Chỉ tiêu đánh giá hoạt động giám sát ngân hàng của NHNN chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh thái nguyên đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 52)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động giám sát ngân hàng của NHNN chi nhánh

Thái Nguyên đối với các NHTM trên địa bàn

* Giám sát an toàn vi mô

- Đánh giá việc chấp hành các quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, các quy định về chế độ báo cáo thống kê, các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng đối với các tổ chức, tín dụng, chi nhánh NHNNg theo quy định tại Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc NHNN. - Đánh giá các rủi ro của các tổ chức tín dụng, chi nhánh NHNNg theo một số hay toàn bộ các nội dung sau: Rủi ro tín dụng; Rủi ro thị trường (rủi ro lãi suất; rủi ro ngoại hối; Rủi ro về giá); Rủi ro thanh khoản; Rủi ro hoạt động; Rủi ro danh tiếng; Rủi ro chiến lược; Rủi ro khác phát sinh trong quá trình hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh NHNNg.

· Rủi ro tín dụng:

Đánh giá rủi ro tín dụng là đánh giá phân loại tài sản, phân loại nợ, sự đầy đủ dự phòng ủi ro nói chung và dự phòng ủi ro tín dụng nói riêng, các khoản cho vay nội bộ, cho vay công ty con, các khoản cho vay lớn, sự tập trung tín dụng vào một số ít

khách hàng, ngành, .v.v… nhằm đưa ra được đánh gía tổng thể về chất lượng tín dụng nói riêng và chất lượng tài sản nói chung của đối tượng giám sát ngân hàng.

· Rủi ro thị trường: là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán và giá hàng hóa trên thị trường. Rủi ro thị trường bao gồm:

Rủi ro lãi suất:

Đánh giá rủi ro lãi suất là đánh giá khe hở kỳ hạn của nợ phải trả và tài sản có nhạy cảm với lãi suất, các khoản mục ngoại bảng và tác động mà những thay đổi về lãi suất đến thu nhập ròng từ lãi và đến vốn ngân hàng.

Rủi ro ngoại hối:

Đánh giá rủi ro ngoại hối là đánh giá trạng thái mở ròng của những loại ngoại tệ của đối tượng giám sát ngân hàng, trên bảng cân đối hoặc ngoại bảng.

Rủi ro về giá:

Đánh giá rủi ro về giá là đánh giá ảnh hưởng về thu nhập và vốn của đối tượng giám sát ngân hàng nếu được yêu cầu thanh lý tài sản hoặc nợ phải trả tại một thời điểm nào đó.

Kiểm tra tính tuân thủ (các quy định liên quan đến yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống quản trị rủi ro thị trường, các quy định liên quan đến việc ban hành quy định nội bộ về quản trị rủi ro thị trường …).

· Rủi ro thanh khoản

Đánh giá rủi ro thanh khoản toàn diện của đối tượng giám sát ngân hàng thông qua khe hở kỳ hạn của tài sản và nợ phải trả, các chỉ số phản ánh mối quan hệ giữa hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn.

· Rủi ro hoạt động

Đánh giá rủi ro hoạt động tổng thể của đối tượng giám sát ngân hàng đến một mức có thể, đánh giá báo cáo kết quả kinh doanh cho các khoản lỗ bất thường mà có thể là do thiếu các hoạt động lành mạnh hoặc kiểm soát nội bộ yếu kém.

· Rủi ro danh tiếng

Đánh giá thông tin công chúng hiện có về đối tượng giám sát ngân hàng (hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm …) đánh giá khả năng tổn thất về tài chính, danh tiếng bị tổn thương, huy hoại khi đối tượng giám sát bị kiện tụng, vướng vào tranh chấp…

· Rủi ro chiến lược

Đánh giá, phân tích sự phù hợp của chiến lược căn bản về chiến lược, kế hoạch, xác định những yếu kém tiềm tàng về chiến lược của đối tượng giám sát ngân hàng.

- Đánh giá tình hình hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh NHNNg.

+ Tình hình bảo đảm an toàn và phát triển vốn chủ sở hữu (bao gồm cả tình hình cổ đông, cổ phần, cổ phiếu)

Yêu cầu về vốn đối với các TCTD, chi nhánh NHNNg là

3.000 tỷ đồng đối với NHTM; 15 triệu USD đối với chi nhánh NHNNg; Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 là 4,5%;

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là 9%.

Đây là những tỷ lệ tối thiểu mà các TCTD, chi nhánh NHNNg kỳ vọng sẽ hoạt động với mức vốn cao hơn tỷ lệ tối thiểu được quy định.

+ Tình hình huy động vốn từ các đối tượng đáp ứng các điều kiện tham gia giao dịch theo quy định pháp luật hiện hành bao gồm: cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, chi nhánh NHNNg, tổ chức khác. Đánh giá được cơ cấu nguồn vốn huy động phân chia theo đối tượng (cá nhân, tổ chức kinh tế, TCTD, chi nhánh NHNNg) theo loại hình huy động (tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, đi vay .v.v…).

+ Tình hình sử dụng vốn

Cấp tín dụng đối với các đối tượng đáp ứng các điều kiện tham gia giao dịch theo quy định pháp luật hiện hành bao gồm cá nhân, tổ chức, TCTD, chi nhánh NHNNg, tổ chức khác đánh giá cớ cấu khoản cấp tín dụng phân chia theo đối tượng, theo loại hình cấp tín dụng, theo kỳ hạn loại tiền, theo ngành kinh tế; Đầu tư vào giấy tờ có giá; Hoạt động sử dụng vốn khác.

+ Tình hình nợ xấu và xử lý nợ xấu: Cho thấy chất lượng tài sản, chất lượng tín dụng và mức độ nghiêm trọng, xu hướng của các khoản nợ xấu và các khoản nợ có vấn đề khác cho dù ở nội bảng hay ngoại bảng.

+ Kết quả hoạt động kinh doanh: Cho thấy về khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động giám sát của đối tượng giám sát.

- Đánh giá khả năng quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng, chi nhánh NHNNg. Đánh giá năng lực của Hội đồng quản tri/Hội đồng thành viên và ban kiểm soát

và Ban điều hành (quản lý cấp cao) với vai trò phát hiện, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro trong các hoạt động của đối tượng giám sát và đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh và hiệu quả, tuân thủ pháp luật. Cụ thể cần đánh giá quản lý cấp cao trong việc thực hiện các yêu cầu nhứ: Đảm bảo hệ thống thông tin quản lý, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, kiểm toán nội bộ … được thực hiện hiệu quả; Nắm rõ trạng thái rủi ro và tình hình thực hiện chính sách quản lý rủi ro của đơn vị; Có biện pháp ngăn ngừa, xử lý kịp thời các tổn thất để nâng cao hiệu quả, an toàn trong hoạt động của đơn vị.

- Đánh giá nghiệp vụ phái sinh của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

Đây là nội dung phân tích, đánh giá việc thực hiện các giao dịch phái sinh (kỳ hạn, hoán đổi, tương lai, quyền chọn) của tổ chức tín dụng, chi nhánh NHNNg. Thực tế hiện nay, nhiều TCTD, chi nhánh NHNNg đã bắt đầu sử dụng các giao dịch phái sinh để cơ cấu, lách trần quy định vê tỷ giá, lãi suất, che giấu lỗ kinh doanh. Do đó cần kiểm tra tính tuân thủ pháp luật của TCTD, chi nhánh NHNNg liên quan đến yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống quy trình nghiệp vụ, hệ thống quản trị rủi ro … đối với các giao dịch phái sinh.

- Dự báo tình hình tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

Thực hiện dự bán tình hình tài chính của đối tượng giám sát ngân hàng bằng cách dự báo các khoản mục trong báo cáo tài chính, các tỷ lệ đảm bảo an toàn, dòng tiền trong twownglai của đơn vị trên cơ sở các giả định cho trước. Căn cứ vào kết quả dự bán, đơn vị thực hiện giám sát kịp thời đề xuất các hành động can thiệp, chỉnh sửa tùy thuộc vào sự lành mạnh được dự bán của đối tượng giám sát ngân hàng (nếu ngân hàng được dự báo là có vấn đề về thanh khoản thì chuẩn bị phương án tái cấp vốn; nếu ngân hàng được dự báo có khả năng đổ vỡ thì chuẩn bị phương án mua, bán hoặc sát nhập, thanh lý, phá sản …).

- Xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

Khoản 3 Điều 58 Luật NHNN năm 2010 quy định NHNN phải thực hiện xếp hạng các TCTD hàng năm. Cụ thể gồm một số nội dung sau:

TCTD, chi nhánh NHNNg được xếp hạng theo hệ thống tiêu chi và chia thành các nhóm động hạng; Các tiêu chí được sử dụng làm cơ sở phân nhóm chỉ tiêu khi xếp hạng là: Vốn; Chất lượng tài sản; Quản trị điều hành; Kết quả hoạt động kinh doanh; Khả năng thanh khoản; Mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường.

- Phân tích, đánh giá các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

* Giám sát an toàn vĩ mô

- Đánh giá mức độ lành mạnh tài chính.

Phân tích mức độ lành mạnh tài chính là việc đánh giá tình hình “sức khỏe” của hệ thống các TCTD/nhóm TCTD được phản ảnh chủ yếu thông qua việc phân tích về vốn, chất lượng tài sản, tình hình thanh khoản và kết quả kinh doanh, trong đó có thể sử dụng các Bộ chỉ sổ lành mạnh tài chính (FSI) để phân tích mức độ lành mạnh tài chính của toàn bộ hệ thống TCTD/nhóm TCTD.

- Đánh giá hoạt động liên hàng.

Đánh giá hoạt động liên ngân hàng là việc đánh giá về tình hình huy động/cho vay trên thị trường liên ngân hàng và rủi ro lan truyền (rủi ro liên ngân hàng).

Về khái niệm, rủi ro lan truyền là rủi ro xả ra với một hoặc một số TCTD mất khả năng thanh toán trên thị trường liên ngân hàng (rủi ro vỡ nợ liên ngân hàng). Ngoài ra, nó cũng tiềm tàng về khả năng về sự lan truyền rủi ro thanh khoản của một ngân hàng xuất phát từ rủi ro của một ngân hàng hác. Mô hình cơ bản về sự lan truyền của thanh khoản được thể hiện ở một phần trong mục rủi ro thanh khoản. Rủi ro lan truyền có hai loại là rủi ro lan truyền thuần túy và rủi ro lan truyền vĩ mô.

Rủi ro lan truyền thuần túy: Minh họa điều gì sẽ xảy ra với các ngân hàng khác khi một ngân hàng không có khả năng thanh toán các khoản nợ trên thị trường liên ngân hàng. Để thực hiện kiểm tra đối với loại rủi ro này, cần thiết lập một ma trận về khoản vay liên ngân hàng thuần.

Rủi ro lan truyền vĩ mô: Là rủi ro xả ra đối với ngân hàng khi có sự biến động về các yếu tố kinh tế vĩ mô, trong phần này sẽ không giả định về sự vỡ nợ của một ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng.

- Đánh giá tình hình sở hữu, đầu tư.

cổ đông, cổ phần, tình hình đầu tư của các TCTD.

Đối với nội dung phân tích, đánh giá tình hình sở hữu, cổ đông, cổ phần tình hình đầu tư sẽ bao gồm các nội dung sau:

(i) Tình hình vi phạm tỷ lệ sở hữu cổ phần theo quy định tại Điều 55, Luật các TCTD 2010:

+ Cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ (vượt tỷ lệ quy định tại Khoản 2 Điều 55 Luật các TCTD).

+ Cổ đông là nhóm người có liên quan với nhau sở hữu cổ phần chiếm trên 20% vốn điều lệ (vượt tỷ lệ quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật các TCTD).

(ii) Mức độ sở hữu chéo tại các TCTD:

+ Về sở hữu cổ phần lẫn nhau giữ các TCTD và TCTD, giữa TCTD và doanh nghiệp (vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 129 Luật các TCTD 2010).

+ NHTM có sở hữu cổ phần đan xen với nhau và sở hữu cổ phần lẫn nhau. + Một số trường hợp cổ đông lớn và người có liên quan có vốn góp tại nhiều TCTD và vay vốn tại chính ngân hàng góp vốn hoặc các ngân hàng khác dưới nhiều hình thức để lách quy định về người có liên quan hoặc quy định về cho vay các cổ đông này đã bị xử lý theo quy định.

+ Thình hình cấp tín dụng cho cổ đông các TCTD.

+ Một số TCTD có cổ đông chính và người có liên quan sở hữu cổ phần tương đối lớn tại các TCTD.

(iii) Tình hình thoái vốn:

+ Tình hình thoái vốn của các NHTM nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. + Tình hình thoái vốn của TCTD cổ phần.

+ Tình hình thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước.

- Đánh giá thực trạng, xu hướng, mức độ rủi ro và tác động có khả năng xảy ra đối với nhóm và toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

Nội dung này bao gồm việc đánh giá thực trạng, diễn biến (xu hướng) và nhận định về mức độ rủi ro của các loại rủi ro tín dụng, thanh khoản, thị trường (lãi suất, tỷ giá) và hoạt động. Để thực hiện, cán bộ giám sát căn cứ thông tin đầu vào từ hệ thống

báo cáo thống kê, báo cáo tài chính và các nguồn thông tin khác để tính toán các chỉ tiêu/chỉ số phản ánh các loại rủi ro trên; xem xét diễn biến các chỉ tiêu/chỉ số và so sánh với ngưỡng tham chiếu (nếu có). Ngoài ra cán bộ giám sát cần kết hợp với các thông tin định tính khác để đánh giá đầy đủ về tác động có khả năng xảy ra đối với nhóm và toàn bộ hệ thống các TCTD, chi nhánh NHNNg.

- Đánh giá sức chịu đựng trước các thay đổi chính sách và môi trường kinh tế vĩ mô đối với nhóm và toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh NHNNg.

Đây là việc đánh giá khả năng chống đỡ của nhóm và toàn bộ các TCTD, chi nhánh NHNNg trước các thay đổi về chính sách và các yếu tố kinh tế vĩ mô. Thông thường, để tiến hành bài kiểm tra sức chịu đựng, cần xây dựng các kịch bản về chính sách cũng như các kịch bản về rủi ro (ví dụ về giá biến động mạnh, lãi suất tăng đột ngột, khủng hoảng rút tiền hàng loạt v.v…). Thông qua việc kiểm tra khả năng chống đỡ của nhóm và toàn bộ hệ thống, cơ quan quản lý có được bức tranh tương đối toàn diện về diễn biến về vốn, chất lượng tài sản và nhu cầu về thanh khoản trong các tình huống mang tính chất bất lợi.

- Đánh giá khả năng xảy ra khủng hoảng ngân hàng và biện pháp ứng phó. Thông qua áp dụng các mô hình kinh tế lượng có khả năng lượng hóa xác suất đổ vỡ/xác suất xảy ra khủng hoảng ngân hàng.

Chương 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN ĐỐI VỚI

CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN 3.1. Tổng quan về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 06/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Gần một tháng sau, vào ngày 01/6/1951, chi nhánh Ngân hàng tỉnh Thái Nguyên được thành lập, ra mắt tại đình Đồng Mỗ, xã Túc Duyên, huyện Đồng Hỷ (nay thuộc xóm Soi, phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên). Cùng với hệ thống ngân hàng Việt Nam, NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Thái khởi đầu công cuộc cải tổ và đổi mới từ năm 1986. Thực hiện việc chuyển đổi hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp, tách bạch chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và kinh doanh tiền tệ.

Từ khi tách tỉnh từ năm 1997 đến nay, NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã có những bước phát triển, nhanh chóng bắt nhịp với quá trình đổi mới kinh tế, phục vụ kịp thời yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế, dân sinh. NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên thực hiện chức hiện quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương theo uỷ quyền của thống đốc năng quả lý nhà nước và có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng của tỉnh Thái Nguyên như hoạt động ngân hàng trên địa bàn được quản lý chặt chẽ, đảm bảo thanh khoản và an toàn hệ thống, chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát dưới mức 3%. Với những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh thái nguyên đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)