Có kế hoạch đi khảo sát, tìm hiểu nghiên cứu kỹ về tư liệu các di tích lịch sử tiêu biêu trên địa bàn nhằm thu thập được những nguồn tư liệu chính xác

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) khai thác và sử dụng tư liệu các di tích lịch sử của huyện anh sơn vào dạy học lịch sử trong chương trình trung học phổ thông (Trang 47 - 51)

tiêu biêu trên địa bàn nhằm thu thập được những nguồn tư liệu chính xác

- Trước khi dạy tiết học có sử dụng di tích lịch sử địa phương, giáo viên phải giao nhiệm vụ cho từng nhóm học sinh về tìm hiểu nghiên cứu kiến thức liên quan. Đặc biệt là phần liên quan đến kiến thức trong bài học.

-Do thời lượng một tiết dạy trên lớp nên giáo viên phải biết chọn những tài liệu nào tiêu biểu và sinh động nhất tránh tham lam, ôm đồm về kiến thức. Nếu có điều kiện thuận lợi thì đưa học sinh đến các di tích để có được trải nghiệm thực tế.

Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong qua trình thực hiện đề tài, rất mong các đồng nghiệp tham khảo và bổ sung ý kiến để đề tài hoàn thiện hơn

3. Kết luận

Đề tài tập trung giải quyết vấn đề khai thác và Sử dụng di tích lịch sử địa phương tiêu biểu vào dạy học lịch sử dân tộc nhằm giúp học sinh đạt được kết quả học tập cao nhất về tất cả các mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Đây là hoạt động giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách thông minh, vận dụng một cách sáng tạo vào thực tế . Điều này quan trọng và đòi hỏi nhiều công sức, lao động sáng tạo, ý thức tinh thần trách nhiệm cao của mỗi giáo viên đối với quê hương, đất nước và cần đòi hỏi phát triển năng lực tư duy và hành động của mình trước khi truyền tải cho học sinh, cho nên phải nắm vững lý luận, thực tiễn về kiến thức các di tích lịch sử nhất là những di tích tiêu biểu trên địa bàn huyện nhà

Do đây là một vấn đề mới, thời gian có hạn, cùng với kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều nên tôi mạnh dạn trình bày quan điểm của mình về vấn đề khai thác và sử dụng các di tích lịch sử tiêu biểu trên địa bàn vài dạy học lich sử ở trường trung học phổ thông. Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong rằng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp giáo viên và học sinh trường THPT Anh Sơn 3 nói riêng, các đồng nghiệp và học sinh các trường bạn trên địa bàn huyện Anh Sơn nói chung đưa vào sử dụng đạt hiệu quả cao hơn.

Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân đã hết sức cố gắng những không thể tránh khỏi những sai sót cơ bản. Vậy kính mong sự góp ý chân thành, khách quan từ các đồng nghiệp.

4. Kiến nghị:

Trong quá trình thực hiện và hoàn thiện đề tài bản thân tôi có nhiều trăn trở, băn khoăn về những vấn đề lịch sử địa phương được đề cập trong đề tài cũng như những vấn đề còn lại nhằm phục vụ dạy học ở trường THPT trên địa bàn. Bởi vậy, qua đây tôi xin mạo muội đề xuất một số ý kiến sau:

40

Những giáo viên bộ môn cần phải chủ động nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sưu tầm tài liệu lịch sử địa phương, chọn lọc kiến thức và vận dụng vào quá trình dạy học bộ môn để hình thành cho các em học sinh có cái nhìn toàn diện hơn về lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc.

Kính mong Ban chấp hành Huyện ủy huyện Anh Sơn nghiên cứu tổng hợp các nguồn tư liệu lịch sử địa phương theo từng lĩnh vực, cung cấp nguồn tài liệu cho các trường học trên địa bàn để giáo viên và học sinh thuận tiện hơn trong quá trình giảng dạy và học tập.

Cuối cùng tác giả mong muốn đề tài được các đồng nghiệp trong huyện nhà biết đến và vận dụng thiết thực vào dạy học bộ môn góp phần nhỏ nhằm giúp học sinh hiểu biết thêm những giá trị lịch sử, văn hóa của quê hương mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

41

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Ban chấp hành Đảng bộ huyện Anh Sơn – Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam huyện Anh Sơn – Tập I (1930 – 1963) – Nhà xuất bản Nghệ An 2003

2. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Anh Sơn – Anh Sơn trong dòng chảy lịch sử dân tộc – Nhà xuất bản Nghệ An 2013

3. Nguyễn Khắc Sử, Bùi Vinh – Viện khảo cổ học Hà Nội 2009 - Hang Đồng Trương – Nghệ An: Kết quả khai quật và giá trị lịch sử

4.Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị ( chủ biên) Phương pháp dạy học lịch sử. nxb giáo dục Hà Nội 1998 và bổ sung 1999, 2000.

5. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tung, Nguyễn Thị Côi: Phương pháp dạy học lịch sử. NXB đại học sư phạm 2002

6. Nguyễn Cảnh Minh (chủ biên), lịch sử địa phương,NXB Giaos dục 1999

7. Bộ giáo dục và đào tạo, sách giáo khoa lịch sử 10. NXB Giáo dục 2006

8. Bộ giáo dục và đào tạo, sách giáo khoa lịch sử 12. NXB Giáo dục 2006

9. Bộ giáo dục và đào tạo, sách giáo viên lịch sử 10. NXB Giáo dục 2006

10. Bộ giáo dục và đào tạo, sách giáo viên lịch sử 12. NXB giáo dục 2006

11. Bộ giáo dục và đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn lịch sử 10. NXB Giáo dục 2006

12. Bộ giáo dục và đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn lịch sử 12. NXB Giáo dục 2006

13.Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An, một số chuyên đề lịch sử địa phương Nghệ An. NXB quốc gia Hà Nội 2015

42

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM Tiết 45.

Chuyên đề 3:

LỊCH SỬ NGHỆ AN QUA CÁC DI TÍCH TIÊU BIỂUI. MỤC TIÊU I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

-Giúp học sinh nắm được

+ Những kiến thức về các di tích lịch sử tiêu biểu của tỉnh Nghệ An và huyện Anh Sơn

+ Qua những di tích lịch sử tiêu biểu các hiểu cụ thể hơn về các sự kiện lịch sử của dân tộc.

2. Tư tưởng:

- Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước,

- Trân trọng và giữ gìn các di tích ở nơi mình sinh sống

- Rèn luyện HS tu dưỡng để tiếp tục góp công bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch, xây dưng quê hương ngày càng giàu đẹp

3. Kỹ năng:

- Rèn luyện học sinh kỹ năng tự nghiên cứu, tìm hieur, khám phá, liên hệ lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương mình. Qua đó đánh giá các sự kiện lịch sử, khái quát vấn đề, rút ra bài học

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự hoc, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ

-Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện lịch sử; thực hành bộ môn, sử dụng đồ dùng trực quan; nhận xét về sự kiện, đam mê môn học

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) khai thác và sử dụng tư liệu các di tích lịch sử của huyện anh sơn vào dạy học lịch sử trong chương trình trung học phổ thông (Trang 47 - 51)