tác giả sử dụng các câu hỏi với thang đo 5 bậc. Người tham gia phỏng vấn sẽ lựa chọn điểm số bằng cách đánh dấu vào ô tương ứng với mức điểm từ 1 đến 5, tương ứng với ý kiến cá nhân từ Rất ít tới Rất nhiều.
Tổng hợp số điểm bình quan sẽ phản ánh kết quả hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đối với các NHTM.
Bảng 2.1. Thang đánh giá Likert
Mức Khoảng điểm Ý nghĩa
5 4,21 - 5,00 Rất nhiều/Rất đồng ý
4 3,41 - 4,20 Nhiều/Đồng ý
3 2,61 - 3,40 Bình thường
2 1,81 - 2,60 Ít/Không đồng ý
1 1,00 - 1,80 Rất ít/Rất không đồng ý
* Thiết kế bảng câu hỏi:
Bảng câu hỏi bao gồm một tập hợp các câu hỏi và các câu trả lời được sắp xếp theo một logic nhất định. Bảng câu hỏi là phương tiện dùng để giao tiếp giữa người nghiên cứu và người được hỏi trong tất cả các phương pháp phỏng vấn.
Thiết kế và trình bày bảng câu hỏi: Bảng hỏi được thiết kế trình bày trên 4 trang giấy A4, với cấu trúc như ở phần phụ lục đã trình bày và được gửi kèm qua thư điện tử và sau đó in trên giấy A4 để thuận tiện cho việc hỏi, lưu trữ và thống kê.
Điều tra thử để trắc nghiệm bảng câu hỏi: Sau khi thiết kế, bảng hỏi được gửi trước cho 30 người (bao gồm công chức là 7 thanh tra viên tại TTGSNH của NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, và 23 cá nhân là lãnh đạo tại các chi nhánh NHTM) để xin ý kiến và hiệu chỉnh bảng hỏi trước khi nghiên cứu chính thức.
Bảng 2.2. Thống kê số lượng người lao động là lãnh đạo tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
STT Tên NHTM Lãnh đạo (người) Ghi chú
1 Vietinbank chi nhánh Thái Nguyên 50
2 Vietinbank chi nhánh Lưu Xá 28
3 Vietinbank chi nhánh Sông Công 23
4 Agribank chi nhánh Thái Nguyên 86
5 BIDV chi nhánh Thái Nguyên 32
6 BIDV chi nhánh Nam Thái Nguyên 23
7 Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên 12
8 BacABank chi nhánh Thái Nguyên 4
9 MSB chi nhánh Thái Nguyên 7
10 ACB chi nhánh Thái Nguyên 6
11 Sacombankchi nhánh Thái Nguyên 8
12 Techcombank chi nhánh Thái Nguyên 7
13 VPBank chi nhánh Thái Nguyên 5
14 SHB chi nhánh Thái Nguyên 11
15 NCB chi nhánh Thái Nguyên 4
16 ABBank chi nhánh Thái Nguyên 11
17 MBBank chi nhánh Thái Nguyên 8
18 VIB chi nhánh Thái Nguyên 6
19 DongABank chi nhánh Thái Nguyên 5
20 SeaBank chi nhánh Thái Nguyên 5
21 LienVietPostBank chi nhánh Thái Nguyên 14
22 HDBank chi nhánh Thái Nguyên 4
23 BaoVietBank chi nhánh Thái Nguyên 6 24 ShinhanBank chi nhánh Thái Nguyên 5
25 WooriBank chi nhánh Thái Nguyên 3
Tổng cộng 373
(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)