Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 93 - 100)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.4. Một số giải pháp khác

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và kỷ luật. Việc đánh giá cán bộ, công chức cấp xã phải đảm bảo nội dung, quy trình theo quy định, công khai, dân chủ, minh bạch, các tiêu chí đánh giá phải cụ thể, rõ ràng đối với từng chức danh cán bộ. Xử lý nghiêm cán bộ, công chức cấp xã có vi phạm, có biểu hiện sa sút về phẩm chất, chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chủ động tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần được đổi mới theo hướng thiết thực, sát với đối tượng và mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng; quan tâm đến cơ sở vật chất và xây dựng đội ngũ giảng viên làm công tác giảng dạy, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, hiện đại. Thực hiện đánh giá tổng quát khách quan và minh bạch chất lượng cán bộ, công chức cấp xã sau đào tạo, bồi dưỡng; đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý cán bộ, công chức cấp xã để từ đó có những điều chỉnh kịp thời nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã “vừa ồng, vừa chuyên”.

KẾT LUẬN

Đề tài “Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Thái Nguyên” với mục tiêu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới. Với mục tiêu như trên, đề tài đã đạt được các kết quả sau:

- Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, gồm các nội dung: Lý luận chung về cán bộ, công chức cấp xã (khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã); Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã (khái niệm; sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; nội dung đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp xã; công tác cán bộ gắn với nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã; các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức cấp xã). Bên cạnh đó, luận văn đi tìm hiểu kinh nghiệm nâng cao chất lượng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của thành phố Bắc Giang và thành phố Sơn La, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

- Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn 2017-2019. Qua phân tích thấy, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đến nay cơ bản đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của thành phố Thái Nguyên có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và năng lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, Vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn về chuyên môn và về lý luận; vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức cấp xã bị phân loại ở mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ; còn một số cán bộ, công chức cấp xã vẫn chưa thực sự chủ động

học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; công tác cán bộ vẫn tồn tại những hạn chế cần phải được khắc phục trong thời gian tới.

- Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, gồm: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ; Nâng cao chất lượng công tác bố trí sử dụng và luân chuyển cán bộ; Một số giải pháp khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Thế Anh (2018), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

cấp xã tại Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sỹ Khoa học kinh tế.

2. Bộ Nội vụ (2019), Thông tư số 13/2019/TT-BNV hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

3. Chính phủ (2009), Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

4. Chính phủ (2011), Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm

2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn.

5. Bùi Văn Nhơn (2010), Quản lý nguồn nhân lực cho một tổ chức, NXB

Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.

6. Trần Văn Ngợi (2016), Công tác xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và một số vấn đề đặt ra hiện nay, Bài viết đăng trên

http://isos.gov.vn/ của Viện Khoa học Tổ chức nhà nước.

7. Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Vân Điềm (2012), Giáo trình Quản trị nhân

lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

8. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Luật Sửa đổi,

bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức được Quốc hội thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2019.

9. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Cán bộ,

Công chức được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008

10. Trần Thị Quỳnh (2016), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sỹ kinh tế. 11. Đoàn Văn Tình (2015), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

cấp xã, góp phần xây dựng chính quyền địa phương vững mạnh, Bài viết đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước ngày 18/03/2015.

12. UBND thành phố Thái Nguyên (2017-2019), Báo cáo số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã năm 2017, 2018, 2019.

13. UBND thành phố Thái Nguyên (2017-2019), Báo cáo kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức cấp xã năm 2017, 2018, 2019.

14. UBND thành phố Thái Nguyên (2017-2019), Báo cáo kết quả khám sức khỏe định kì cho cán bộ, công chức cấp xã năm 2017, 2018, 2019.

15. UBND thành phố Thái Nguyên (2019), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội thành phố Thái Nguyên năm 2019, phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm 2020.

PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT

Những thông tin này nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài: “Thực

trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Thái Nguyên”. Tôi cam kết các thông tin cá nhân của Quý vị sẽ hoàn toàn

được giữ bí mật và không cung cấp cho bất kỳ ai. Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý vị. Xin chân thành cảm ơn!

I. Thông tin cá nhân

1. Họ và tên:………...………..………. 2. Đơn vị công tác:………...………....…….………

II. Thông tin phỏng vấn

Ông (Bà) hãy cho biết ý kiến của mình về các nội dung dưới đây theo thang điểm từ 1 đến 5, trong đó: 1: “Rất không đồng ý”; 2: “Không đồng ý”; 3: “Phân vân”; 4: “Đồng ý”; 5: “Rất đồng ý”.

1. Công tác tuyển chọn cán bộ

TT Nội dung lấy ý kiến Khoanh tròn 1 lựa

chọn phù hợp nhất

1 Thực hiện theo đúng các chủ trương của Đảng,

chính sách pháp luật của Nhà nước 1 2 3 4 5

2 Đảm bảo tính công bằng, khách quan, dân chủ và

cạnh tranh trong tuyển chọn CBCC 1 2 3 4 5

3

Xuất phát từ yêu cầu công việc về năng lực công tác, trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống

1 2 3 4 5

2. Công tác quy hoạch cán bộ

ST

T Nội dung lấy ý kiến

Khoanh tròn 1 lựa chọn phù hợp nhất

Trung ương, của Tỉnh ủy, thành ủy Thái Nguyên

2 Công tác quy hoạch cán bộ được thực hiện

nghiêm túc, công khai, minh bạch 1 2 3 4 5

3 Công tác quy hoạch cán bộ được thực hiện đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu cán bộ

4 Có thực hiện rà soát, bổ sung cán bộ hoặc đưa ra

khỏi quy hoạch những cán bộ không đủ điều kiện 1 2 3 4 5

3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng

TT Nội dung lấy ý kiến Khoanh tròn 1 lựa

chọn phù hợp nhất

1 Hàng năm cơ quan có xây dựng kế hoạch đào

tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBCC 1 2 3 4 5

2 Lãnh đạo UBND xã, phường luôn tạo điều kiện

cho CBCC học tập nâng cao trình độ 1 2 3 4 5

3 Cơ quan gắn kết quả đào tạo, bồi dưỡng của

CBCC với công tác quy hoạch, đánh giá CBCC 1 2 3 4 5

4. Công tác nhận xét, đánh giá cán bộ

STT Nội dung lấy ý kiến Khoanh tròn 1 lựa chọn phù hợp nhất

1 Có ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện

việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức 1 2 3 4 5

2 Việc đánh giá, phân loại CBCC được thực

hiện công khai, minh bạch, đúng quy định 1 2 3 4 5

3

Gắn kết quả phân loại CBCC với công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật

5. Công tác sử dụng, luân chuyển cán bộ ST

T Nội dung lấy ý kiến

Khoanh tròn 1 lựa chọn phù hợp nhất

1 Việc bố trí sử dụng CBCC được thực hiện dựa

trên năng lực, sở trường của CBCC 1 2 3 4 5

2 Công tác luân chuyển cán bộ được thực hiện đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định

3 Công tác luân chuyển cán bộ được thực hiện

thường xuyên, đảm bảo tính kế thừa, ổn định 1 2 3 4 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 93 - 100)