Thực trạng rủi ro trong cho vay HSX tại NHNO &PTNN Hoài Đức

Một phần của tài liệu 078 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY hộ sản XUẤT tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HOÀI ĐỨC,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 53)

NHNO&PTNN Hoài Đức có doanh số cho vay HSX chiếm tỷ trọng lớn. Do đặc tính của HSX trên địa bàn huyện hoạt động trong nhiều ngành nghề nên cho vay HSX có rất nhiều rủi ro lớn. Rủi ro trong cho vay phát triển kinh tế hộ đang là vấn đề được quan tâm thường xuyên của ban lãnh đạo ngân hàng cũng như đội ngũ CBTD của đơn vị.

Bảng 2.8: Cơ cấu các nhóm nợ cho vay HSX giai đoạn 2010 - 2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 +,- % +,- % NQH 15,792 16,394 16,932 +0,602 +3,81 +0,538 +3,28 Dư nợ HSX 450,074 516,348 549,376 +66,274 +14,73 +33,028 +6,4 Tỷ lệ NQH 3,51 3,17 3,08 -0,34 -9,69 -0,09 -2,84

(Nguồn: NHNO&PTNT Hoài Đức Báo cáo thường niên 2010 - 2012)

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

48

Nợ nhóm 1 là nợ đủ tiêu chuẩn và lành mạnh, nhóm này chiếm đa số trong cơ cấu nợ và tỷ trọng của nó ngày càng tăng (96,49% dư nợ HSX năm 2010, 96,83% dư nợ HSX năm 2011, 96,92% dư nợ HSX vào năm 2012). Năm 2010, nợ đủ tiêu chuẩn đạt 434,282 tỷ đồng, con số này vào năm 2011 là 499,954 tỷ đồng và 532,444 tỷ đồng vào năm 2012. Điều này chứng tỏ tình hình RRTD của chi nhánh ngày càng chuyển biến tích cực hơn. Sau đây ta cũng xem xét đến thực trạng rủi ro cho vay HSX qua các chỉ tiêu: nợ quá hạn, nợ xấu, dự phòng RRTD, khả năng bù đắp rủi ro.

2.3.1 Dư nợ quá hạn HSX và tỷ lệ NQH HSX tại NHNO&PTNT Hoài ĐứcBảng 2.9: Tình hình nợ quá hạn HSX giai đoạn 2010 - 2012

(%) (%) (%) 10 - 90 14,995 94,95 15,529 94,72 16,093 95,04 91 - 180 0,206 1,3 0,402 2,45 0,407 2,4 181 - 360 0,069 0,44 0,053 0,32 0,031 0,1 8 >360 0,522 3,31 0,41 2,51 0,401 2,3 8 Tổng cộng 15,792 100 16,394 100 16,932 100

(Nguồn: NHNO&PTNT Hoài Đức Báo cáo thường niên 2010 - 2012)

Biểu đồ 2.4: Tmh hình tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2010 - 2012

Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy: nợ quá hạn HSX về con số tuyệt đối thì tăng (nợ quá hạn năm 2010 15,792 tỷ đồng, năm 2011 là 16,394 tỷ đồng, năm 2012 là 16,932 tỷ đồng) nhưng tốc độ tăng của nợ quá hạn nhỏ hơn tốc độ tăng dư nợ HSX nên tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay HSX của ngân hàng giảm (tốc độ tăng

trưởng của dư nợ lần lượt là +14,73% và +6,4% nhưng tốc độ tăng của nợ quá hạn chỉ là +3,81% và +3,28%). Điều này phản ánh hiệu quả cho vay HSX đã được cải thiện, những nỗ lực trong việc phòng ngừa và hạn chế nợ quá hạn tại NHNO&PTNT Hoài Đức. Tuy nhiên với tỷ lệ nợ quá hạn cao như vậy vẫn ảnh hưởng không tốt tới chất lượng tín dụng, giảm lợi nhuận của ngân hàng, đòi hỏi ngân hàng cần phải nâng cao hơn nữa công tác hạn chế và xử lý nợ quá hạn.

*Phân tích cơ cấu nợ quá hạn HSX

Bảng 2.10: Nợ quá hạn HSX theo thời gian quá hạn 2010 - 2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỷ lệ NQH(%) tiềnSố NQH(%)Tỷ lệ tiềnSố NQH(%)Tỷ lệ 1.NQH 15,792 100 16,394 ĩõõ 16,932 ĩõõ Ngắn hạn 12,397 785 13,097 79,89 13,625 80,47 Trung dài hạn 3,395 215 3,297 20,11 3,307 19,53 (Nguồn: NHN O&PT NT ' Hoài Đức áo cáo t lường niên 2010 - 2011)

(Nguồn: NHNO&PTNT Hoài Đức Báo cáo thường niên 2010 - 2012)

Nhận xét cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian quá hạn: Qua biểu đồ tỷ trọng nợ quá hạn từ 10 - 90 ngày chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian quá hạn. Năm 2010, nợ quá hạn từ 10 - 90 ngày là 14,995 tỷ đồng, chiếm 94,95%. Năm 2011, con số này là 15,529 tỷ đồng, tương đương 94,72% và năm 2012 là 16,093 tỷ đồng, tương đương 95,04%. Có cùng xu hướng tăng lên về tỷ trọng trong cơ cấu nợ quá hạn đó là nhóm nợ quá hạn từ 90 - 180 ngày. Năm 2010 chiếm 1,3%, năm 2011 chiếm 0,402% và năm 2012 chiếm 2,4%. Ngược lại với xu hướng trên thì tỷ trọng của 2 nhóm nợ quá hạn 180 - 360 ngày và nợ quá hạn >360 ngày lại giảm về quy mô và tỷ trọng. Đối với nhóm nợ quá hạn từ 180 - 360 ngày, năm 2010 chiếm 0,44%, năm 2011 chiếm 0,32%, năm 2012 chiếm 0,18%. Nhóm nợ quá hạn >360 ngày chiếm 3,31% vào năm 2010, 2,51% vào năm 2011, 2,38% vào năm 2012. Có thể nói trong cơ cấu nợ quá hạn thì thời gian quá hạn trung bình của

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

50

nợ quá hạn giảm đi, điều này là dấu hiệu của sự hiệu quả sử dụng vốn tăng lên nhờ những nỗ lực từ các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro mà chi nhánh đã đặt làm vấn đề trọng tâm trong các năm 2011, 2012. Tuy nhiên nhận thấy tỷ trọng của nợ quá hạn >360 ngày vẫn rất cao trong cơ cấu nợ quá hạn. Đây là nhóm nợ quá hạn mang lại rủi ro cao nhất cho ngân hàng. Tuy đã có xu hướng giảm nhưng năm 2012, con số này vẫn ở mức 2,38% nợ quá hạn. Điều này đòi hỏi chi nhánh cần phải có những biện pháp quyết liệt hơn nữa trong công tác thu hồi nợ quá hạn.

2.3.1.3 Nợ quá hạn HSX theo loại hình cho vay và theo ngành kinh tế

*Nợ quá hạn theo loại hình cho vay

Bảng 2.11: Cơ cấu nợ quá hạn HSX theo loại hình cho vay 2010 - 2012

Nợ quá hạn 15,792 100 16,394 100 16,932 100 Nông nghiệp 7,221 45,73 7,017 42,8 7,00 5 41,37 Tiểu thủ CN 3,437 21,76 3,115 19 3,04 17,95 T.Mại và dịch vụ 5,107 32,34 4,967 30,3 4,24 8 25,09 Xây dựng 0,027 0,17 1,295 7,9 2,63 9 15,59

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nợ quá hạn theo loại hình cho vay giai đoạn 2010 - 2012

Nhận xét: Tỷ lệ nợ quá hạn HSX của NHNO&PTNT Hoài Đức chủ yếu là trong cho vay ngắn hạn tỷ trọng nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn ngày càng tăng lên. Năm 2010, nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn là 12,397 tỷ đồng, tương đương 78,5%. Năm 2011, con số này là 13,097 tỷ đồng và chiếm 79,89%. Năm 2012, nợ quá hạn trong cho ngắn hạn là 13,625 tỷ đồng, chiếm 80,47%. Tất nhiên, ngược với xu hướng đó, tỷ trong nợ nợ quá hạn trong cho vay trung và dài hạn giảm từ 21,5% năm 2010 xuống 20,11% năm 2011 và 19,53% năm 2012. Nguyên nhân là do cơ cấu cho vay của NHNO&PTNT Hoài Đức chủ yếu là dành cho nợ ngắn hạn, không tập trung vào nhiều cho vay trung dài hạn, thực tế là ở các PGD Cát Quế, PGD Ngãi Cầu và PGD Sơn Đồng đều không có thẩm quyền cho vay trung dài hạn mà những dự án cho vay dài hạn phải trình lên trụ sở của NHNO&PTNT Hoài Đức tại thị trấn Trạm Trôi để xem xét và giải quyết. Bên cạnh đó, các hộ vẫn còn ở quy mô nhỏ, ít kiến thức về giá cả, thị trường, trình độ kỹ thuật, quản lý còn hạn chế, yếu kém nên kết quả SXKD của một số hộ vẫn chưa tốt, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ làm tỷ lệ nợ ngắn hạn còn cao. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn cho vay trung dài hạn HSX chiếm tỷ trọng nhỏ trong tỷ lệ nợ quá hạn HSX nhưng ngân hàng vẫn phải chú ý quan tâm nhiều hơn nữa bởi đây là các khoản vay có giá trị lớn, thời gian đầu tư dài có thể đem lại nhiều rủi ro cho ngân hàng do sự biến động bất thường của nền kinh tế.

*Cơ cấu nợ quá hạn theo ngành nghề kinh tế

Bảng 2.12: Cơ cấu nợ quá hạn HSX theo ngành nghề kinh tế 2010 - 2012

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 ± ST ± (%) ± ST ± (%) Nợ xấu 0,797 0,865 0,839 +0,068 +8,532 -0,026 -3,01 Dư nợ 450,074 516,348 549,376 +66,274 +14,725 +33,028 +6,34 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,177 0,168 0,153

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu nợ quá hạn HSX theo ngành nghề kinh doanh 2010 - 2012

Đơn vị: % Năm 2010 Năm 2012 ,17 32,34 Năm 2011 19

■ N quá h n cho vayợ ạ

nông nghi pệ

■ N quá h n cho vayợ ạ

ti uể

th CNủ

■ N quá h n cho vayợ ạ

TM VaDV

Nhận xét: Nợ quá hạn trong cho vay nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao: 45,73% năm 2010, 42,8% năm 2011, 41,37% năm 2012. Điều này là bởi vì cho vay nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ HSX. Tỷ trọng nợ quá hạn trong lĩnh vực này có xu hướng giảm. Chăn nuôi năm 2010 chịu thiệt hại nặng nề của nhiều đợt dịch bệnh khác nhau như đợt dịch lợn tai xanh, cúm gia cầm và lở mồm long móng với hàng trăm con lợn, đàn gà bị thiêu hủy vì thế các hộ không có tiền trả nợ cho ngân hàng và đại lý thức ăn gia súc khác. Năm 2011, 2012, tỷ trọng các khoản nợ quá hạn trong lĩnh vực này giảm do các dịch bệnh đã được dập tắt và kiểm soát, tình hình thu nợ từ các hộ này có dấu hiệu khả quan hơn. Tỷ trọng nợ quá hạn trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ có xu hướng giảm mạnh hơn vì những năm gần đây, trên địa bàn huyện, hai ngành nghề này đang có tốc độ phát triển nhanh hơn các ngành khác nên khả năng trả nợ của các HSX trong ngành nghề này cũng được cải thiện. Riêng đối với xây dựng, nợ quá hạn có hướng tăng nhanh cả về quy mô và tỷ trọng. Đây chủ yếu là nằm trong những món vay dài hạn. Thị trường bất động sản vẫn chưa khởi sắc khiến các HSX trong lĩnh vực xây dựng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Năm 2011, con số nợ quá hạn trong lĩnh vực này là 1,295 tỷ đồng tương đương 7,9%. Số nợ này sang năm 2012 lại càng khó đòi hơn cộng thêm các món vay khác đáo hạn làm tỷ trọng nợ quá hạn trong cho vay xây dựng lên tới 15,59% (2,639 tỷ đồng).

2.3.2.Dư nợ xấu HSX và tỷ lệ nợ xấu HSX

Bảng 2.13: Tình hình nợ xấu giai đoạn 2010 - 2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 +,- % +,- % DN HSX 450,07 4 516,348 549,376 +66,274 + 14,73 +33,028 +6,4 DPC 1,11 2,02 3,22 +0,91 +81,98 +1,2 +59,4 DPCT 2,68 2,39 1,72 -0,29 -10,82 -0,67 -28,03 Tổng DP 3,79 4,41 4,94 +0,62 + 16,36 +0,53 +12,0 Tỷ lệ trích lập D P 0,842 0,854 0,899

(Nguồn: NHNO&PTNT Hoài Đức Báo cáo thường niên 2010 - 2012)

Biểu đồ 2.7: Tinh hình nợ xấu HSX giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị: %

♦Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay HSX của NHNO&PTNT Hoài Đức được đánh giá là khá thấp so với tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống NHNO&PTNT trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn (1,5%). Hơn nữa tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng giảm dần. Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu là 0,177%, năm 2011 là 0,168% và năm 2012 là 0,153%. Tốc độ tăng trưởng của dư nợ xấu nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay HSX nên tỷ lệ nợ xấu giảm đi. Với tỷ lệ như vậy đã chứng tỏ ngân hàng đảm bảo được chất lượng cho vay HSX, đồng thời các khoản vay tốt hơn sẽ tạo đà thúc đẩy

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

54

mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và HSX ngày càng bền vững. Đây là kết quả của những nỗ lực của ban lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên trong việc giảm nợ xấu. Xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2011 là công việc giảm nợ xấu và thu hồi nợ đã xử lý rủi ro. Vì vậy chi nhánh đã quyết liệt bằng các biện pháp như phân loại khách hàng, áp dụng các biện pháp thu hồi nợ phù hợp với từng đối tượng khách hàng, nhờ sự hỗ trợ của cơ quan chính quyền địa phương. Nhờ các biện pháp tích cực, nợ xấu đã giảm so với năm 2010. Đến năm 2012, nợ xấu giảm do ngân hàng tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát và quản lý hồ sơ chặt chẽ, bên cạnh đó ngân hàng còn thực hiện các biện pháp thu hồi các khoản nợ xấu một cách quyết liệt, dứt khoát. Tuy nhiên như đã phân tích ở phần nợ quá thời theo thời gian quá hạn thì nợ xấu lại tập trung ở nhóm 5, điều này cho thấy mức độ rủi ro mất vốn vẫn còn tương đối cao. Ngân hàng nên có biện pháp xử lý đối với riêng nhóm nợ này.

2.3.3 Tình hình trích lập dự phòng và khả năng bù đắp rủi ro của ngânhàng hàng

khi rủi ro xảy ra

2.3.4 Tình hình trích lập dự phòng tại NHNO&PTNT Hoài Đức

Bảng 2.14: Tình hình trích lập dự phòng RRTD HSX giai đoạn 2010 - 2012

Hệ số khả năng bù đắp rủi ro mất vốn 7,26

1 10,756 12,319

Hệ số khả năng bù đắp RRTD 4,75

5

5,098 5,888

(Nguồn: NHNO&PTNT Hoài Đức Báo cáo thường niên 2010 - 2012) Ta nhận thấy dự phòng RRTD được trích lập tăng qua các năm: Năm 2010: 3,79 tỷ đồng. Năm 2011 là 4,41 tỷ đồng, tăng 0,62 tỷ đồng, tương đương +16,36%. Năm 2012 là 4,94 tỷ đồng, tăng 0,53 tỷ đồng, tương đương +12,02%. Dự phòng chung được trích lập có xu hướng tăng nhanh. Năm 2010: 1,11 tỷ đồng, năm 2011 là 2,02 tỷ đồng, tăng 0,91 tỷ đồng, tương đương +81,98%, năm 2012 là 3,22 tỷ

55

đồng, tăng 1,2 tỷ đồng, tương đương +59,4%. Sở dĩ dự phòng chung có xu hướng tăng nhanh như vậy vì trong cơ cấu dư nợ thì tỷ trọng các nhóm 1, 2, 3 đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là nhóm 1 - nợ đủ tiêu chuẩn. về dự phòng cụ thể lại có xu hướng ngược lại, có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2010: 2,68 tỷ đồng, năm 2011 là 2,39 tỷ đồng, giảm 0,29 tỷ đồng, tương đương -10,82%, năm 2012 là 1,72 tỷ đồng, giảm 0,67 tỷ đồng, tương đương -28,03%. Sở dĩ trích lập dự phòng cụ thể có xu hướng giảm dần vì trong cơ cấu dư nợ HSX thì tỷ trọng nợ nhóm 4 và nhóm 5 giảm, mà đây là những nhóm nợ có tỷ lệ trích lập dự phòng cao (50% và 100%) khiến cho dự phòng cụ thể của ngân hàng giảm đi. Tỷ lệ dư phòng có xu hướng tăng nhẹ từ 0,842% năm 2010 lên 0,854 tỷ đồng năm 2011 và 0,899 tỷ đồng năm 2012. Đây là tỷ lệ trích lập dự phòng khá ổn định qua các năm. Trong điều kiện dư nợ HSX tăng 14,73% và 6,4% qua các năm mà tỷ lệ trích lập dự phòng ổn định như vậy thì đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy biện pháp phòng ngừa RRTD HSX mà NHNO&PTNT Hoài Đức thực hiện đã có hiệu quả.

2.3.3.1 Khả năng bù đắp rủi ro của ngân hàng khi rủi ro xảy ra Bảng 2.15: Các hệ số khả năng bù đắp rủi ro mất vốn và RRTD

giai đoạn 2010 - 2012

Qua bảng số liệu trên ta thấy dự phòng rủi ro luôn đảm bảo bù đắp được nợ mất vốn, RRTD. Các hệ số khả năng bù đắp rủi ro mất vốn, hệ số khả năng bù đắp RRTD qua các năm đều lớn hơn 1 và có xu hướng tăng dần qua các năm. Điều này chứng tỏ công tác quản lý các khoản rủi ro tín dụng của chi nhánh đang được cải thiện theo chiều hướng tích cực. Mức độ an toàn, uy tín và khả năng thanh khoản của ngân hàng cũng được tăng lên.

1.4 Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro NHNO&PTNN Hoài Đức đã

thực hiện

1.4.1 Các biện pháp ngăn chặn nợ quá hạn HSX mới phát sinh

*Thực hiện chính sách tín dụng chung theo từng thời kỳ

Chính sách tín dụng bao gồm hệ thống các quan điểm, chủ trương, định hướng, quy định chỉ đạo hoạt động và đầu tư của NHNO&PTNT trong từng thời kỳ. NHNO&PTNT Hoài Đức đã nghiêm túc thực hiện chính sách tín dụng do hội sở quy định như hạn chế cho vay trung, dài hạn HSX, các quy định về TSĐB khi cho vay HSX, cho vay khôi phục làng nghề truyền thống ở nông thôn...

Một phần của tài liệu 078 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY hộ sản XUẤT tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HOÀI ĐỨC,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w