Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 83 - 86)

5. Kết cấu của đề tài

3.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

3.4.2.1. Một số hạn chế

- Về trí lực của cán bộ, công chức cấp xã

+ Vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn về chuyên môn và về lý luận. Trong đó, năm 2017 có 36 cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn (33 cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn cả về chuyên môn và lý luận; 03 cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn về lý luận). Năm 2018 có 26 cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn (26 cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn cả về chuyên môn và lý luận; 01 cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn về lý luận). Năm 2019 có 21 cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn (19 cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn cả về chuyên môn và lý luận; 02 cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn về lý luận).

+ Do trình độ các mặt của một số cán bộ, công chức cấp xã còn thấp so với yêu cầu, nhiệm vụ, nên mặc dù đã qua đào tạo, bồi dưỡng nhưng do đầu vào không bảo đảm nên chất lượng sau đào tạo, bồi dưỡng không cao, các lớp bồi dưỡng chủ yếu là ngắn hạn nên hiệu quả thấp dẫn đến cán bộ không biết việc để làm hoặc không đủ khả năng để thực hiện nhiệm vụ.

+ Một số chức danh cán bộ cấp xã tuy đã đạt tiêu chuẩn về trình độ, nhưng do độ tuổi cao, năng lực hạn chế lại chưa đủ điều kiện nghỉ hưu, chưa có chính sách hỗ trợ hợp lí nhằm động viên, khuyến khích các cán bộ trên nghỉ việc nên chưa thể bố trí, bổ nhiệm được cán bộ trẻ để thay thế.

+ Còn một số cán bộ, công chức cấp xã vẫn chưa thực sự chủ động học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngại nghiên cứu, thay đổi tư duy khi có những thay đổi trong chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.

- Về kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao: Vẫn còn tình trạng cán bộ,

công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Thái Nguyên bị phân loại ở mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ. Năm 2017, có 22 cán bộ, công chức cấp xã bị phân loại ở mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực, chiếm tỷ lệ 4,0%; 02 cán bộ, công chức cấp

xã được phân loại ở mức không hoàn thành nhiệm vụ, chiếm tỷ lệ 4,0%. Năm 2018, có 24 cán bộ, công chức cấp xã được phân loại ở mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực, chiếm tỷ lệ 3,8%. Năm 2019, có 23 cán bộ, công chức cấp xã bị phân loại ở mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực, chiếm tỷ lệ 3,6%.

- Công tác cán bộ vẫn còn một số hạn chế: chưa xây dựng được hệ

thống tiêu chí, quy trình, phương pháp đánh giá cán bộ khoa học, do vậy công tác đánh giá cán bộ chưa thật sự đảm bảo khách quan, đầy đủ, chính xác, kết quả đánh giá cán bộ vẫn chưa được như mong muốn; một số địa phương thực

hiện công tác quy hoạch cán bộ còn hình thức, tính khả thi chưa cao; chưa có

chế độ đãi ngộ hợp lý để thu hút cán bộ, công chức có tài năng bổ sung vào lực lượng cán bộ, công chức cấp xã của thành phố. Việc sàng lọc cán bộ, công chức cấp xã có biểu hiện vi phạm phẩm chất, đạo đức lối sống ra khỏi đội ngũ cán bộ, công chức còn chậm, chưa kịp thời; chủ trương luân chuyển cán bộ lãnh đạo giữa các phường, xã để khắc phục tình trạng cục bộ địa phương còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu. Sự quản lý, giám sát, quan tâm, tạo điều kiện đối với cán bộ luân chuyển chưa được quy định rõ, dẫn đến việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ sau luân chuyển còn bất cập.

3.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

- Một số cấp ủy đảng chưa nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác cán bộ nên trong nhận thức đánh giá, sử dụng cán bộ còn có biểu hiện chủ quan, chưa thật công tâm, còn lúng túng trong công tác quy hoạch cán bộ, chưa gắn việc quy hoạch với việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ, bố trí sử dụng và tạo nguồn cán bộ.

- Do cơ chế cũ để lại, nhiều cán bộ, công chức cấp xã chưa được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ dẫn đến trình độ, năng lực của một số cán bộ, công chức cấp xã đến nay vẫn còn hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

chưa thể hiện rõ nên trong công tác đề bạt, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt có nơi, có lúc còn lúng túng, thiếu sự quan tâm, quyết tâm, chưa mạnh dạn đột phá, vẫn ưu tiên người có kinh nghiệm, trong khi nhiều cán bộ, công chức có năng lực lại không được thử thách, từ đó làm giảm quyết tâm và ý chí phấn đấu của đội ngũ cán bộ, công chức, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công việc.

- Một số chủ trương về công tác cán bộ được đảng bộ thành phố đề ra nhưng thiếu các biện pháp thực hiện đồng bộ hoặc chậm được triển khai thực hiện. Một số cơ chế chính sách và những quy định pháp lý chưa chuyển đổi kịp với những vấn đề phát sinh hoặc chưa phù hợp với điều kiện thực tế ở cơ sở.

- Bộ máy tổ chức cán bộ và đội ngũ làm công tác tổ chức cán bộ còn nhiều hạn chế về năng lực trình độ chuyên môn, cũng như kinh nghiệm thực tiễn. Bên cạnh đó, nhiều cơ chế chính sách ban hành thiếu đồng bộ, chưa hoàn chỉnh. Nhận thức của một số cán bộ, đảng viên về các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ, luân chuyển cán bộ còn chưa sâu sát, phiến diện dẫn đến kết quả thực hiện chưa sát với yêu cầu đề ra.

- Còn một số cán bộ, công chức cấp xã có tư tưởng bảo thủ, ngại thay đổi, chậm đổi mới tư duy, không chủ động trong học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Chương 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)