- Sử dụng dạy mục 2 của III ( bài 22 – Lịch sử 12 cơ bản): Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ và mục IV ( bài 23 – Lịch sử 12 cơ bản): Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
- Mục đích sử dụng: nhằm giúp các em thấy được sự được sự hi sinh của các chiến sĩ quân đội ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ là vô cùng to lớn, cao quý và thiêng liêng vì độc lập hòa bình cho cả dân tộc, nó hoàn toàn khác với sự hi sinh của những người lính Mĩ bởi một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Đây
34
cũng là một minh chứng sáng ngời, chân thành cho tinh thần đoàn kết gắn bó giữa Việt Nam và Lào trong chống kẻ thù chung. Qua đó giao dục các em lòng biết ơn sâu sắc đối với các chiến sĩ đã hi sinh trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước, hiểu sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị hai nước Việt Lào.
- Phương pháp: Giáo viên cho học sinh tìm hiểu trước khi học bài chính khóa khoảng 5 đến 7 ngày. Giáo viên hướng dẫn các em tìm hiểu qua mạng intanex vào trang: Nghĩa trang Việt – Lào hoặc qua tài liệu sách vở, ra một số câu hỏi cho các em chuẩn bị: Trình bày hiểu biết của em về nghĩa trang Quốc tế Việt Lào; cảm nghĩ của em về sự hi sinh anh dũng của các chiến sĩ trong cuộc kháng Chiến chống Mĩ qua nghĩa trang quốc tế Việt – Lào?; Tìm hiểu mối quan hệ Việt – Lào qua các thời kỳ lịch sử.
+Giáo viên: Trong quá trình dạy trên lớp đến các phần cần sử dung Nghĩa trang Việt – lào đã nếu ở trên, giáo viên cho học sinh trình bày ngắn gọn phần đã chuẩn bị. Giáo viên sử dụng các hình ảnh: Hình 10,11,12,13 để minh họa và cụ thể hóa sự kiện
Khi học sinh lớp 12 học về thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ( 1954 – 1975), giáo viên có thể tổ chức các em tham quan Nghĩa trang Quốc tế Việt – Lào. Sau buổi tham quan, giáo viên tổ chức một cuộc thi hùng biện giữa các nhóm với chủ đề: hãy trình bày những hiểu biết của em về nghĩa trang Quốc tế Việt – Lào; cảm nhận của em về sự hi sinh của các chiến sĩ trong kháng chiến chống Mỹ qua Nghĩa trang Quốc tế Việt – Lào? Suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với tổ quốc?. Qua đó không chỉ giúp các em biết cụ thể về nghĩa trang Việt – Lào, hiểu sâu sắc hơn về kiến thức lịch sử thời kỳ chống Mỹ cứu nước mà còn giáo dục các em lòng yêu nước niềm tự hào dân tộc, lòng biết ơn những người đã hi sinh anh dũng để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. (Sản phẩm phần phụ lục 4)
5.2.2. Sử dụng tư liệu những di tích tiêu biểu của huyện Anh Sơn để thiết kếchuyên đề : “ Lịch sử Nghệ An qua các di tích tiêu biểu” trong tài liệu lịch chuyên đề : “ Lịch sử Nghệ An qua các di tích tiêu biểu” trong tài liệu lịch sử địa phương Nghệ An (Tiết 45: Lịch sử địa phương lớp 12)
a. Mục têu:
- Về kiến thức: Giúp học sinh biết đước những di tích lịch sử tiêu biểu gắn liền với những sự kiện, những nhân vật lịch sử nổi nổi bật của tỉnh Nghệ An và huyện Anh Sơn qua các thời kỳ
-Tư tưởng: qua học tập các di tích lịch sử nâng cao ý thức gìn giữ bảo tồn các di tích, lòng biết ơn sâu sắc công lao của cha ông trong quá trình dựng nước và giữ nươc.
-Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ nag tự tìm hiểu, nghiên cứu khái quát, liên hệ các sự kiện.
- Định hướng năng lực:
35
+ Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, ngăng lực ngôn ngữ…
+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực miêu tả, tái hiện sự kiện, năng lực sử dụng kênh hình, phân tích, liên hệ, thực hành bộ môn…