5. Kết cấu của luận văn
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Đề tài đƣợc nghiên cứu theo phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết và thu thập thông tin thông qua tài liệu và khảo sát thực tế tại Agribank chi nhánh Phú Bình. Số liệu khảo sát thực tế từ 2 nguồn: Thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp.
2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp là các số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Tác giả căn cứ vào các tài liệu đã đƣợc công bố, các báo cáo, số liệu thống kê tình hình tín dụng đối với DNNVV của Agribank chi nhánh Phú Bình qua các thời kỳ. Cụ thể nhƣ sau:
- Căn cứ vào dữ liệu đƣợc lƣu trữ và các báo cáo thƣờng niên của Agribank chi nhánh Phú Bình từ năm 2017-2019. Các số liệu về hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng đối với DNNVV tại chi nhánh.
- Căn cứ vào Chiến lƣợc phát triển Agribank đến năm 2030 để đƣa ra mục tiêu cũng nhƣ định hƣớng hoạt động của Agribank chi nhánh Phú Bình trong thời gian tới.
- Căn cứ vào Quy định về công tác tổ chức cán bộ trong hệ thống Agribank. Quyết định này quy định rất cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình tín dụng với
2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Để thu thập đƣợc số liệu sơ cấp phục vụ quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra sau đó tiến hành phỏng vấn trực tiếp hoặc phát phiếu cho đối tƣợng điều tra sau đó thu về và tiến hành xử lý số liệu.
- Đối tƣợng điều tra: luận văn thực hiện thu thập thông tin từ hai nhóm đối tƣợng: + CBNV tại Chi nhánh Phú Bình: khảo sát để thu thập thông tin về. chi phí văn phòng phẩm, chi phí đi lại,...
+ Khách hàng là các DNNVV: khảo sát để thu thập thông tin về chất lƣợng tín dụng từ đó xây dựng các giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng, tác giả chia các DNNVV theo ngành nghề hoạt động.
- Chọn mẫu điều tra:
+ Đối với cán bộ nhân viên: Tổng số CBNV tại chi nhánh Phú Bình tính đến hết ngày 31/12/2019 là 75 ngƣời. Số lƣợng nhân viên ít nên tác giả điều tra toàn bộ với 75 phiếu điều tra.
+ Đối với khách hàng là các DNNVV: Tính đến hết ngày 31/12/2019, Agribank chi nhánh Phú Bình có 796 khách hàng là DNNVV có giao dịch tín dụng với ngân hàng. Căn cứ vào quy mô nguồn khách hàng tín dụng DNNVV của Agribank chi nhánh Phú Bình và các chi phí khi tiến hành điều tra nhƣ chi phí văn phòng phẩm, chi phí đi lại,... tác giả tiến hành điều tra thu thập số liệu sơ cấp theo công thức Slovin nhƣ sau:
n = N/(1 + N*e2)
Trong đó N là tổng số DNNVV sử dụng dịch vụ tín dụng của chi nhánh, n là số DNNVV cần điều tra, e là sai số cho phép (nghiên cứu sử dụng e = 5%). Qua đó xác định đƣợc số khách hàng là các DNNVV cần phỏng vấn là: n = 214.
Để đánh giá chính xác chất lƣợng tín dụng từ đó xây dựng các giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng, tác giả chia các DNNVV theo ngành nghề hoạt động. Tác giả sử dụng cách chọn mẫu theo tỷ lệ giữa số lƣợng doanh nghiệp cần điều tra trên tổng số doanh nghiệp và tỷ lệ các DNNVV chia theo 3 nhóm ngành nghề, theo đó số lƣợng các DNNVV cần khảo sát là:
Bảng 2.1. Số lƣợng các DNNVV khảo sát phân theo ngành nghề kinh doanh Ngành nghề doanh nghiệp Tông số DNNVV Số lƣợng điều tra
Công nghiệp, xây dựng 243 94 Thƣơng mại, dịch vụ 342 68
Nông, lâm nghiệp 136 42
Ngành khác 75 10
Tổng số mẫu điều tra 796 214
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
- Phƣơng pháp điều tra:
Tác giả dùng một hệ thống các câu hỏi theo những nội dung xác định nhằm thu thập thông tin khách quan liên quan đến các tiêu chí về dịch vụ tín dụng đối với các DNNVV.
- Nội dung phiếu điều tra:
Bảng câu hỏi điều tra sẽ đƣợc chia thành hai phần chính:
Phần I: Thông tin cá nhân/doanh nghiệp tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra khảo sát.
Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể đƣợc lựa chọn từ phần vấn đề cần giải quyết, xoay quanh vấn đề cung cấp dịch vụ tín dụng DNNVV tại Agribank chi nhánh Phú Bình.
- Tổ chức điều tra:
Mỗi đối tƣợng trong mẫu đƣợc chọn điều tra tác giả phát 1 phiếu điều tra. Phƣơng pháp điều tra đƣợc thực hiện đan xen, kết hợp giữa phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu gửi lại rồi thu phiếu sau.
- Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo đƣợc tính nhƣ sau:
Bảng 2.2. Thang đo Likert
Thang đo Phạm vi Ý nghĩa
5 4,21 - 5,0 Rất tốt
4 3,41 - 4,20 Tốt
3 2,61 - 3,40 Khá
2 1,81 - 2,60 Trung Bình
2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu
Sau khi thu thập đƣợc các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ƣu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...
Toàn bộ số liệu thu thập đƣợc xử lý bởi chƣơng trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lƣợng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết nhƣ số tuyệt đối, số tƣơng đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê là hệ thống các phƣơng pháp dùng để thu nhập xử lý và phân tích các con số (mặt lƣợng) của những hiện tƣợng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Sau khi tính toán số liệu ta tiến hành so sánh số liệu giữa các năm. Từ đó đƣa ra đƣợc những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp và tính toán số liệu về việc nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với DNNVV tại Agribank chi nhánh Phú Bình từ năm 2017 đến năm 2019. Từ những nhận xét đánh giá đƣa ra các kết luận về việc nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với DNNVV tại Agribank chi nhánh Phú Bình, những thuận lợi, khó khăn; những ƣu điểm, nhƣợc điểm còn tồn tại.
2.2.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Phân tích tổng hợp là chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy bằng cách tổng hợp và đúc kết lại.
Trong luận văn, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp nhằm phân chia các nội dung của công tác nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với DNNVV thành các vấn đề nhỏ. Tác giả tiến hành phân tích từng nội dung nhỏ và tổng hợp lại để rút
ra những mặt đạt đƣợc và hạn chế trong công tác nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Phú Bình
a. Thu nhập từ hoạt động tín dụng
Một khoản tín dụng đƣợc đánh giá là có chất lƣợng khi khoản tín dụng đó tạo ra thu nhập cho ngân hàng. Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng tồn tại và phát triển. Hoạt động tín dụng có lãi chứng tỏ ngân hàng không chỉ thu đƣợc vốn đủ khả năng chi trả cho các khoản chi phí mà còn có thêm lợi nhuận.
Tỷ lệ thu nhập từ HĐTD = Thu nhập từ HĐTD * 100% Tổng thu nhập của ngân hàng
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản tín dụng của ngân hàng. Nó cho biết tỷ lệ lãi phát sinh từ hoạt động tín dụng trên một đơn vị thu nhập là bao nhiêu. Với cùng một mức thu nhập, nếu ngân hàng nào giảm đƣợc chi phí đầu vào càng nhiều thì tỷ lệ thu nhập càng lớn, chứng tỏ ngân hàng hoạt động tốt. Điều này góp phần tạo nên chất lƣợng tín dụng tốt.
b. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng
Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng =
Dƣ nợ tín dụng kỳ này - Dƣ nợ tín dụng kỳ trƣớc
* 100% Dƣ nợ tín dụng kỳ trƣớc
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trƣởng tín dụng của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này tăng dần qua các năm thì tốc độ tăng trƣởng tín dụng ngày càng đƣợc nâng cao hay ngân hàng đang có xu hƣớng mở rộng hoạt động tín dụng.
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu hoạt động tín dụng đối với DNNVV của Agribank chi nhánh Phú Bình
a. Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là những khoản cho vay đến hạn mà khách hàng không trả đƣợc số tiền trong hợp đồng tín dụng và tiền lãi của số tiền đó và không đƣợc ngân hàng gia hạn. Đây là những khoản nợ có độ rủi ro cao và ngân hàng có khả năng mất vốn.
Chỉ tiêu này càng nhỏ thì chất lƣợng tín dụng càng cao. Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu đƣợc dùng để đánh giá chất lƣợng tín dụng cũng nhƣ rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn * 100% Tổng dƣ nợ
Trong nền kinh tế thị trƣờng rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là tất nhiên. Do đó nợ quá hạn của ngân hàng là tất yếu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, sinh lời và tăng khả năng cạnh tranh ngân hàng phải cố gắng giảm thiểu tỷ lệ nợ quá hạn. Chỉ tiêu trên rất quan trọng để đánh giá chất lƣợng tín dụng ngắn hạn.
Chỉ tiêu này giúp cho ngân hàng quản lý rủi ro các khoản cho vay. Chỉ tiêu này còn chịu ảnh hƣởng của chính sách xoá nợ của ngân hàng, nếu ngân hàng thực hiện xoá nợ quá nhanh thì tỷ lệ này sẽ ở mức thấp nhất nhƣng không có ý nghĩa thực tiễn.
b. Tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu là các khoản tiền cho khách hàng vay, mà khó hoặc không thể thu hồi đƣợc do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán... Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét chất lƣợng tín dụng của ngân hàng thông qua việc đánh giá cả thời hạn quá hạn của khoản vay và tiêu chí đánh giá rủi ro của khoản vay. Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dƣới chuẩn (từ nhóm 3 tới nhóm 5) và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Tỷ lệ an toàn là dƣới 3% theo thông lệ quốc tế. Nợ xấu đƣợc phản ánh rõ nhất qua chỉ số:
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu * 100% Tổng dƣ nợ
- Tỷ lệ 3% thì hiệu quả cho vay của ngân hàng xấu.
- Tỷ lệ ≤ 3% thì dƣ nợ tín dụng càng nhỏ, tỷ lệ nợ quá hạn thấp thì chất lƣợng tín dụng ngày càng cao.
c. Nhóm chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng
Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Mục đích của việc sử dụng dự phòng rủi ro của một ngân hàng là nhằm bù đắp tổn thất đối với những khoản nợ của ngân hàng xảy ra trong trƣờng hợp khách hàng
không có khả năng chi trả do giải thể, phá sản, chết, mất tích, hoặc khi khoản nợ đƣợc xếp vào nhóm 5.
Dự phòng tín dụng đƣợc tính trên số dƣ nợ gốc của khách hàng bao gồm: (i) Dự phòng cụ thể - để bảo hiểm rủi ro cụ thể cho từng khoản vay; (ii) Dự phòng chung - bảo hiểm các rủi ro chung không xác định trong danh mục tín dụng và toàn bộ dự phòng đƣợc tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Việc sử dụng dự phòng đƣợc sử dụng theo nguyên tắc là sử dụng dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ trƣớc, phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, và cuối cùng nếu phát mãi tài sản không đủ thu hồi nợ thì mới sử dụng dự phòng chung. Mỗi ngân hàng cần có cách tính dự phòng phù hợp vừa đủ để bù đắp rủi ro vừa tránh để chi phí tăng cao ảnh hƣởng đến thu nhập ròng. Các chỉ số thể hiện DPRR tín dụng:
- Tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng
Tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng = DPRR tín dụng trích lập * 100% Dƣ nợ bình quân
Tùy theo mức độ rủi ro mà tổ chức tín dụng phải trích lập DPRR từ 0 đến 100% giá trị khoản vay. Nhƣ vậy nếu ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỉ lệ này càng cao.
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng đối với DNNVV của Agribank chi nhánh Phú Bình
Để đánh giá chất lƣợng dịch vụ tín dụng đối với DNNVV, luận văn sử dụng các chỉ tiêu về:
- Mức độ tuân thủ các nguyên tắc, điều kiện tín dụng đối với DNNVV. - Hồ sơ, thủ tục vay vốn đối với DNNVV minh bạch, rõ ràng.
- Thời gian xử lý hồ sơ tín dụng đối với DNNVV. - Thái độ phục vụ của nhân viên tín dụng tại chi nhánh.
- Nhân viên tín dụng có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. - Cơ sở vật chất của ngân hàng hiện đại.
- Lãi suất, phí tín dụng của ngân hàng là hợp lý.
- Thời gian hoạt động của chi nhánh thuận tiện. - Nhân viên hiểu rõ nhu cầu cụ thể của các DNNVV. - Uy tín của ngân hàng.
- Thực hiện đúng quy trình tín dụng đối với DNNVV tại chi nhánh. - Mức độ hài lòng của các DNNVV về dịch vụ tín dụng tại chi nhánh.
Thông qua đánh giá 4 tiêu chí trên để đánh giá chất lƣợng phục vụ về các dịch vụ tín dụng đối với DNNVV, thu hút đƣợc nhiều khách hàng nhƣng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng.
Nhƣ vậy, để đánh giá chất lƣợng tín dụng của một ngân hàng, chúng ta có thể đánh giá qua rất nhiều các chỉ tiêu định lƣợng về tính toán các tỷ lệ hoặc các chỉ tiêu định tính.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ BÌNH
3.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Phú Bình
3.1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Phú Bình
3.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Phú Bình (Agribank - Chi nhánh Phú Bình) là Ngân hàng chi nhánh trực thuộc Agribank - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Hoạt động theo luật Ngân hàng Nhà nƣớc, và điều lệ của Agribank do thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc phê duyệt. Từ khi chuyển đổi cơ chế, Agribank - Chi nhánh Phú Bình tập trung khắc phục những yếu kém trƣớc đây, coi đó là điều kiện để tồn tại và phát triển. Đến nay Agribank-Chi nhánh Phú Bình đã và đang hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi.
Thực hiện chủ chƣơng chính sách của Đảng và nhà nƣớc phát triển kinh tế