Di tích gắn liền với sự kiện cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cuả Lê Lợi a Di tích lịch sử đền Cửa Lũy

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) khai thác và sử dụng tư liệu các di tích lịch sử của huyện anh sơn vào dạy học lịch sử trong chương trình trung học phổ thông (Trang 25 - 28)

Lợi a. Di tích lịch sử đền Cửa Lũy

Nằm dưới dãy núi Kim Nhan, di tích đền Cửa Lũy được xây dựng trên một khu đất rộng rãi, thoáng đãng thuộc xóm 1, xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

Đền được lập đầu tiên là để thờ Thánh Mẫu Lũy Sơn. Theo lời kể của các cụ cao niên ở địa phương và một số tài liệu còn lưu truyền, thì đền Cửa Luỹ được lập nên để thờ Thánh Mẫu Lũy Sơn – người đã có công chăm sóc cho nghĩa quân Lam Sơn trong những năm kháng chiến chống quân Minh của Lê Lợi tại miền núi Nghệ An.

Tương truyền: Sau khi san phẳng đồn Đa Căng (Thanh Hóa), thắng lớn

ở Bồ Đằng (Quỳ Châu), nghĩa quân Lam Sơn tiến hành bao vây thành Trà Lân. Để bảo vệ an toàn cho nghĩa quân, không cho giặc Minh từ đồng bằng tấn công lên giải vây cho thành Trà Lân, tại Cửa Gió (Cửa lũy) – nơi gặp nhau giữa dãy núi đá hiểm trở Trốc Đồng và Thung Rất, chi có một

18

con đường độc đạo đi qua, nghĩa quân đã đắp đất lũy, lập đồn (doanh trại) chốt lũy rất kiên cố. Lúc bấy giờ do không hợp với thủy thổ, đường hành quân gian nan, cuộc sống rừng núi hết sức khó khăn, gian khổ, ... nên nghĩa quân thường xuyên bị ốm đau, dịch bệnh.

Trước tình cảnh đó, dưới trướng của một tướng quân có một Nữ y tình nguyện đi chăm lo sức khỏe cho nghĩa quân. Cô là một nữ y có đức tính cần cù, đầy lòng nhân hậu, luôn tận tâm, tận lực chăm lo, cứu chữa sức khỏe cho binh sỹ. Nhờ sự tận tụy đó, sức khỏe của nghĩa quân được bảo đảm, góp phần vào chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn tại miền tây Nghệ An, được mọi người tin yêu, quý trọng, tôn vinh như một ân nhân.

Một hôm, doanh trại bị dịch sốt rét hoành hành, thuốc thang thiếu thốn nghiêm trọng. Để có đủ thuốc cứu chữa cho mọi người, cô không quản ngại khó khăn, gian khổ, một mình vượt núi băng rừng đi tìm các phương thuốc quý. Trên đường đi, do đã kiệt sức, cô dựa vào một gốc cây cổ thụ ven đường ngồi nghỉ và rồi không gượng dậy được. Không thấy cô về, quân sỹ tản đi các hướng để tìm kiếm và đưa cô về doanh trại trong trạng thái mê man, bất tỉnh, nhưng tay vẫn nắm chặt bó lá thuốc vừa hái được.

Ngày hôm sau, cô qua đời. Vô cùng thương tiếc người nữ y tận tụy đã quên mình vì sự nghiệp chăm lo sức khỏe cho binh sỹ với mong muốn góp sức cùng non sông xã tắc, chống giặc giặc Minh, giành độc lập chủ quyền cho đất nước. Vị tướng quân đã cho binh sỹ an táng cô tại trên một vùng đất gần vọng gác Cửa

Lũy, về sau, vùng đất có mộ cô này được nhân dân gọi là cánh Đồng Cô.

Một lần, tướng quân cùng binh sỹ ra viếng mộ cô. Sau khi viếng xong, trên đường tuần hành trận tuyến, bỗng thấy một con thỏ trắng từ gốc cây cổ thụ (nơi cô ngồi nghỉ lần cuối) chạy ra giữa đường ngăn bước tiến của tướng quân, lượn ba vòng quanh đoàn tướng quân rồi biến mất. Thấy đây có thể là điềm dữ, vị tướng quân ra lệnh quân sỹ quay về và tuần tra, canh gác doanh trại cẩn mật. Sáng hôm sau, bắt được một toán thám báo của quân Minh, chúng khai rằng:

nhận lệnh đi ám sát vị tướng trấn giữ vùng đất này. Lại có truyền thuyết (theo ông Ninh Viết Giao, trong sách Tục thờ thần và thần tích Nghệ An) kể rằng: Trong một trận giao chiến với quân Minh, Lê Lợi và các tướng sỹ phải chạy vào một khu rừng để lẫn tránh, nhưng quân Minh vẫn bám riết sau lưng. Gấp quá, Lê Lợi phải chạy vào bụi kín. Quân Minh bu xung quanh đưa giáo xỉa vào mình Vương, Vương phải lấy đất chùi vết máu. Chúng cho chó săn vào lùng sục, đánh hơi. Bỗng từ gốc cây, một con Chồn trắng chạy ra, chó đuổi theo con Chồn. Thế là Lê Lợi được thoát. Lê Lợi cho rằng Thỏ trắng hay Chồn trắng đều chính là Nữ y hiện hình cứu mạng, liền cho quân sỹ dựng đền thờ ngay dưới gốc cây cổ thụ mà thỏ trắng xuất hiện và lấy tên là đền Lũy Sơn ( hay đền Cửa Lũy). Đền nổi tiếng linh nghiệm, nên Nữ y được vua Minh Mạng phong là “Bạch y thánh mẫu Lũy Sơn”, đến đời vua Khải Định phong là “Dực bảo Trung hưng

19

Thượng đẳng thần” . Rất tiếc, do chiến tranh, đền bị bom đạn tàn phá, những sắc phong đó cũng không còn. Sau này, được sự cho phép về chủ trương của các cấp và sự đóng góp công đức của gia đình ông bà Tráng (phường Lê Lợi, Thành phố Vinh), đền được khôi phục lại. Và cũng chính lần tu bổ, phục hồi này, từ tín ngưỡng thờ vị thần chính là Nữ y(Thánh Mẫu Lũy Sơn) nhân dân nơi đây đã tôn vinh và phát triển thành tín ngưỡng thờ Lê Lợi và các tướng sĩ của ông, Tam Tòa Thánh Mẫu, tứ phủ công đồng (Hưng Đạo Đại Vương), Phật, ... Đây cũng là biểu hiện của tam giáo đồng nguyên thường gặp ở các đền chùa nông thôn Việt Nam.

Về sau, để tưởng nhớ những công lao to lớn của những anh hùng kiệt xuất trong chống giặc ngoại xâm giành và bảo về nền đọc lập tự chủ của dân tộc thời phong kiến, nhân dân nơi đây còn lập bài vị thờ Lê Lợi – người lãnh đạo nhân ta giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; thờ Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn – vị chỉ huy tài giỏi với ba lần đánh thắng giặc Mông – Nguyên đướ thời trần.

Trong đời sống tâm linh, đền của Lũy còn thờ:Tam Toà Thánh Mẫu: Mẫu Đệ nhất (Mẫu Liễu Hạnh), Mẫu đệ nhị (Mẫu Thượng Ngàn), Mẫu đệ tam (Mẫu Thoải), Phật, tượng Cửu Long, tượng Tuyết Sơ:., tượng Thuyết Pháp, tượng Niết bàn, tam Thế, Quan Âm

Đền Cửa Luỹ là nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân, ngoài những ngày sóc, vọng, nhân dân thường đến đây thắp hương cầu mong sự bình yên, no ấm. Còn có những ngày như:

- Ngày 3 tháng 3: Giỗ Mậu

- Ngày 8 tháng 4: Khánh đản Phật Thích Ca.

- Ngày 15 tháng 7: Ngày cúng Chúng sinh

- Ngày 20 tháng 8: giỗ Cha (Đức Thánh Trần)

- Ngày 22 tháng 8: Giỗ Lê Lợi

Nhân dân khắp nơi lại tề tựu về đây tổ chức tế lễ, nhằm tri ân những vị thần, thánh đã có công với dân với nước, giúp làng trong cuộc sống.

Đền được xây dựng trên một khu đất đẹp, phong cảnh hữu tình, nơi gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi trong những năm kháng chiến chống quân Minh trên đất Nghệ An.

Ngày 06 tháng 9 năm 2011 Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An có Quyết định số 3598/QĐ-UBND-VX về việc công nhận Đền Cửa Lũy xã Hoa Sơn là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.

20

Hình 06: Đền Cửa Lũy

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) khai thác và sử dụng tư liệu các di tích lịch sử của huyện anh sơn vào dạy học lịch sử trong chương trình trung học phổ thông (Trang 25 - 28)

w