Ma trận QSPM là công cụ để có thể quyết định lựa chọn chiến luợc nào là tốt nhất đối với doanh nghiệp. Ma trận QSPM sử dụng các yếu tố đầu vào nhờ phân tích các ma trận EFE, IFE và kết quả kết hợp của các phân tích ở ma trận SWOT để quyết định khách quan trong số các chiến luợc có khả năng thay thế tốt nhất. Tiến trình phát triển ma trận QSPM, có 6 buớc nhu sau:
Buớc 1: Liệt kê các cơ hội/mối đe dọa lớn bên ngoài và các điểm mạnh/điểm yếu quan trọng bên trong cột (1) các yếu tố này lấy từ ma trận EFE và IFE.
Buớc 2: Trong cột (2) điền các con số tuơng ứng với từng yếu tố trong cột phân loại của ma trận EFE bà IFE.
Buớc 3: Nghiên cứu các ma trận ở giai đoạn 2 và xác định chiến luợc có thể thay thế cần xem xét.
Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn (TAS) theo từng yếu tố: điểm được đánh giá từ 1 đến 4, với 1 là không hấp dẫn, 2 là hấp dẫn một ít, 3 khá hấp dẫn và 4 rất hấp dẫn.
Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn của mỗi chiến lược xét riêng đối với từng yếu tố thành công ghi ở cột 1 bằng cách nhân số phân loại với số điểm hấp dẫn trong mỗi hàng vào cột B.
Bước 6: Cộng dồn các điểm hấp dẫn cho ta tổng số điểm hấp dẫn của mỗi chiến lược.
Chi tiết bảng đánh giá ma trận QSPM đính kèm phụ lục số 06. Bảng đánh giá ma trận QSPM.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 khóa luận trình bày tổng quan cơ sở lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh, quản trị chiến lược kinh doanh và hoạch định chiến lược kinh doanh tại các doanh nghiệp. Trong đó có đề cập đến sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp. Chương 1 cũng trình bày quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp gồm bốn bước đó là: Xác định tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp; phân tích các yếu tố bên ngoài; phân tích các yếu tố nội bộ bên trong doanh nghiệp và phân tích, lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp. Bên cạnh đó chương 1 cũng đưa ra một số mô hình hữu ích hỗ trợ nhà quản trị trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh. Trên cơ sơ lý luận đó, chương 2 sẽ phân tích thực trạng quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh của NHTMCP Đại Chúng Việt Nam.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA NHTMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng Việt Nam
2.1.1. Thông tin tổng quát
Tên giao dịch: Ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng Việt Nam Tên bằng tiếng anh: Vietnam Public Joint Stock Commercial bank. Tên viết tắt: Pvcombank
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0101057919 so Sở kế hoạc đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 01/10/2013
Vốn điều lệ: 9.000 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu: 9.693 tỷ đồng Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng Tổng số cổ phần: 900.000.000 Địa chỉ: 22 Ngô Quyền, Hà Nội Số điện thoại: (+84) 0439426800 Số fax: (+84) 0439426796/79 Wevsite: www.Pvcombank .com.vn
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triểnPvcombank : Pvcombank :
Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam (Pvcombank ) được thành lập theo quy định số 279/GP-NHNN ngày 16/09/2013 của NHNN Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động 01/10/2013, trên cơ sở hợp nhất giữa tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây (Westernbank).
Pvcombank có tổng tài sản đạt 100.000 tỷ đồ ng, vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng, trong đó cổ đông lớn là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (chiếm 52%) và cổ đông chiến lược Morgan Stanley (6.7%), quy mô hoạt động tại 30 chi nhánh, 67 phòng giao dịch và 04 quỹ tiết kiệm tại các tỉnh thành trọng điểm của cả nướ c
Pvcombank đặt mục tiêu vươn tới vị trí top 5 ngân hàng có chỉ số an toàn nhất Việt Nam trước năm 2015, đứng đầu về cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực năng lượng của khu vực với tổng tài sản đến 2015 đạt 235.000 tỷ đồng.
Với phương châm “Khách hàng là trọng tâm”, Pvcombank cam kết không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, năng lực quản trị điều hành, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, hứa hẹn mở ra cơ hội phát triển ổn định bền vững, gia tăng lợi ích cho cổ đông, khách hàng với dịch vụ linh hoạt, thông minh và an toàn.
Bằng những thế mạnh sẵn có và nỗ lực không ngừng nhằm mang tới trải nghiệm về chất lượng dịch vụ tốt nhất cho mọi khách hàng, Pvcombank đang từng bước khẳng định uy tín và thương hiệu trên thị trường tài chính tiền tệ, trở thành một trong những ngân hàng lớn mạnh và quen thuộc với Đại chúng Việt Nam - Pvcombank “Ngân hàng không khoảng cách”.
2.1.3. Sản phẩm dịch vụ
Pvcombank hoạt động tất cả hoạt động của một tổ chức tín dụng, cụ thể hơn là ngân hàng. Bao gồm ngành nghề kinh doanh, các sản phẩm dịch vụ thông thường và các sản phẩm dịch vụ đặc trưng của ngân hàng.
❖ Hoạt động trung gian tiền tệ bao gồm:
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.
❖ Cấp tín dụng dưới các hình thức: - Cho vay
- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác - Bao thanh toán trong nước, bao thanh toán quốc tế.
❖ Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng
❖ Cung ứng các phương tiện thanh toán
❖ Cung ứng các dịch vụ thanh toán:
- Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thứ tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ.
- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế.
❖ Vay vốn ngân hàng nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định Luật NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNN Việt Nam.
❖ Mở tài khoản:
- Mở tài khoản thanh toán tại tổ chưc tín dụng khác
- Mở tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
❖ Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán
- Tổ chức thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia
- Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế
❖ Góp vốn mua cổ phần theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của NHNN Việt Nam
❖ Ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng
❖ Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư.
❖ Mua, bán trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp.
2.1.4. Mạng lưới phân phối
Quy mô hoạt động tại 30 chi nhánh, 67 phòng giao dịch và 04 quỹ tiết kiệm tại các tỉnh thành trọng điểm của cả nước. Các chi nhánh được mở rộng từ miề n Bắc đến miền Nam, đặc biệt là các thành phố và thị trấn lớn.
Nguồn vốn 2013 2014 2015
Các khoản nợ chính phủ và NHNNTổ chức bộ máy của Pvcombank được cơ cấu dưới hình thức công ty cổ- - 924.9 phần bao gồm:
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất tại Pvcombank, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và điều lệ của Pvcombank quy định.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan có trách nhiệm kiểm tra hoạt động tài chính của ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Pvcombank.
Tổng giám đốc: là người có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của
Ngân hàng theo đúng pháp luật nhà nước, các quy định của ngành, điều lệ, quy chế,
quy định
của Ngân hàng đồng thời là người tham mưu cho Hội đồng quản trị về mặt hoạch định các
mục tiêu, chính sách. Ban điều hành còn bao gồm các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán
trưởng và
các bộ máy chuyên môn nghiệp vụ là những người hỗ trợ Tổng Giám đốc về mặt điều hành.
Chức năng các đơn vị điều hành bao gồm các khối khối KHCN, khối KHDN, khối KHDN lớn, khối nguồn vốn và thị trường tài chính, khối quản trị ngồn nhân lực, khối vận hành, khối đầu tư, khối công nghệ thông tin, khối tài chính kế toán, khối quản trị rủi ro, khối xử lý nợ, trung tâm thẻ, khối văn phòng. Tại mỗi khối bao gồm các phòng ban khác nhau chuyên môn về lĩnh vực của khối.
Hiện cơ cấu tổ chức của Pvcombank chưa có bộ phận lập kế hoạch kinh doanh và thực hiện toàn bộ các quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh mà chỉ tập trung vào ban lãnh đạo.
Sở giao dịch/Chi nhánh và đơn vị trực thuộc: Theo mô hình kinh doanh hiện tại, đây là các đơn vị kinh doanh chiến lược của Pvcombank. Điểm yếu hiện nay trong mô hình các chi nhánh là sự giống nhau ở tất cả các chi nhánh, chưa xây dựng được mô hình riêng cho từng chi nhánh theo đặc điểm từng địa bàn, từng thị trường khác nhau theo các đối tượng khách hàng khác nhau. Đây cũng là mục tiêu chiến lược
2.1.6. Kết quả kinh doanh
❖Tình hình tổng tài sản và nguồn vốn của Pvcombank
Tổng tài sản của Pvcombank sau khi sáp nhập đến 31/12/2103 là 101,124.3 tỷ đồng sau một năm hoạt động tổng tài sản đã tăng lên 108,298.5 tỷ đồng vào 31/12/2104. Đây là năm đầu tiên mà Pvcombank đi vào xây dựng chiến lược và thực thi chiến lược sau khi mà đã có sự thay đổi về vốn, tài sản.
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: Số liệu từ báo cáo tài chính của Pvcombank, tác giả tổng hợp vẽ biều đồ.
Hình 2.2: Biểu đồ so sánh tốc độ tăng, giảm tổng tài sản năm 2013-2015 Bảng 2.1: Bảng số liệu về tình hình nguồn vốn đến 31/12/2015
Tiền gửi của khách hàng 49091.0 70954.9 64720.0 Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư cho vay
TCTD chịu rủi ro
4455.7 ^01 ^01
Phát hành giấy tờ có giá - 0.02 0.02 Các khoản nợ khác 18528.3 12980.6 6760.0 Vốn và các quỹ 9555.8 9693.9 10081.6 Lợi ích của cổ đông thiêu số 398.8 381.2 337.4 Tổng nguồn vốn 101124.3 108298.5 98605.5
Loại hình cho vay 2013 2014 2015
Tổng cho vay 40359.7 41963.7 39582.1
- Cho vay ngắn hạn
31480.6 35879.0 29211.1
- Cho vay dai hạn 8879.1 6084.7 10371.0
Cơ cấu nguon von đên 31/12/2015
■ Khoản nợ chính phủ và NHNN ■ Tiền gửi và vay các TCTD khác ■ Tiền gửi của khách hàng ■ Vốn tài trợ,ủy thác đầu tư
cho vay TCTD chịu RR
Nguồn: Số liệu từ báo cáo tài chính của Pvcombank, tác giả tổng hợp vẽ biều đồ
Hình 2.3.Biểu đồ cơ cấu nguồn vố của Pvcombank đến hết 31/12/2015
Nguồn: Số liệu từ báo cáo tài chính của Pvcombank, tác giả tổng hợp vẽ biều đồ.
Hình 2.4: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng nguồn vốn Pvcombank giai đoạn 2013 - 2015
> Đánh giá tình hình nguồn vốn của Pvcombank
Thông qua số liệu được tổng hợp trên bảng đồng thời được thể hiện trên biểu đồ về cơ cấu nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn trong giai đoạn 2013 - 2015. Năm 2013 mới sáp nhập còn nhiều khó khăn về cơ cấu tổ chức tuy nhiên sau một năm thực hiện tái cơ cấu trong giai đoạn 1 theo các chiến lược đã đề ra nguồn vốn của Pvcombank cũng tăng 7.174 tỷ đồng trong năm 2014, đến năm 2015 nguồn vốn bị giảm một phần không lớn so với hai năm trước để đảm bảo cân đối cho hoạt động.
Nhìn vào biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn của Pvcombank đến hết tháng 12/2015, ta thấy tiền tiết kiệm huy động từ khách hàng chiếm đa phần. Thể hiện uy tín và chất lượng kinh doanh từ nguồn vốn huy động từ khách hàng. Do sau sáp nhập và đổi tên từ Ngân hàng Westerbank thành Pvcombank thương hiệu của Pvcombank còn mới mẻ so với dân chúng và khách hàng nên việc Pvcombank vẫn tăng được nguồn vốn huy động trong năm 2014 tăng 21863.9 tỷ đồng so với năm 2013. Điều đó cho thấy Pvcombank đã nỗ lực trong hoạt động Marketing để khách hàng biết đến thương hiệu và sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
❖Hoạt động tín dụng.
Bảng 2.2: Số liệu tình hình cho vay của Pvcombank giai đoạn 2013 - 2015
Tổng doanh thu 1636.2 6904.6 6,186.1 Tổng chi phí 1902.6 6879.2 5972.9 Lợi nhuận trước thuế 33.7 162.2 72.1
Lợi nhuận ròng 28.7 151.9 70.7
Nguồn: Số liệu từ báo cáo tài chính của Pvcombank
Tổng dư nợ năm 2013 là 40359.7 tỷ đồng đến năm 2014 tăng lên 41963.7 tỷ đồng, mức tăng 1604 tỷ đồng, tuy nhiên đến năm 2015 tổng dư nợ lại có xu hướng giảm 2381.6 tỷ đồng, điều này cho thấy trong năm qua hoạt động của Pvcombank đang có chiều hướng đi xuống bởi đang t rong quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu giai đoạn 1, Pvcombank đang rất nỗ lực hoàn thành các chiến lược kinh doanh với đề án theo đúng cam kết với NHNN Việt Na m.
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: Số liệu từ báo cáo tài chinh của Pvcombank, tác giả tong hợp va ve bieu đồ
Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng tín dụng của Pvcombank giai đoạn 2013-2015
38
Nhận xét tình hình hoạt động tín dụng tại Pvcombank trong giai đoạn 3 năm: Trong ba năm vừa qua Pvcombank đã nỗ lực hoạt động và thực hiện các chiến lược kinh doanh đã vạch ra. Ngay sau một năm kể từ khi sáp nhập tình h ình tín dụng có xu hướng tăng lên. Nhưng sau đó 2 năm thì lại có chiều hướng giảm nhưng không giảm nhiều. Điều đó cho thấy Pvcombank đang gặp phải một số khó khăn trong quá trình tái cơ cấu, về tài chính, về nhân sự, về marketing Pvcombank còn đang hạn chế. Chính vì vậy Pvcombank cần có những chiến lược đúng đắn và phù hợp hơn để gia tăng tín dụng, gia tăng lợi nhuận. Từ đó việc hoàn thiện quy trình xây dựng chiến lược là sự cần thiết đối với Pvcombank.
❖Lợi nhuận
Bảng 2.3: Doanh thu, lợi nhuận của Pvcombank giai đoạn 2013 - 2015
Kết quả kinh doanh của Pvcombank trong ba năm 2013, 2014, 2015 có những thay đổi đáng ngờ. Cụ thể là năm 2014 tổ ng doanh thu, lợi nhuận đều tăng lên khoảng 6 lần so với kết quả của năm 2013. Tuy nhiên sang năm 2015 kết quả kinh doanh lại có chiều hướng giảm xuống tuy mức giảm không nhiều so với năm 2014 song cũng có phần ảnh hưởng bởi chiến lược kinh doanh trong giai đọan 2014 đến 2015 có những vấn đề tồn tại dẫn đến kết quả kinh doanh giảm. Để khắc phục kết quả này Pvcombank cần hoàn thiện một quy trình chiến lược kinh doanh phục vụ tốt hơn cho công tác hoạch định.
2.2. Thực trạng quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh tại NHTMCP Đại chúng.
Sau khi sáp nhập Ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng Việt Nam đã xây dựng được cho mình mục tiêu chiến lược và sứ mệnh. Tuy nhiên Pvcombank mới tập trung vào cơ cấu tổ chức và nhân sự cho toàn hệ thống sau khi có sự thay đổi về nguồn
vốn và tài sản qua thương vụ sáp nhâp PVNF(Công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam) vào tháng 10/2013 đồng thời Pvcombank cũng chưa đi vào xây dựng một chiến lược kinh doanh tổng thể cũng như các chiến lược kinh doanh cụ thể cho từng phân khúc, từng sản phẩm của Pvcombank.